HO

Bệnh ho là một tình trạng bệnh lý tương đối phổ biến mà gần như ai cũng gặp ít nhất một lần trong cuộc đời. Có rất nhiều nguyên nhân gây ho khác nhau từ thời tiết, cơ thể dị ứng, cơ địa, môi trường, khí hậu, hoặc mắc bệnh về đường hô hấp,…. Vì thế chúng ta cần sớm phát hiện và điều trị tận gốc phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Định nghĩa

Thầy thuốc Ưu tú Lê Phương, Phó giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện cho biết: Ho là phản xạ không điều kiện mà con người có thể gặp phải khi tiếp xúc với một dị vật, yếu tố bất thường nào đó từ môi trường hoặc trong bản thân mỗi người.Phản xạ nhằm tống đờm, dịch nhầy, dị nguyên ở trong hệ thống đường hô hấp ra bên ngoài để các nhung mao được hô hấp và hoạt động một cách hiệu quả hơn.

Ho là phản xạ vô điều kiện mà mọi người có thể gặp
Ho là phản xạ vô điều kiện mà mọi người có thể gặp

Phân loại bệnh ho

Các bệnh về ho được phân loại thành nhiều loại khác nhau dựa trên hai yếu tố chính:Phân loại theo cấp độ:

  • Ho cấp tính: Đó là khi đường hô hấp ở một vị trí nào đó như tổ chức bạch huyết, phế quản, bị sự xâm chiếm của các loại vi khuẩn, virus gây bệnh gây sốt, cảm mạo. Thời gian gây bệnh và tự khỏi chỉ khoảng 1 – 3 tuần.
  • Ho mãn tính: Các triệu chứng của bệnh kéo dài từ 4 tuần trở lên, dai dẳng không khỏi, hoặc thường xuyên tái phát liên tục dù người không bị ốm, sốt. Ho mãn tính còn kéo theo một số những triệu chứng khác nữa cảnh báo tình trạng sức khỏe đang mắc một căn bệnh khác mà cần được khám và điều trị sớm.

Phân loại theo dấu hiệu của bệnh:

Ho có đờm

Ho có đờm là tình trạng khi họ khác có chất nhầy, mủ màu trắng đục, vàng hoặc xanh tiết ra ngoài. Đó là triệu chứng thường gặp nhất ở những người bị viêm xoang cấp tính, nghẹt mũi, viêm họng, viêm phổi, hen phế quản…Những triệu chứng này khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, tức ngực, rát họng. Tình trạng còn nặng nề hơn khi nói chuyện hoặc làm việc, di chuyển.Bệnh ho có đờm có thể không quá gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mệt mỏi và khá bất tiện trong cuộc sống. Đặc biệt là những ai làm việc trong môi trường văn phòng hay sẽ đến những chỗ đông người.

Ho có có đờm khá phổ biến hiện nay
Ho có có đờm khá phổ biến hiện nay

Ho khan

Ho khan là tình trạng người bệnh ho liên tục, nhưng lại không ra đờm, chỉ cảm thấy ngứa rát cổ họng và vô cùng khó chịu. Bệnh nhân ho khan lại không cảm thấy tức thở khó chịu như ho có đờm hay loại bệnh ho khác mà chỉ cảm thấy khàn giọng, mất tiếng và sưng họng, sưng amidan.Nguyên nhân gây ho khan là người bệnh có thể đang có triệu chứng của những loại bệnh như viêm phế quản, hen phế quản cấp hoặc mãn tính,… Ngoài ra điều kiện thời tiết thay đổi cũng có thể là nguyên nhân chính gây nên tình trạng này. Bệnh không được điều trị kịp sẽ gây một số những biến chứng ở cơ quan khác trong đường hô hấp.

Ho ra máu

Nguyên nhân bị ho ra máu có thể là dấu hiệu bạn đang bị viêm phổi cấp, hay ung thư phổi. Lúc này khi ho, nước bọt bắn ra có lẫn máu đỏ tươi và đờm cực kỳ nguy hiểm. Thời gian đầu chỉ là 1 – 2 giọt nhưng càng về sau càng nhiều hơn, đi kèm với đó là cảm giác tức ngực, khó thở, chán ăn, sụt cân,…

Ho gà

Ho gà – người bệnh sẽ có những cơn ho theo từng cơn, cuối hơn ho thường có tiếng rít nhẹ như tiếng của gà gáy nên mới được gọi là ho gà. Bệnh gây rất nhiều bất tiện và khó khăn của người mắc trong cuộc sống hằng ngày cả sinh hoạt và công việc.

Ho lao

Nguyên nhân ho lao chính là người bệnh đã nhiễm một chủng vi khuẩn lao là Mycobacterium Tuberculosis lan truyền qua đường không khí giữa người với người. Người mắc bệnh thường thường là do tiếp xúc với người bị bệnh, hoặc hệ thống miễn dịch quá kém, người bị bệnh về đường huyết, HV, ung thư,….

 

Ho lao là tình trạng bệnh tương đối nguy hiểm
Ho lao là tình trạng bệnh tương đối nguy hiểm

Người thấy những triệu chứng của bệnh ho lao cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị để kịp thời điều trị. Bởi nếu để lâu sẽ gây nên rất nhiều biến chứng nguy hiểm như u nấm phổi, tràn dịch màng phổi dẫn đến tử vong,….

Ho tắc tiếng

Phản xạ ho khiến người bệnh bị mất tiếng, tiếng khàn trầm giọng gần giống ho có đờm. Nguyên nhân gây bệnh cũng là do môi trường thời tiết thay đổi hoặc do sức đề kháng kém mà người bệnh bị ốm, cảm sốt.

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho kéo dài khác nhau mà chúng ta có thể gặp phải. Dựa trên những điều này để có thể phòng tránh một cách tốt nhất.

  • Virus và vi khuẩn: Đây là nguyên nhân gây ho có đờm phổ biến nhất. Khi các chủng lại này đi vào cơ thể gây nhiễm trùng, phá hủy các vùng niêm mạc bình thường ở cổ họng và một số tổ chức khác. Tình trạng này có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần, ho rát họng cùng đờm và dịch nhầy có màu lạ tiết ra.
  • Hen suyễn: Đây cũng được xem là nguyên nhân gây ho ở trẻ em tương đối nhiều nhiều. Vì lúc này cơ thể bé chưa được phát triển một cách toàn diện, sức đề kháng kém, không chống lại được những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên ho do hen suyễn tương đối dễ phát triển khi hơi thở và âm thanh thở khi về đêm khò khè và thường rít lên từng cơn.
  • Viêm đường hô hấp trên: Các loại bệnh như viêm xoang, viêm amidan, viêm họng cũng có thể là nguyên nhân gây ra ho có đờm ở người bệnh, bởi đây là những cơ quan thuộc đường hô hấp trên.
  • Viêm đường hô hấp dưới: Đó là các tình trạng bệnh, viêm phổi, viêm phế quản, lao phổi, ung thư phổi,….Nếu đây là nguyên nhân gây ho thì bệnh nhân cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng về sau.
  • Giãn phế quản: Bệnh gây họ và tiết ra nhiều dịch và đờm trắng.
  • Viêm phế quản: Người bị ho do viêm phế quản thường kéo dài rất lâu, vài tuần đến vài tháng mà không có biểu hiện thuyên giảm.
  • Bệnh viêm đường tiêu hóa: Trên thực tế một số căn bệnh về dạ dày như trào ngược dịch mật dạ dày, thực quản cũng sẽ gây ho. Khi các axit và thức ăn tự động trào ngược lên trên cổ họng kéo theo vi khuẩn gây bệnh lan đến các tổ chức ở khu vực này gây bệnh.
  • Môi trường sống ô nhiễm: Môi trường sống, làm việc nhiều khói bụi, hóa chất độc hại,… hay thời tiết thay đổi, chuyển lạnh, những thời điểm giao mùa. Lúc này cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi này dẫn đến ho, cảm cúm và nhiều biển hiện khác.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ho
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ho

Triệu chứng và biến chứng

Ngoài các nguyên nhân gây ho kéo dài thì những triệu chứng phổ biến cũng cần được chú ý.

  • Ho cấp: Đây là tình trạng người bệnh xuất hiện những cơn ho, ngứa rát họng trong một thời gian ngắn chỉ khoảng 1 – 2 ngày. Bệnh ho sẽ kết thúc khi đờm long và tống được hết ra ngoài, cơ thể khỏe hơn và những biểu hiện khác cũng mất theo.
  • Ho thành cơn: Những cơn ho của người bệnh kéo dài và tạo thành từng cơn. Mỗi cơn ho kéo theo cảm giác đau tức lồng ngực, cơn đau ê ẩm, bụng đau quặn thắt lại và co bóp mạnh.
  • Ho khan: Đây là tình trạng người bệnh ho không ra đờm. Khi họ chỉ cảm thấy rát họng, khó chịu, khàn tiếng và mất giọng. Đi kèm với đó là biểu hiện đau vùng rốn vì đây là vị trí hoạt động của các cơ hoành, khi ho bị quặn thắt lại.
  • Ho có đờm: Khi ho có đờm tự chảy ra ngoài theo từng cơn cùng tiếng ho lục khục. Đi kèm với triệu chứng chứng này chính là chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi và những cơn đau đầu, khó chịu, người mệt mỏi.
  • Ho ra máu: Ho ra máu thường xuất hiện vào tuần thứ 3 trở lên, khi người bệnh mắc các bệnh về đường hô hấp dưới như viêm phổi, lao, ung thư phổi,….Khi ho dùng ta che miệng sẽ thấy một lượng máu nhỏ bị tiết ra màu đỏ tươi. Tình trạng này sẽ ngày càng nặng hơn nếu không sớm được chẩn đoán và điều trị.

Bệnh ho được đánh giá là nguy hiểm và cần có biện pháp điều trị sớm tránh để kéo dài mà gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm cũng như ảnh hưởng tới cuộc sống.

  • Ho nhiều khiến giấc ngủ bị gián đoạn, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó chịu, suy nhược.
  • Ho khiến dạ dày quặn thắt để đẩy dịch và đờm ra khỏi cơ họng sẽ tạo ra những cơn buồn nôn và nôn.
  • Gây đau họng, rát họng, khó thở, tức ngực và không ăn được.
  • Ho có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm khác như ho gà, ho lao, viêm phổi, lao, ung thư phổi,…. Những căn bệnh này cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến tình mạng của người bệnh. Bạn cần sớm được phát hiện và điều trị từ sớm.

Ho rất nguy hiểm vì đó là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh nào đó
Ho rất nguy hiểm vì đó là dấu hiệu bạn đang mắc bệnh nào đó

Đặc biệt ho ở trẻ em lại càng nguy hiểm hơn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển bình thường của trẻ.Còn câu hỏi bệnh ho có lây không? Câu trả lời là có. Bệnh ho là thuộc về đường hô hấp nên khả năng lây lan rất cao. Vi khuẩn, virus gây bệnh có trong nước bọt, dịch nhầy sẽ bắn ra ngoài khi bạn ho. Nếu có người đứng đối diện thì chúng sẽ bám trên quần áo, mặt, tay và tấn công vào cơ thể người bình thường gây bệnh.

Ngoài ra, bệnh ho còn lây nhiễm cho nhau ở những người cùng sống chung trong một bầu không khí. Một người bệnh, khi ho sẽ phát tán ra không khí rất nhiều vi khuẩn và chúng cũng sẽ sống ở môi trường bên ngoài trong một khoảng thời gian nhất định rồi mới chết đi. Chính vì thế chúng có đủ thời gian để bám vào vật chủ mới và gây bệnh.

Bệnh ho có thể lây lan qua đường không khí
Bệnh ho có thể lây lan qua đường không khí

Chẩn đoán bệnh học

Bệnh nhân khi có những biểu hiện của bệnh, ho kéo dài vài tuần cùng nhiều dấu hiệu khác nên đến những cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Các biện pháp như sau:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Dựa trên những dấu hiệu gần đây mà người bệnh đang gặp phải, thời gian kéo dài và những biến chứng kèm theo. Bác sĩ sẽ bước đầu đưa ra chẩn đoán là ho chưa rõ nguyên nhân. Sau đó là tiến tới kiểm tra, bác sĩ sẽ đưa một ống soi vào họng để kiểm tra vùng gọng và các cơ quan, tổ chức xung quanh có bị sưng, huyết, mưng mủ, dịch,… hay không. Từ đó bằng quan sát có thể chẩn đoán phân biệt loại bệnh ho mà bệnh nhân đang gặp phải.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ được thực hiện khi bệnh nhân bị nghi ngờ ho do vi khuẩn, virus hoặc một số bệnh lý khác về tiêu hóa, đường hô hấp dưới như phổi, phế quản,….
  • Phết dịch họng: Bác sĩ sẽ tiến hành lấy dịch nhầy ở họng để kiểm tra có sự tồn tại và phát triển của vi khuẩn hay không. Từ đó cũng sẽ giúp họ đưa ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh và có một phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Giải pháp điều trị

Nhiều người thường xem nhẹ bệnh ho và cho rằng chúng sẽ tự khỏi vì cơ thể còn trẻ, khỏe mạnh, đề kháng tốt hay đây là cảm cúm thông thường. Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, bạn cần phải kiểm tra sớm để phòng và điều trị tránh những biến chứng nguy hiểm về sau. Hiện nay, phương pháp điều trị ho phổ biến có thể kể đến:

Điều trị ho bằng phương pháp Tây y

Tây y là biện pháp điều trị bệnh ho được nhiều người áp dụng nhất hiện nay vì tính tiện dụng, hiệu quả nhanh chỉ trong vài giờ sau khi uống, những cơn ho ngay lập tức thuyên giảm. Cùng với đó, một vài trường hợp chuyển biến nặng thì có Tây y mới có thể nhanh chóng điều trị không ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân.Nhưng tây y cũng có những nhược điểm nhất định. Đó là người bệnh sẽ dễ xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc, dẫn đến việc nhờn thuốc và xảy ra tác dụng phụ. Lâu ngày còn có thể có biến chứng gây ra bệnh khác. Đồng thời điều trị bằng Tây y cũng rất tốn kém vì những loại kháng sinh có giá thành tương đối cao.

  • Thuốc giảm ho: Đây là thuốc dành cho người lớn và những người ho không đờm vì có chứa nhiều codein. Một số loại phổ biến như sau: Codepect, Rhumenol, Atussin, Neocodion,…. Thuốc không dành cho như người bị bệnh suy hô hấp, hen suyễn, phụ nữ có thai,….
  • Thuốc long đờm: Nhóm thuốc này có tác dụng loãng đờm, hạn chế tiết dịch, để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó thuốc còn bảo vệ lớp niêm mạc,không bị sưng viêm. Một số loại phải kể đến như: Passedyl, Acodin, Terpi, Terpincod, Tuy nhiên bạn cần nhớ thuốc long đờm không dùng để giảm cơn ho.
  • Thuốc kháng viêm: Ibupprofene, diclophenac,… được kê nhiều nhất. Nhóm thuốc này có tác dụng giảm viêm sưng, đau cổ họng do những cơn ho kéo dài mang lại.
  • Thuốc kháng sinh: Một số thuốc kháng sinh như: Amoxicillin, Penicillin Roxithromycin,… thường được bác sĩ kê đơn nhiều nhất. Mục đích chính là tiêu diệt và ức chế các loại vi khuẩn gây bệnh, từ đó mà những cơn ho được giảm đi một cách đáng kể giảm.
  • Thuốc tiêu đờm: Cơ chế hoạt động gần giống thuốc long đờm. Thuốc tác động vào cơ thể làm giảm độ đặc quánh của đờm. sau đó sẽ tự thoát ra ngoài bằng những phản xạ của cơ thể. Một số loại phải kể đến như: Ambroxol, Acetylcystein, Carbocistein, Bromhexin, Erdosteine.

Thuốc tây y giảm nhanh những triệu chứng gây ho
Thuốc tây y giảm nhanh những triệu chứng gây ho

Mẹo dân gian điều trị bệnh ho

Hiện nay có nhiều biện pháp điều trị bệnh ho khác nhau mà bạn có thể áp dụng tùy vào từng thể trạng bệnh. Trong đó ứng dụng những mẹo vặt dân gian điều trị tại nhà được rất nhiều người ưa chuộng.Một phần là vì chúng dễ thực hiện, hiệu quả tương đối nhanh, mà lại an toàn. Phần nữa là những nguyên liệu để thực hiện rất dễ kiếm trong cuộc sống hằng ngày của con người.

Tuy nhiên, những mẹo vặt này thường chỉ áp cho người bị ho do cảm cúm, viêm phế quản cấp hoặc một vài bệnh lý nhẹ về đường hô hấp. Còn những bệnh nặng thì sẽ không mang lại hiệu quả cao, chỉ làm giảm, triệu chứng và nhanh chóng tái phát lại.

Một số mẹo dân gian điều trị bệnh phải kể đến như sau:

  • Trị ho hiệu quả từ củ cải trắng: Dùng một củ cải trắng vừa phải đem đi gọt vỏ và rửa lại thật sạch, rồi cho vào một máy xay để xay nhuyễn. Lấy bã ra và đổ vào đó một lít nước lọc, cùng 3 thìa mật ong nguyên chất. Mang hỗn hợp này đi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Chia đều và sử dụng thành 3 lần trong ngày, sử dụng khoảng 1 tuần là các triệu chứng sẽ giảm dần.
  • Chữa ho bằng lá bạc hà: Chuẩn bị một vài lát gừng tươi, lá bạc hà và đường phèn. Đổ một cốc nước sôi vào trong cốc và cho vài gừng tươi cùng đường phèn vào hãm trong 5 phút. Sau đó thả lá bạc hà vào thêm 10 phút thì dừng lại và uống khi còn ấm. Mỗi ngày dùng hai lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ để thanh mát cổ họng và kiên trì trong 7 – 10 ngày để thấy triệu chứng được giảm đáng kể.

Lá bạc hà vừa tăng cường sức khỏe, vừa trị ho rất tốt
Lá bạc hà vừa tăng cường sức khỏe, vừa trị ho rất tốt

Điều trị ho bằng Y học cổ truyền

Y học cổ truyền lưu trữ rất nhiều bài thuốc dân gian có thể điều trị triệu chứng của bệnh ho một cách tốt nhất. Các thành phần lành tính, an toàn, tự nhiên không chỉ giúp điều trị bệnh ho mà còn tăng cường sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho bệnh nhân.Tuy nhiên ứng dụng những bài thuốc Đông y sẽ tương đối mất thời gian, cho việc sắc và chưng thuốc. Cùng với đó, thuốc chỉ nên dùng cho những người bị bệnh về đường hô hấp và ho chỉ là triệu chứng thì sẽ phù hợp hơn. Một số bài thuốc nổi tiếng trong Đông y như sau:

Bài thuốc 1:

Thành phần: Trần bì, xương bồ, mạch môn, cỏ mực, thiên mô, tía tô, kim ngân hoa, tang diệp, liên kiều.

Cách thực hiện:

  • Mang tất cả các vị thuốc đi rửa sạch và để ráo.
  • Cho thuốc vào trong ấm thuốc cùng 500ml, sắc trên lửa nhỏ khoảng 2 giờ đồng hồ.
  • Chắt nước ra bát và uống ngay khi còn ấm.
  • Mỗi thang như vậy sắc làm 3 lần và uống trong ngày.

Bài thuốc 2:

Thành phần: Bạch dược, Mơ muối, Nam dương sâm, Thủy ngọc, Bạch mao căn, Sâm đại hành, Xa tiền thảo, Cam thảo, Rễ chanh, Quất hồng bì.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch các vị thuốc và phơi khô trước khi cho vào ấm sắc thuốc.
  • Đổ vào ấm khoảng 500ml nước và sắc trên lửa nhỏ.
  • Đến khi còn khoảng ½ lượng nước thì dừng lại và uống luôn trong ngày.

Phòng tránh bệnh học

Có rất nhiều nguyên nhân gây ho và cách điều trị thì phức tạp mà lại còn dễ phát sinh những căn bệnh khác. Vì thế người bệnh không nên quá chủ quan khi bị ho, cũng như nên trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh một cách phù hợp nhất.

Giữ ấm cơ thể và đường hô hấp vào mùa lạnh
Giữ ấm cơ thể và đường hô hấp vào mùa lạnh

  • Giữ ấm cơ thể vào những ngày thời tiết chuyển lạnh, giao mùa, những vị trí đặc biệt như tai, cổ họng, lòng bàn tay và lòng bàn chân cần đặc biệt được quan tâm.
  • Phòng tránh những bệnh về đường hô hấp bằng nhiều biện pháp khác nhau. Vì đây là nguyên nhân lớn gây ho ở cả trẻ em và người lớn.
  • Sử dụng khẩu trang khi đi ra ngoài, đến nơi khói bụi, ô nhiễm, hóa chất độc hại.
  • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ và thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn. Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn, rửa tay với gel khô sau khi chạm tay vào những đồ vật ở những nơi công cộng.
  • Cho trẻ em và cả người lớn uống đủ nước mỗi ngày. Nước sẽ cung cấp khoáng chất và những thành phần chủ yếu để tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Rửa mũi, súc họng bằng nước muối sinh lý hoặc bằng những dung dịch chuyên dụng hằng ngày để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung chất xơ, dinh dưỡng, khoáng chất từ các loại rau, củ, quả, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt,….
  • Tăng cường vận động, thể dục, thể thao, bằng những bài tập đơn giản hoặc những bộ môn chuyên nghiệp như Yoga, Gym,….nâng cao sức đề kháng của cơ thể hiệu quả.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, giặt chăn, chiếu, gối,… để loại bỏ vi khuẩn tích tụ lại gây bệnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chuyên khoa

Triệu chứng

Gửi câu hỏi tư vấn