Viêm mũi dị ứng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị dứt điểm

3.9/5 - (19 bình chọn)

Viêm mũi dị ứng là bệnh lý tương đối phổ biến không chỉ tại Việt nam mà còn trên toàn thế giới. Theo một số thống kê, 32,2% bệnh nhân điều trị tại khoa tai mũi họng ở các bệnh viện của nước ta đều để điều trị viêm mũi dị ứng. Vậy bệnh viêm mũi dị ứng là gì? Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về bệnh cũng như cách điều trị và phòng tránh tốt nhất.

Tổng quan về bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng tiếng anh đọc là Allergic rhinitis. Hiện nay số người mắc bệnh ngày càng do do nhiều nguyên nhân, môi trường sống, tác nhân gây bệnh, sức đề kháng kém.

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là khi mũi của người bệnh tiếp xúc với một tác nhân nào đó gây phản ứng kích thích, dị ứng. Các tác nhân ở xung quanh chúng vì một lý do nào đó trực tiếp hoặc gián tiếp đi vào cáng nang lông trong mũi đi vào hệ hô hấp. Chúng tác động với các tế bào trong cơ thể tự sản sinh ra các Histamin – chất gây dị ứng và khiến chúng ta bị dị ứng mũi.

Hình ảnh của bệnh viêm mũi dị ứng
Hình ảnh của bệnh viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng thì không chừa một đối tượng nào, ai cũng thể bị mắc bệnh từ trẻ nhỏ đến người trưởng thành, người cao tuổi, nam hay nữ đều không phân biệt. Có rất nhiều người bị dị ứng mũi với nhiều thứ nhưng có người lại không bị, đó hoàn toàn là do cơ địa của từng người.

Viêm mũi theo cấp độ tiến triển của bệnh được phân chia thành:

banner quảng cáo viêm mũi
Viêm mũi dai dẳng mãi không khỏi? Tham khảo ngay bài thuốc quý "diệt sạch" bệnh do Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Lê Phương chia sẻ dưới đây!
  • Viêm mũi cấp tính: Là tình trạng mũi phản ứng với những tác nhân dị nguyên, thời gian kéo dài chỉ vài giờ hoặc tối đa là vài ngày đến một tuần. Người bệnh có thể sử dụng thuốc, mẹo dân gian hoặc cơ thể tự sản sinh ra kháng thể để biến mất.
  • Viêm mũi mãn tính: Là khi các triệu chứng kéo dài lâu hơn, cơ thể rất dễ mẫn cảm và dị ứng với những tác nhân ngoài môi trường. Triệu chứng và biểu hiện cũng diễn ra lâu hơn có thể kéo dài đến vài tuần và liên tục tái phát đi tái phát lại gây cản trở và ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống.

Viêm mũi dị ứng phân loại theo hình thức truyền thống:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa: Đó là khi người bệnh sẽ bị dị ứng vào một số thời điểm trong năm, đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, chuyển đổi môi trường sống,…
  • Viêm mũi dị ứng quanh năm: Đây là tình trạng chỉ cần gặp những tác nhân dị nguyên là bệnh nhân sẽ bị dị ứng. Qa một thời gian, không tác động đến những tác nhân gây dị ứng là người bệnh sẽ khỏi bệnh và không để biến chứng gì cả.

Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không? Có lây không?

Vậy bệnh có nguy hiểm không? Có lây không? Hay viêm mũi dị ứng để lâu có sao không? Đây đều là những câu hỏi, thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về căn bệnh này.

Bệnh viêm mũi dị ứng không lây giữa những người khác lạ nhưng có tính di truyền giữa những người có cùng huyết thống. Tức là nếu trong nhà bố mẹ của bạn bị viêm mũi thì rất có khả năng con cái của họ cũng sẽ mắc.

Yếu tố này còn xảy ra hai trường hợp là:

  • Bố hoặc mẹ bị dị ứng một dị nguyên con cái cũng sẽ bị dị ứng với đúng dị nguyên đó.
  • Bố mẹ bị dị ứng với một dị nguyên những con cái lại không bị dị ứng với dị nguyên đó mà dị ứng với dị nguyên khác.

Ngoài ra, người mắc bệnh viêm mũi dị ứng cấp thì không quá nguy hiểm nhưng lại ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và một số hoạt động hàng ngày. Đồng thời bệnh nhân cần được điều trị đúng cách tránh để bệnh phát tác, tiến triển nặng thêm đến mức mãn tính thì sẽ nguy hiểm.

Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng đến nhiều căn bệnh khác nhau
Viêm mũi dị ứng có thể gây biến chứng đến nhiều căn bệnh khác nhau

Người viêm mũi dị ứng mãn tính có thể gây nên một số những hệ quả và biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể phải kể đến như:

  • Viêm xoang: Các mô xoang và mũi đặc biệt có sự liên kết với nhau. Nếu tình trạng mũi sưng viêm dài ngày do dị ứng sẽ cản trợ những luồng không khí đến xoang, gián đoạn hô hấp, gây ứ đọng dịch và nhanh chóng phá vỡ cấu trúc lớp màng dịch bao quanh xoang gây sưng và viêm xoang.
  • Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Viêm mũi sẽ gây sản sinh ra các dịch nhầy do phản ứng với dị nguyên. Những dịch nhầy này là môi trường vô cùng thuận lợi để sản sinh ra các loại vi khuẩn tấn công vào cơ thể người mà cụ thể là đường hô hấp. Từ đó gây bệnh viêm mũi bội nhiễm và bất tiện hơn trong cuộc sống.
  • Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng nổi bật của viêm mũi dị ứng chính là ngứa mũi, tiết dịch, chảy nước mũi và chúng có xu hướng tăng mạnh hơn vào ban đêm khi nhiệt độ ngoài trời giảm xuống. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến giấc ngủ của người mắc bệnh.
  • Hen suyễn: Một biến chứng khác của bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính chính là hen suyễn hay hen phế quản. Đó là do viêm mũi dễ bị tái phát lại nhiều lần do tiếp xúc với dị nguyên khiến đường phế quản ngày càng nhạy cảm hơn và dễ = co thắt và gây bệnh hen suyễn.
  • Viêm mũi dị ứng còn là căn nguyên để gây nên nhiều bệnh khác về đường hô hấp đặc biệt là tai – mũi – họng vì chúng thông nhau như viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm VA,….

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng bệnh học

Vậy vì sao bị viêm mũi dị ứng? Trong đó phải kể đến những nguyên nhân sau đây:

  • Tác động của dị nguyên: Có rất nhiều người bị dị ứng với một số vật, thức ăn, cây cỏ trong cuộc sống. Điển hình nhất gây viêm mũi dị ứng là do lông động vật, phấn hoa, bụi, thuốc lá, mùn cưa, xá, tôm, hải sản, một số loại rau củ quả,… hay còn gọi là dị ứng thức ăn.
  • Môi trường: Những người thường sống, học tập và làm việc tại những môi trường khói bụi, hóa chất, công nghiệp lâu dần cũng sẽ kích thích lớp niêm mạc trong mũi sản sinh phản ứng và gây dị ứng.
  • Thời tiết: Vào một số thời điểm trong năm, khi thời tiết giao mùa từ đông sang hà từ hè sang đông rất dễ khiến mũi bị dị ứng. Điều này là cơ thể chưa kịp thích nghi với thời tiết gây phản ứng giữa các kháng thể trong cơ thể.
  • Khi người bệnh tiếp xúc với những dị nguyên này kích thích cơ thể sản sinh ra Immunoglobulin E (IgE), các Histamin lập tức được giải phòng và gây viêm mạc mũi. Một số trường hợp còn tác động trực tiếp vào da gây viêm da dị ứng.
  • Người bệnh mắc bệnh nền: Những người mắc bệnh lý tai mũi họng thì dễ đi kèm thêm viêm mũi dị ứng.
  • Cấu trúc mũi bất thường: Một số cá nhân bị dị tật bẩm sinh ở mũi như vẹo mũi, gai vách ngăn,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng do vách ngăn nhạy cảm và mỏng hơn người bình thường.
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Triệu chứng viêm mũi được biểu hiện khá đa dạng, tập trung chủ yếu ở vùng tai mũi họng và trên da. Cụ thể một số dấu hiệu điển hình nhất để bạn có thể biết như sau:

Viêm mũi dị ứng hắt hơi liên tục: Đây là biểu hiện đầu tiên ngay khi người mắc tiếp xúc với dị nguyên. Tác nhân phản ứng với các nang lông kích thích dây thần kinh gây ra hiện tượng hắt hơi , có thể 1 – 2 cái nhưng cũng có thể là những tràng dài liên tục không ngừng nghỉ.

  • Ngứa mũi: Bệnh nhân bị ngứa mũi, cọ xát nhiều và gãi có thể khiến mũi bị đỏ ửng lên, lan đến nhiều vùng da khác xung quanh mũi.
  • Chảy nước mũi: Hiện tượng này thường đi kèm với hắt hơi, do mũi tiết dịch nhầy, dịch trong suốt, thậm chí có cả mủ vàng nếu bị nhiễm khuẩn.
  • Nghẹt mũi: Triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng nếu xảy ra ở trẻ em, vì khi nghẹt mũi sẽ cản trở không khí đi vào hệ hô hấp, có thể gây ngừng thở đột ngột.
  • Đau đầu theo từng cơn hoặc liên tục: Đó là do tình trạng nghẹt mũi mang lại, cản trở quá trình hô hấp, gây thiếu máu lên não và khiến đau đầu.
  • Trong một vài trường hợp nặng viêm mũi dị ứng gây ho, sốt, thâm mắt và viêm họng, khó thở,… các biểu hiện tương đối đa dạng.
Dấu hiệu của chính của bệnh là ngứa mũi, sổ mũi
Dấu hiệu của chính của bệnh là ngứa mũi, sổ mũi

Cách thức chẩn đoán, phương pháp điều trị dứt điểm

Để có phương pháp điều trị dứt điểm nhất, người bệnh cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh bằng cách thăm khám qua những hình thức chẩn đoán khác nhau.

Cách thức chẩn đoán

Khi xuất hiện một số những triệu chứng điển hình mà nhiều ngày liên tiếp không hết, bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám để chẩn đoán và tìm ra căn nguyên. Đến đây bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thông các chẩn đoán lâm sàng và những xét nghiệm cụ thể.

Quan sát triệu chứng của mũi mà bệnh nhân gặp phải để bước đầu chẩn đoán. Bác sĩ sẽ tiến hành đưa một ống nội soi mũi có gắn một camera ở đầu và quan sát vùng mũi thông qua màn hình máy tính.

Ngay sau đó, bệnh nhân sẽ được chỉ định làm một số những xét nghiệm để đưa ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.

  • Các xét nghiệm trên da: Đây là phương pháp để xác định lâm sàng sự mẫn cảm của da đối với các dị nguyên. Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu tế bào trên da để đi kiểm tra. Một vài trường hợp thì sẽ cho kết quả luôn, nhưng nếu không rõ ràng hay chưa đưa ra kết quả chính xác có thể làm thêm những xét nghiệm dưới đây nữa.
  • Phết tế bào mũi: Dịch mũi và một số vùng nang được lấy ra để kiểm tra dị nguyên.
  • Test kích thích: Phương pháp này bao gồm: Test nhỏ mũi, Test nóng, Test lạnh,… để chẩn đoán yếu tố dị nguyên là do thời tiết hay những do vật khác.

Mẹo dân gian điều trị viêm mũi dị ứng

Hiện nay có nhiều cách để điều trị bệnh , nhưng mẹo dân gian để điều trị tại nhà vẫn được áp dụng. Ưu điểm của phương pháp này chính là tương đối an toàn, dễ thực hiện, tìm kiếm nguyên liệu nhanh gọn.

Tuy nhiên, chỉ những người bị mắc viêm mũi có dị ứng ở thể nhẹ thì mới mang lại hiệu quả cao. Còn những người bệnh nặng có thể chỉ điều trị tạm thời triệu chứng chứ không chữa khỏi hoàn toàn và rất dễ tái phát lại ngay khi ngưng dùng mẹo dân gian.

Một số mẹo dân gian để chữa viêm mũi dị ứng tác dụng nhất hiện nay:

Dùng tỏi và mật ong

Tỏi hay mật ong đều rất giàu các chất kháng viêm, giúp đào thải vi khuẩn và những dị nguyên gây dị ứng ở người bệnh. Đồng thời lại còn làm tan dịch nhầy và thông thoáng các hốc xoang một cách hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

  • Lấy một vài nhánh tỏi và bóc vỏ sạch sẽ.
  • Đem đi ép nhuyễn hoặc xay để chắt lấy nước cốt từ tỏi.
  • Hòa vào đó một ít mật ong theo tỉ lệ cứ 2 thìa cốt tỏi thỉ 1 thìa mật ong.
  • Dùng bông gòn thấm dung dịch rồi đưa vào hốc mũi bị dị ứng.
Mật ong giúp giảm triệu chứng viêm mũi
Mật ong giúp giảm triệu chứng viêm mũi

Dùng hạt gấc

Trong hạt gấc chứa rất nhiều chất men photphotoba và invedax giúp giảm sưng tấy, giảm dị ứng, tiêu diệt vi khuẩn vô cùng tốt. Chúng được ứng dụng để điều trị bệnh khác nhau về tai mũi họng. Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Lấy khoảng 20 – 30 hạt gấc và đem đi rang chín, sao vàng, hạ thổ.
  • Sau đó, dùng dao cạo hết vỏ đen cháy xém ở bên ngoài vỏ hạt gấc.
  • Đập dập hoặc giã nát hạt gấc thành vụn nhỏ cho vào một bình thủy tinh sạch đã được vệ sinh thông thoáng.
  • Đổ vào đó khoảng 300ml rượu và ngâm khoảng 7 – 10 ngày là có thể sử dụng được.
  • Khi bị viêm mũi dị ứng, bạn chắt lấy một ít cho vào bình xịt và xịt vào mũi. Tình trạng ngứa ngáy, khó chịu sẽ nhanh chóng biến mất.

Điều trị viêm mũi bằng Đông y

Viêm mũi dị ứng phải làm sao để khỏi mà vẫn an toàn? Vậy thì hãy tìm đến những bài thuốc Đông y trong y học cổ truyền Việt Nam. Nhiều trường hợp Đông y có thể điều trị tận gốc viêm mũi mãn tính, lại rất an toàn vừa chữa bệnh lại vừa tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng phòng tránh bệnh khác.

Tuy nhiên thì bất cứ điều gì có lợi cũng kèm theo những khó khăn nhất định. Sử dụng thuốc Đông y đòi hỏi bạn phải dành nhiều thời gian để sắc và canh thuốc. Tác dụng của thuốc vào cơ thể cũng tương đối lâu chứ không nhanh như Tây y.

Một số bài thuốc nổi tiếng được áp dụng phải kể đến như:

Bài thuốc 1

Thành phần: Quế chi, kinh giới, ké đầu ngựa, bạch chỉ, lá bèo cái, hành trắng, cây mã đề, đại tá, gừng tươi thái lát. Tất cả lấy một lượng vừa đủ.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch các vị thuốc kể trên và để ráo.
  • Cho vào ấm sắc thuốc cùng 600ml nước lọc và sắc trên lửa nhỏ.
  • Đến khi còn khoảng 300 thì dừng lại và chắt lấy lấy nước cốt. Mỗi thang như thế sắc làm hai lần uống trong ngày. Uống lúc còn nóng, nếu bị nguội thì có thể chưng cách thủy.
Thuốc Đông y điều trị hiệu quả
Thuốc Đông y điều trị hiệu quả

Bài thuốc 2

Thành phần: Bồ công anh (hoặc sài đất), cúc tần, thương nhĩ tử, kim ngân hoa, kinh giới, cam thảo nam, mã đề, rau diếp cá, lá bạc hà, lá dâu tằm,.

Cách sử dụng:

  • Rửa sạch các vị thuốc kể trên và để ráo.
  • Cho tất cả vào ấm sắc cùng 600ml nước, sắc trên lửa nhỏ đến khi còn 150 – 200ml thì dừng lại và chắt lấy nước cốt để uống.
  • Mỗi thang như thế dùng trong một ngày và sắc làm 3 lần để uống.

Bài thuốc 3

  • Thần phần: Tây dương sâm thái phiến, bách bộ, ma hoàng thịt ếch đã được làm sạch.
  • Cách thực hiện:
  • Cho các thành phần kể trên vào trong nồi và nấu chín trên lửa nhỏ, ninh nhừ để các chất được tiết hết ra ngoài.
  • Khoảng 2 giờ thì cho thêm gia vị, nêm nếm vừa ăn và sử dụng luôn trong ngày.

Điều trị bằng Tây y viêm mũi dị ứng

Những bệnh nhân bị viêm mũi do dị ứng mãn tính, triệu chứng ngày càng nặng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số những loại thuốc Tây y để chữa.

Những loại thuốc này tác dụng rất nhanh, các triệu chứng lập tức thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, người bệnh không được quá lạm dụng mà cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ và những hệ quả không đáng có.

Các loại thuốc thường được kê nhiều nhất:

  • Thuốc kháng Histamin: Cinnarizin, Fexofenadin, Loratadin, Clorpheniramin,…. Những loại thuốc này đều được dùng dưới hai hình thức là để uống và để xịt trực tiếp vào mũi dưới dạng dung dịch. Đặc biệt thuốc xịt có tác dụng vô cùng nhanh khi ngay lập tức giảm cảm giác ngứa ngáy, tuy nhiên không nên quá lạm dụng vì rất dễ bị nhờn thuốc.
  • Thuốc chống viêm: Đó là các thuốc thuộc nhóm corticoid chứa hoạt chất Fluticason Budesonid và Beclomethason, … giúp chống viêm, chống dị nguyên và giảm phù nề cực nhanh… Người bệnh sẽ được chỉ định dùng để uống hoặc nhỏ thẳng vào mũi.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc sẽ được bác sĩ kê đơn khi xuất hiện tình trạng bội nhiễm vi khuẩn.
  • Thuốc co mạch và chống phù nề: Xylometazolin, Naphazolin,… là hai loại được nhiều nhất dưới dạng uống và nhỏ mũi.
  • Bên cạnh việc uống thuốc thì còn phương pháp nữa trong y học hiện đại chính là phẫu thuật. Tuy nhiên trường hợp này chỉ áp dụng cho người bị viêm mũi dị ứng đã được chẩn đoán nguyên nhân do dị tật bẩm sinh hoặc do bị viêm xoang mãn tính.
Thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm mũi dị ứng
Thuốc kháng sinh điều trị bệnh viêm mũi dị ứng

Điều trị thông thường

Với những người chỉ bị dị ứng do thức ăn, thời tiết và có thể tự khỏi thì chỉ cần:

  • Tránh xa những tác tác nhân gây dị ứng mà mình vừa gặp phải.
  • Vệ sinh mũi đúng cách, cố gắng không gãi mà sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi, cuốn trôi các dị nguyên ra bên ngoài.
  • Dùng đá lạnh chườm nhẹ lên mũi để giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.

Lời khuyên hữu ích cho những người viêm mũi dị ứng

Bên cạnh việc có một phương pháp điều trị đúng đắn thì việc kiêng cữ một số thứ trong chế độ ăn uống và sinh hoạt sẽ giúp bệnh nhanh chóng được cải thiện hơn.

Viêm mũi do dị ứng nên kiêng gì?

Viêm mũi dị ứng, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra các Histamin. Do đó cần kiểm soát và kiêng một số loại thực phẩm để tránh tăng cao hoạt chất này.

  • Sữa và chế phẩm từ sữa: Đứng đầu danh sách những thực phẩm không nên dùng chính là sữa và các chế phẩm từ sữa. Bởi những loại này chứa rất nhiều Casein và Whey, những chất có tác động dị ứng cao hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.
  • Hải sản: Khi bị viêm mũi dị ứng thì không nên sử dụng hải sản. Trong hầu hết các loại hải sản đều chứa các chất kích thích gây tình trạng nặng thêm và xuất hiện thêm nhiều biến chứng khác như khó thở, choáng váng,…
  • Thức ăn cay nóng, đồ dầu mỡ, chất kích thích: Bản thân những loại thực phẩm này từ lâu đã được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng chứ không chỉ riêng những người bị viêm mũi do dị ứng. Vì trong chúng chứa rất nhiều chất phụ gia, chất bảo quản không tốt cho cơ thể.
Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm khi bị viêm mũi dị ứng
Hạn chế sử dụng một số loại thực phẩm khi bị viêm mũi dị ứng

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi hiệu quả

Viêm mũi do dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống và mọi hoạt động sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, mỗi chúng ta hãy phòng bệnh viêm mũi dị ứng một cách tích cực nhất bằng những biện pháp dưới đây.

  • Nếu biết bản thân bị dị ứng với thực phẩm hay vật dụng nào thì hãy tránh động đến để bảo vệ sức khỏe của mình.
  • Thường xuyên mang theo khẩu trang, khi đi ra ngoài, đến những môi trường bị ô nhiễm không khí, khói bụi hay hóa chất độc hại.
  • Dọn dẹp, vệ sinh không gian sống định kỳ để loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc và các chất độc hại tồn tại trong không khí.
  • Vệ sinh mũi hằng ngày bằng nước muối sinh lý. Đồng thời cũng vệ sinh tai mũi họng vì các bộ phận này thông nhau, chỉ một cơ quan bị ảnh hưởng cũng sẽ liên lụy đến những phần khác.
  • Trang bị máy lọc không khí trong phòng để lọc sạch không khí và loại bỏ bụi bẩn, lông động vật,…đặc biệt là những gia đình có người từng bị viêm mũi do dị ứng.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng mũi, cổ họng, tai, lòng bàn tay, bàn chân. Đây đều là những vị đặc biệt đến cơ thể.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, khó học, thường xuyên bổ sung chất xơ, chất chống oxy hóa từ những loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, các loại hạt để nâng cao hệ thống miễn dịch.
  • Tăng cường vận động, thể dục, thể thao tăng sức đề kháng và chống mọi loại bệnh tật.

Trên đây là một số thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm mũi dị ứng mà nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng, những điều này giúp bạn điều trị cũng như có biện pháp phòng bệnh một cách tốt nhất.

Cập nhật: 4:59 Chiều , 23/03/2022
Giải pháp điều trị Tai Mũi Họng tại bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102
Giải pháp điều trị Tai Mũi Họng chuyên sâu, toàn diện của Bệnh viện Tai...
Các bệnh lý Tai Mũi Họng là những vấn đề sức khỏe thường gặp ở bất kỳ đối tượng nào...
Hướng dẫn cách chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao đúng, an toàn
Chữa viêm mũi dị ứng bằng cây giao có thể mang lại hiệu quả đẩy lùi triệu chứng bệnh ở...
Tiêu xoang linh dược thang được nhiều báo uy tín đưa tin
Giải pháp chữa viêm xoang, viêm mũi Quân dân 102 được VTV2 và HÀNG LOẠT...
Giải pháp chữa viêm xoang, viêm mũi Quân dân 102 nói chung và bài thuốc Tiêu xoang linh dược thang...
12 Cách chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam an toàn, hiệu quả tốt
Chữa viêm mũi dị ứng bằng thuốc nam ngày càng được nhiều người bệnh lựa chọn do mang lại hiệu...
Các phương pháp điều trị viêm mũi họng xuất tiết hiệu quả và lưu ý...
Điều trị viêm mũi họng xuất tiết có nhiều phương pháp bằng dân gian, tây y, đông y,... Tùy vào...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top