Trẻ 3 tuổi bị viêm xoang: Nguyên nhân và hướng dẫn điều trị hiệu quả

4.8/5 - (10 bình chọn)

Viêm xoang là bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt phổ biến với trẻ nhỏ. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh gây ra nhiều khó chịu, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn trực tiếp cản trở sự phát triển của bé. Bởi vậy, các bố mẹ nên tìm hiểu đầy đủ những thông tin cần thiết về tình trạng trẻ 3 tuổi bị viêm xoang để chủ động phòng tránh và điều trị bệnh.

Trẻ 3 tuổi bị viêm xoang là do đâu?

Vùng xương sọ mặt gồm 4 xoang là xoang sàng, xoang trán, xoang bướm và xoang hàm. Đây chính là các khoang rỗng trên vùng xương sọ mặt, được chứa đầy không khí. Bên cạnh đó, trong xoang được lót bởi lớp niêm mạc là các mô mềm.

Được biết viêm xoang là tình trạng nhiễm trùng lớp màng niêm mạc lót trong các xoang. Tình trạng viêm nhiễm này gây ra hiện tượng phù nề, thu hẹp đường kính lỗ xoang, đặc biệt làm các dịch ứ đọng trong xoang không thoát ra ngoài được. Xoang có mối liên hệ mật thiết với mũi nên bệnh viêm xoang thường được gọi là viêm mũi xoang.

Trẻ 3 tuổi bị viêm xoang nguyên nhân do đâu
Trẻ 3 tuổi bị viêm xoang nguyên nhân do đâu

Viêm xoang ở trẻ em là bệnh phổ biến xảy ra ở những quốc gia nhiệt đới gió mùa. Bởi các nước này có điều kiện thích hợp để tác nhân gây bệnh phát triển, đặc biệt và vào các thời điểm giao mùa. Bệnh này cần điều trị trong thời gian dài, hơn nữa rất dễ tái phát và biến chứng thành bệnh mạn tính.

Đối với trẻ 3 tuổi mới chỉ có xoang sàng và xoang hàm, bởi vậy tình trạng viêm nhiễm chủ yếu xuất hiện tại hai xoang này và đa phần là viêm xoang sàng. Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ 3 tuổi bị viêm xoang bao gồm:

  • Vi khuẩn, virus: Khi cơ thể bị vi khuẩn và virus xâm nhập vào nguy cơ cao sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp trên hoặc bệnh cảm lạnh thông thường. Đây đều là những bệnh lý có khả năng dẫn đến viêm nhiễm xoang. Đặc biệt là: Virus cúm, vi khuẩn Streptococcus, Haemophilus, E.Coli,…
  • Dị ứng: Các dị nguyên dễ phát tán ngoài không khí như bụi bẩn, lông động vật, phấn hoa,.. đều có thể gây ra viêm xoang. Tình trạng này thúc đẩy việc sản xuất chất nhầy trong khoang mũi, gây sổ mũi, hắt hơi hay sưng môi mũi và cuối cùng là dẫn đến bệnh xoang.
  • Các yếu tố khác: Ngoài các nguyên nhân phía trên, còn có một số các yếu tố khác gây ra bệnh viêm xoang ở trẻ 3 tuổi như: Cấu trúc khoang mũi bị dị tật bẩm sinh, dị vật mắc trong mũi, chấn thương mũi, thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, trào ngược dạ dày thực quản.

Dấu hiệu cho thấy bé bị viêm xoang

Các triệu chứng viêm xoang ở trẻ em bộc phát khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi cũng như sức đề kháng của trẻ. Đối với trẻ 3 tuổi khi bị viêm xoang thường có các biểu hiện sau đây. Bố mẹ nên ghi nhớ để kịp thời phát hiện và điều trị ngay từ khi con mới chớm bệnh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Viêm xoang cấp tính

Cấp tính là tình trạng bệnh viêm xoang xảy ra đột ngột, các triệu chứng xuất hiện ồ ạt thường là ngay sau một đợt viêm đường hô hấp trên cấp tính. Các biểu hiện của viêm xoang cấp tính ở trẻ 3 tuổi bao gồm:

  • Sốt cao: Nhiệt độ cơ thể trẻ trên 38.5 độ C, thậm chí có thể lên đến 39 – 40 độ C.
  • Chảy nước mũi: Ban đầu dịch mũi loãng và có màu trắng trong. Vài ngày sau, nước mũi ngày càng đặc hơn, có màu vàng hoặc xanh.
  • Ho nhiều: Do dịch tiết ra từ xoang mũi chảy xuống họng, đi vào khí quản, phế quản nên khiến trẻ liên tục ho. Nếu không điều trị kịp thời tiếng ho sẽ ngày càng nặng hơn kèm theo đờm.
  • Hơi thở có mùi hôi: Viêm nhiễm tại xoang hoàn toàn có thể lây lan sang các khu vực lân cận, nhất là xuống vùng hầu họng. Từ đó làm cho cơ quan này cùng bị viêm nhiễm nặng dẫn đến hơi thở có mùi hôi khó chịu.
  • Một số dấu hiệu khác: Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể thấy một số biểu hiện khác của bệnh lý này ở trẻ như: Đau nhức đầu, đau ở ổ mắt, đau họng, đau răng, có cảm giác nặng ở vùng mặt,…
Sốt cao cũng là một trong những biểu hiện của bệnh xoang
Sốt cao cũng là một trong những biểu hiện của bệnh xoang

Viêm xoang mãn tính

Tình trạng viêm xoang mãn tính thường kéo dài trên 3 tháng, khó có thể điều trị dứt điểm với rất nhiều triệu chứng dai dẳng và gây khó chịu cho các bé. Cụ thể, bên cạnh các dấu hiệu viêm xoang cấp tính phía trên, các biểu hiện trẻ 3 tuổi bị viêm xoang mãn tính gồm có:

  • Sốt cao từng đợt: Trẻ bị sốt cao theo từng đợt, thời gian mỗi đợt sốt sẽ kéo dài vài ngày, thậm chí cả tuần.
  • Ngạt mũi, sổ mũi: Do dịch từ khu vực mũi xoang ngày càng nhiều, gây ra bít tắc đường thở, có thể làm trẻ phải thở bằng miệng.
  • Ho kéo dài: Đờm đọng ở họng ngày càng đặc sẽ khiến cơ thể ho nhiều hơn nhằm đẩy lượng đờm và mủ này ra ngoài. Điều này có thể khiến trẻ ho đến khàn cả tiếng.
  • Các biểu hiện khác: Đau tai, đau họng, viêm họng, giảm hoặc mất hoàn toàn khứu giác, ù tai…

Tùy vào tình trạng, mức độ của bệnh lý viêm xoang và sức khỏe của từng bé mà phụ huynh sẽ phát hiện các triệu chứng khác nhau. Tuy nhiên, nếu thấy hiện tượng trẻ sốt, ho và sổ mũi kéo dài thì cha mẹ nen cho con đi khám ngay để kịp thời phát hiện và có phương án điều trị phù hợp.

Xem thêm

Trẻ 3 tuổi bị viêm xoang có biến chứng nguy hiểm không?

Hệ thống miễn dịch của các bé 3 tuổi còn rất non nớt, bởi vậy khi trẻ bị viêm xoang kéo dài, có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy các bố mẹ cần hết sức lưu ý nhằm phát hiện và điều trị kịp thời cho con.

  • Viêm tai giữa: Tai mũi họng là 3 bộ phận có mối liên quan mật thiết với nhau. Bởi vậy, nếu hiện tượng viêm xoang mũi không được can thiệp kịp thời thì viêm nhiễm có thể lan sang hai tai do dịch viêm từ mũi chảy sang tai.
  • Viêm phế quản mạn tính: Đây là biến chứng phổ biến của cả bệnh viêm xoang hàm và xoang sàng. Biểu hiện thường thấy là trẻ sốt nhẹ về chiều, biếng ăn, thường bị ho và khạc ra đờm. Để kéo dài tình trạng này còn có thể dẫn tới ho ra máu.
  • Viêm họng mạn tính: Trẻ bị đau họng, nuốt vướng do dòng mủ liên tục từ xoang chảy xuống dưới họng. Ngoài ra còn có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như đầy bụng, ợ hơi, đánh trống ngực, nghẹt thở,…
  • Các bệnh liên quan tới mắt: Cụ thể như viêm dây thần kinh thị giác sau nhãn cầu, viêm túi lệ, mí mắt, viêm tấy ổ mắt, áp xe mí mắt,… Nguyên nhân do hệ thống xoang nằm trên khuôn mặt lại rất gần hai mắt nên những vi khuẩn viêm nhiễm từ vùng mũi, trán dễ lan rộng đến các dây thần kinh quanh mắt hoặc giác mạc.
  • Ảnh hưởng đến não bộ: Nguyên nhân do hiện tượng nhiễm trùng tại các xoang sau mũi lan rộng đến não bộ. Mặc dù tình trạng này hiếm gặp nhưng các bố mẹ vẫn cần hết sức lưu ý. Bởi hậu quả mà nó để lại cực kỳ nguy hiểm, ví dụ như áp xe não, viêm màng não, thậm chí là tử vong.
  • Một số biến chứng khác: Tình trạng viêm nhiễm kéo dài làm cho cơ thể trẻ bị suy yếu và dễ dẫn đến các bệnh lý khác. Trong đó phải kể đến như: viêm tủy xương, viêm tắc tĩnh mạch hang, hen suyễn,…

Điều trị bệnh viêm xoang cho trẻ 3 tuổi hiệu quả, an toàn

Thông thường để điều trị cho trẻ 3 tuổi bị viêm xoang sẽ có 3 phương pháp chính sau đây:

Thuốc Tây điều trị viêm xoang cho trẻ

Các loại thuốc chữa bệnh viêm xoang cho trẻ chủ yếu là kháng viêm, thuốc kháng sinh hay thuốc làm giảm phù nề niêm mạc. Bên cạnh đó, bố mẹ cần kết hợp rửa mũi cho con bằng khí dung hoặc nước muối sinh lý. Một số loại thuốc điều trị được sử dụng phổ biến là:

Thuốc Tây điều trị viêm xoang cho trẻ 3 tuổi
Thuốc Tây điều trị viêm xoang cho trẻ 3 tuổi
  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Erythromycin, Clarithromycin, Azithromycin,… Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại kháng sinh nhóm beta để làm giảm triệu chứng. Thời gian sử dụng một liệu trình thường dao động từ 7 – 14 ngày.
  • Thuốc chống sung huyết: Một số loại quen thuộc như Oxymetazoline 0.05% hay Xylometazolin 0.05% giúp khai thông đường thở và đẩy lùi triệu chứng.
  • Thuốc co mạch: Thuốc Xylometazolin 0.05% giúp hạn chế tình trạng sung huyết mũi. Liều dùng phù hợp cho bé khoảng 4 – 5 ngày.
  • Thuốc chống viêm Corticoid: Loại thuốc này được sử dụng tại chỗ giúp dẫn lưu xoang và làm giảm tình trạng phù nề.

Thuốc Tây tồn tại rất nhiều tác dụng phụ, có thể gây nguy hại trực tiếp đến thận, gan, dạ dày, đồng thời làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, thuốc xịt có thể làm khô niêm mạc mũi và dẫn đến chảy máu cam. Bởi vậy, phụ huynh chỉ nên dùng thuốc cho trẻ khi đã được các bác sĩ thăm khám cẩn thận.

Trẻ 3 tuổi bị viêm xoang chữa bằng thuốc Đông y

Điều trị viêm xoang ở trẻ em bằng những bài thuốc Đông y đang là giải pháp được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn hiện nay. Bởi các bài thuốc Đông y đều sử dụng nguyên liệu là các loại thảo dược có nguồn gốc từ tự nhiên. Chính vì vậy, các bố mẹ có thể yên tâm về độ lành tính, không gây nóng trong cho mọi đối tượng sử dụng, kể cả trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hay đang cho con bú.

Một số bài thuốc được nhiều người tin dùng hiện nay là:

  • Tiêu xoang linh dược thang: Bài thuốc nam này là thành quả nghiên cứu của các y bác sĩ Bệnh viện Tai mũi họng Quân dân 102. Cụ thể bài thuốc được bào chế từ hơn 30 dược liệu quý hiếm, sắc sẵn hoặc cô đặc để tiết kiệm tối đa thời gian cho người sử dụng. Thuốc có mùi thơm dịu nhẹ, rất dễ uống nên phù hợp với đối tượng trẻ em.
  • Bài thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Đỗ Minh Đường là nhà thuốc nổi tiếng với bề dày khám và chữa bệnh được truyền nối qua 5 đời lương y. Bài thuốc đặc trị viêm xoang tại đây đã nhận được phản hồi tích cực của rất nhiều bậc phụ huynh có con nhỏ mắc viêm xoang.

Mẹo dân gian hỗ trợ điều trị viêm xoang tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc Tây và Đông y, phụ huynh có thể thực hiện thêm một số phương pháp hỗ trợ tại nhà để cải thiện các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang cho các bé.

Bài thuốc dân gian trị viêm xoang cho trẻ tại nhà
Bài thuốc dân gian trị viêm xoang cho trẻ tại nhà

Giấm táo

Giấm táo nguyên chất được lên men tự nhiên mang lại rất nhiều dược tính tốt. Trong đó phải kể đến là các hoạt chất chống viêm, sát trùng cũng như kháng khuẩn axit lactic. Bởi vậy, rất nhiều trường hợp bệnh viêm xoang sau khi sử dụng giấm táo đều có kết quả tốt như: Các cơn đau vùng mặt và lượng chất nhầy trong mũi giảm đi đáng kể.

  • Nguyên liệu cần chuẩn bị: Giấm táo nguyên chất, nước ấm và mật ong.
  • Cách thực hiện: Bố mẹ trộn đều ba nguyên liệu trên theo tỷ lệ 1:3:1 rồi cho bé dùng uống trực tiếp. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha loãng giấm táo với nước rồi vệ sinh mũi cho bé.

Xông hơi nước và tinh dầu

Đây là biện pháp điều trị viêm xoang cho trẻ 3 tuổi tại nhà được rất nhiều các bác sĩ khuyến nghị. Phương pháp này có tác dụng khơi thông hốc mũi bị tắc. Đồng thời giúp tiêu diệt vi khuẩn gây hại và giảm triệu chứng đau đầu.

  • Nguyên liệu: Nước sôi, tinh dầu (3 giọt dầu hương thảo với 1 giọt dầu bạc hà hoặc 3 giọt dầu thông với 2 giọt dầu khuynh diệp).
  • Cách thực hiện: Tiến hành pha tinh dầu vào nước sôi, sau đó bố mẹ cho trẻ áp sát mũi vào mặt nước, hít thở sâu trong vòng 5 – 7 phút. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lấy một chiếc khăn trùm kín đầu bé cùng chậu nước để giảm thiểu lượng hơi nước mất đi.

Một số lưu ý khi điều trị cho trẻ 3 tuổi bị viêm xoang

Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, trong quá trình điều trị viêm xoang cho bé, các bố mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau đây để bệnh chóng khỏi:

Lưu ý khi điều trị viêm xoang cho trẻ
Lưu ý khi điều trị viêm xoang cho trẻ
  • Nên thường xuyên vệ sinh khoang mũi cho trẻ bằng các loại dung dịch nước muối sinh lý dịu nhẹ. Điều này nhằm giúp giữ ẩm cho khoang mũi và ngăn ngừa sự sinh sôi, phát triển của những vi sinh vật gây hại.
  • Cho bé dùng riêng các vật dụng cá nhân như: Bàn chải đánh răng, khăn mặt, cốc, bát, thìa,…
  • Chú ý giữ ấm cho vùng cổ, tay chân và ngực của trẻ trong điều kiện thời tiết lạnh.
  • Trong điều kiện thời tiết khô hanh, các bố mẹ nên lắp đặt trong phòng ngủ của trẻ máy tạo ẩm để giảm tình trạng khoang mũi bị khô.
  • Hạn chế để cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá và các yếu tố dễ gây dị ứng như bụi mịn, khói xe, lông thú nuôi. Bên cạnh đó, mỗi khi đi ra ngoài cần cho trẻ đeo khẩu trang đầy đủ.
  • Giữ vệ sinh chân tay, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh tránh để vi khuẩn có điều kiện xâm nhập vào cơ thể.
  • Hệ miễn dịch ở trẻ còn non nớt, bởi vậy không nên để trẻ tiếp xúc với các bệnh nhân viêm nhiễm đường hô hấp hay cảm lạnh thông thường.
  • Bổ sung vào thực đơn của trẻ những loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch như: Gừng, tỏi, gấc, cần tây, táo xanh, anh đào tươi, lựu, dầu cá, thịt ức gà,…
  • Bên cạnh đó, cha mẹ nên cho bé uống nhiều nước, đảm bảo đủ 1.5 lít nước/ngày để làm loãng dịch mũi và dễ dàng vệ sinh.
  • Ngoài ra, nên cho trẻ đi thăm khám định kỳ 6 tháng một lần và thực hiện tiêm chủng đầy đủ đúng theo quy định của Bộ Y tế.

Trẻ 3 tuổi bị viêm xoang tiềm tàng rất nhiều nguy hiểm vì cơ thể bé còn non nớt. Bởi vậy, các bố mẹ cần chú ý theo dõi thật sát sao và nhanh chóng đưa con đi khám để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn điều trị. Ngoài ra, bạn cần chú ý bổ sung đầy đủ dưỡng chất và giữ gìn vệ sinh thật tốt cho trẻ để quá trình chữa bệnh nhanh chóng đạt được kết quả tốt.

Tìm hiểu

Ngày Cập nhật 23/03/2022


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *