Viêm xoang ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả

4.9/5 - (10 bình chọn)

Viêm xoang ở trẻ em phát triển nhanh và nguy hiểm hơn so với người lớn. Bởi lẽ, trẻ có hệ miễn dịch yếu khiến tác nhân vi sinh dễ dàng lan rộng đến cơ quan khác. Phụ huynh cần nhận biết triệu chứng của bệnh để có phác đồ điều trị an toàn và chăm sóc tốt sức khỏe của bé.

Thế nào là viêm xoang ở trẻ em? Dấu hiệu nhận biết

Viêm xoang có thể xuất hiện nhiều đối tượng, nhưng phổ biến là trẻ em, trẻ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi. Bệnh kéo dài làm các bé chán ăn, mệt mỏi, quấy khóc, ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống.

Được biết, viêm xoang là hiện tượng nhiễm trùng niêm mạc lót tại khoang xoang cạnh mũi. Nó khiến lỗ thông xoang bít tắc bởi sự ứ đọng dịch nhầy và hình thành mủ tại hốc xoang. Dựa vào triệu chứng lâm sàng, viêm xoang ở trẻ em được chia thành các cấp độ như:

  • Viêm xoang cấp: Triệu chứng ở mức độ nhẹ, bệnh mới bắt đầu và thời gian dưới 4 tuần
  • Viêm xoang bán cấp: Triệu chứng nặng hơn và kéo dài tới 8 tuần
  • Viêm xoang mạn tính: Tình trạng bệnh ở mức nghiêm trọng, dai dẳng trong 12 tuần hoặc lâu hơn.
Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót tại khoang xoang nằm cạnh mũi
Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc lót tại khoang xoang nằm cạnh mũi

So với người lớn, tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ khá thấp, chỉ khoảng 1,7%. Tuy nhiên, tùy vào vị trí của xoang, trẻ có thể mắc các bệnh viêm xoang trán, viêm xoang hàm, viêm xoang mũi,..

Biểu hiện của viêm xoang ở trẻ em có nhiều điểm tương tự như người trưởng thành. Tuy nhiên, phụ huynh khó nhận biết ở thời điểm đầu vì triệu chứng tương đồng với các bệnh đường hô hấp phát sinh do virus, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh.

Các dấu hiệu viêm xoang ở trẻ em phổ biến là:

  • Sổ mũi kéo dài, nước mũi có màu vàng hoặc xanh
  • Sốt nhẹ, ho, viêm đau họng, hơi thở hôi
  • Đau mắt, phù nề quanh mắt
  • Trên 6 tuổi: đau, nhức đầu
  • Dưới 2 tuổi: đau tai, chảy dịch tai, nguy cơ viêm tai giữa

Các bé bị viêm xoang mạn tính sẽ gặp tình trạng ho, nghẹt mũi, đau đầu, sổ mũi, khàn tiếng,… Triệu chứng kéo dài nhiều tuần, đặc biệt ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe. Để ngăn chặn sự phát triển của viêm xoang, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi thăm khám.

Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em

Các bé dưới 6 tuổi là đối tượng rất dễ bị viêm xoang. Lý do là vì hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện khiến hại khuẩn dễ dàng xâm nhập và tấn công. Nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang ở trẻ là do các loại vi sinh.

Nhóm vi khuẩn, virus, nấm là các chủng gây bệnh phổ biến tại đường hô hấp. Có thể kể đến như: tụ cầu và liên cầu, trực khuẩn mủ xanh, E.coli, Hemophillus influenzae, Streptococcus pneumoniae, Klebsiella,…

Chủng vi sinh chủ yếu khu trú tại phế quản, mũi họng rồi di chuyển dần lên mũi khi hệ miễn dịch suy giảm. Ngoài virus, vi khuẩn, bệnh lý này còn hình thành từ các yếu tố như:

  • Thói quen vệ sinh: Không rửa tay sạch sẽ hoặc không bảo vệ tốt vùng mũi – họng khiến hại khuẩn dễ dàng tích tụ và gây bệnh.
  • Cơ địa: Trẻ bị dị ứng với một nhóm thực phẩm hoặc hóa chất khiến niêm mạc phù nề, gây tắc xoang và nhiễm trùng khoang xoang.
  • Dị tật: Vẹo vách ngăn, quá phát VA vòm, quá phát cuốn mũi khiến chức năng mũi suy giảm, quá trình dẫn lưu dịch bị cản trở làm ứ đọng dịch tại các xoang
  • Các bệnh lý: Viêm amidan, viêm mũi dị ứng, hen phế quản, viêm VA,…
Hại khuẩn xâm nhập, tấn công và gây viêm xoang ở trẻ em
Hại khuẩn xâm nhập, tấn công và gây viêm xoang ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm xoang ở trẻ em rất đa dạng, vì vậy cha mẹ không nên tự ý đoán bệnh. Tốt nhất, phụ huynh cần đưa con đi kiểm tra tại cơ sở y tế uy tín để nhận được phác đồ điều trị hợp lý.

Viêm xoang trẻ em nguy hiểm không?

Nếu phụ huynh không nhanh chóng chữa khỏi bệnh viêm xoang cho trẻ, sức khỏe của bé sẽ bị ảnh hưởng. Khi bệnh kéo dài và chuyển sang giai đoạn mãn tính, trẻ có thể gặp phải các biến chứng như:

  • Biến chứng ở mắt: Hốc mắt và xoang có vị trí gần nhau nên biến chứng tại mắt tương đối phổ biến. Tình trạng viêm nhiễm sẽ đi theo đường mạch máu từ xoang hốc mắt và gây ra thương tổn tại mắt. Chẳng hạn như viêm túi lệ, áp xe mí mắt, viêm dây thần kinh thị giác, viêm mô liên kết quanh hốc mắt,…
  • Biến chứng tại chỗ: Hệ thống tai mũi họng và các xoang có mối liên hệ mật thiết. Khi tình trạng xoang phát triển nặng, nấm, vi khuẩn, virus sẽ lây lan với quy mô rộng. Từ đóm bệnh phát sinh các biến chứng như viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh quản, giảm thính lực,…
  • Biến chứng ở não: Não và xoang cách nhau bởi một khoang xương, vì vậy viêm xoang có khả năng gây tổn thương sâu tới hệ não bộ. Một số biến chứng nghiêm trọng cần lưu ý là viêm màng não mủ, áp xe não,…

Có thể thấy, viêm xoang ở trẻ em kéo dài sẽ tác động xấu đến sức khỏe. Vì vậy, phụ huynh nên kiểm soát tốt tình trạng bệnh của bé và sớm có biện pháp xử lý để ngăn chặn biến chứng.

Trẻ nhỏ bị viêm xoang rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm
Trẻ nhỏ bị viêm xoang rất dễ phát sinh các biến chứng nguy hiểm

Trẻ bị viêm xoang mũi và cách xử lý

Nguyên tắc điều trị viêm xoang ở trẻ là kiểm soát nguyên nhân, loại bỏ triệu chứng và hạn chế bệnh tái phát. Để thực hiện các mục tiêu này, phụ huynh có thể tham khảo những cách chữa sau:

Trẻ em bị viêm xoang mũi và cách chữa bằng Tây y

Các loại thuốc chữa bệnh chủ yếu là kháng sinh, thuốc kháng viêm, thuốc làm giảm phù nề niêm mạc. Bên cạnh đó, phụ huynh cần kết hợp rửa mũi bằng khí dung hoặc nước muối sinh lý. Những loại thuốc điều trị phổ biến là:

  • Thuốc chống sung huyết: Các loại thuốc như Xylomethazoline 0,05% hay Oxymethazolone 0,05% có khả năng khai thông đường thở và đẩy lùi triệu chứng.
  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, clarythromycin, erythromycin, azithromycin là những cái tên quen thuộc. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh nhóm beta để làm giảm triệu chứng. Thời gian sử dụng thuốc dao động từ 7 – 14 ngày.
  • Thuốc co mạch: Xylometazolin 0,05% có tác dụng hạn chế tình trạng sung huyết mũi. Liều dùng phù hợp cho trẻ là dưới 7 ngày.
  • Thuốc chống viêm Corticoid: Đây là loại thuốc sử dụng tại chỗ có thể dẫn lưu xoang và làm giảm tình trạng phù nề

Thuốc tây tồn tại nhiều tác dụng phụ, có thể ảnh hưởng đến thận, gan, dạ dày và làm suy yếu hệ miễn dịch. Ngoài ra, thuốc xịt mũi còn làm khô niêm mạc mũi và gây chảy máu cam. Vì vậy, phụ huynh chỉ dùng thuốc cho trẻ khi đã được bác sĩ thăm khám cẩn thận.

Khắc phục viêm xoang mũi ở trẻ bằng mẹo tại nhà

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên phụ huynh không cho con lạm dụng thuốc tây. Vì vậy, với những trường hợp mới mắc bệnh và triệu chứng ở thể nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng cách điều trị bằng mẹo tại nhà:

Xông hơi bằng tinh dầu

Tác dụng: thông mũi, đẩy lùi chảy nước mũi và làm giảm tình trạng nghẹt mũi.

Thực hiện:

  • Phụ huynh đun sôi một nồi nước và thêm vài giọt tinh dầu sả chanh, bạc hà,…
  • Mẹ nên khoác khăn tắm lên người trẻ để trẻ hít được nhiều tinh dầu nhất có thể.

Kết hợp điều trị với tỏi và mật ong

Tác dụng: tỏi và mật ong đều có khả năng kháng khuẩn, chống viêm nhiễm, tăng cường sức đề kháng

Thực hiện:

  • Bóc vỏ tỏi và thái thành từng lát mỏng
  • Ngâm tỏi chung với mật ong trong vòng 1 ngày
  • Dùng bông gòn thấm dung dịch và đặt vào hốc mũi khoảng 15 phút
  • Mỗi ngày áp dụng cách chữa này từ 2 – 3 lần

Lưu ý, không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng mật ong vì có thể gây ngộ độc. Nếu muốn áp dụng biện pháp, cha mẹ cần tham khảo kỹ ý kiến từ người có chuyên môn.

Chữa bệnh bằng cây giao

Tác dụng: thông xoang, giảm viêm, chống phù nề, hồi phục lớp niêm mạc mũi bị tổn thương và hỗ trợ điều trị bệnh viêm xoang. Cách chữa viêm xoang bằng cây giao là:

Cây xoang có khả năng chống viêm, giảm phù nề và nhanh chóng phục hồi niêm mạc mũi
Cây xoang có khả năng chống viêm, giảm phù nề và nhanh chóng phục hồi niêm mạc mũi
  • Sử dụng 20 đốt giao, cắt thành khúc nhỏ và đun sôi
  • Mẹ trùm kín đầu của trẻ và tiến hành xông hơi trong 10 phút.
  • Phụ huynh nên xông hơi cho con 2 – 3 lần/ ngày

Người mẹ nên chú ý không để mủ giao bắn vào mắt trẻ. Nếu chẳng may trẻ bị dính mủ, phụ huynh cần rửa với nước và thực hiện biện pháp sơ cứu phù hợp.

Chữa bệnh bằng rau diếp cá

Tác dụng: diếp cá chứa nhiều dẫn xuất quý như decanoyl-acetaldehyd, 3-oxododecanal,… Các hoạt chất có thể loại bỏ hại khuẩn và ức chế hiệu quả virus gây bệnh tại đường hô hấp trên. Mặt khác, diếp cá còn có tính hàn, vị chua, giúp tiêu thũng, thanh nhiệt và phòng ngừa tình trạng ứ trệ tại các xoang.

Thực hiện:

  • Rửa sạch 1 nắm lá diếp cá và xay thật nhuyễn cùng vài hạt muối
  • Lọc lấy nước cốt và loại bỏ bã
  • Lấy bông tăm y tế thấm dung dịch và chấm vào hai bên hốc mũi
  • Nếu nhận thấy xoang tiết dịch, mẹ nên để trẻ xì mũi nhẹ nhàng để dẫn dịch nhầy ra bên ngoài

Tác dụng của mẹo dân gian còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng trẻ. Trường hợp trẻ hấp thu thuốc tốt, thời gian khỏi bệnh sẽ được rút ngắn. Nhưng sau một thời gian áp dụng nhưng bệnh không cải thiện, phụ huynh nên thay đổi cách điều trị.

Nếu cha mẹ quá phụ thuộc vào cách chữa tại nhà, viêm xoang có thể phát triển theo chiều hướng xấu và các bé gặp biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị viêm xoang mũi ở trẻ em bằng Đông y

Một trong những cách chữa viêm xoang ở trẻ an toàn là áp dụng các bài thuốc nam. Các bài thuốc được bào chế từ thảo dược tự nhiên nên rất lành tính và không tác động xấu đến sức khỏe. Phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi cho trẻ trị bệnh bằng thuốc nam.

Cụ thể, Đông y quan niệm viêm xoang ở trẻ em hình thành do chính khí hư tổn và vệ khí không thể khống chế phong hàn. Do đó, thuốc nam sẽ tăng cường chính khí, nâng cao chức năng của tạng và giải trừ tà độc.

Khi mẹ cho bé sử dụng thuốc thường xuyên, dị nguyên sẽ bị loại bỏ, triệu chứng được đẩy lùi, sức khỏe ngày càng tốt hơn. Bên cạnh đó, bệnh viêm xoang cũng không có cơ hội tái phát.

Thuốc đông y chữa viêm xoang có thành phần chính là thảo dược nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Cha mẹ cho bé uống thuốc trong thời gian dài cũng không cần lo lắng sẽ gặp tác dụng phụ.

Tuy nhiên, bài thuốc khá đắng nên các mẹ cần cho bé sử dụng một cách khéo léo. Tốt nhất, sau khi uống thuốc, mẹ hãy cho bé ngậm kẹo hoặc đường mật để làm giảm vị đắng.

Cách phòng ngừa viêm xoang ở trẻ em

Phụ huynh cần biết cách bảo vệ trẻ để hạn chế nguy cơ tái phát viêm xoang. Sau đây là một số vấn đề cha mẹ cần chú ý khi chăm sóc trẻ:

  • Phụ huynh nên xây dụng một chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe của trẻ. Người mẹ nên chế biến đa dạng các món ăn từ rau xanh, củ quả, nhóm thực phẩm chứa kẽm… Như vậy, bé sẽ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường sức đề kháng
  • Nên cho bé uống nhiều nước để làm ẩm niêm mạc, hỗ trợ phục hồi sức khỏe và đẩy nhanh quá trình chữa bệnh
  • Chế biến các món ăn dễ nuốt và có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ. Ngoài ra, người mẹ không nên nấu nhiều món ăn chứa dầu mỡ, muối mặn,…
  • Vệ sinh sạch sẽ khu vực trẻ sinh sống nhằm hạn chế sự xâm nhập của nấm và hại khuẩn.
  • Tùy vào từng mức độ nặng nhẹ của bệnh lý, cha mẹ sẽ chọn phương pháp vệ sinh phù hợp. Nếu trẻ nghẹt mũi nhẹ, người mẹ chỉ cần dùng khăn mềm làm sạch vùng mũi. Khi trẻ có dịch mũi đặc, người lớn hãy nhỏ 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào hốc mũi của trẻ và lấy tăm bông làm sạch.
  • Cha mẹ tuyệt đối không dùng miệng hút lấy dịch nhầy của trẻ. Hành động này có thể khiến hại khuẩn từ miệng của người lớn truyền sang niêm mạc mũi các bé
  • Không để trẻ tiếp xúc với chất dễ gây dị ứng như lông động vật, hóa chất, khói thuốc lá,…
  • Khi đưa trẻ ra ngoài, phụ huynh cần cho bé đeo khẩu trang để bảo vệ hệ hô hấp. Vào giai đoạn chuyển mùa, người mẹ nên giữ ấm cơ thể của bé, đặc biệt là vùng cổ họng.
Cha mẹ cần bảo vệ sức khỏe của trẻ để hạn chế khả năng tái phát viêm xoang ở trẻ em
Cha mẹ cần bảo vệ sức khỏe của trẻ để hạn chế khả năng tái phát viêm xoang ở trẻ em

Viêm xoang ở trẻ em có thể diễn biến phức tạp nếu cha mẹ không sớm có biện pháp kiểm soát tình hình. Khi bệnh phát triển và gây ra biến chứng nguy hiểm, sức khỏe của bé sẽ bị đe dọa.

Vì vậy, phụ huynh cần nhanh chóng đưa con đi khám bệnh để các y, bác sĩ nhanh chóng đưa ra phác đồ phù hợp. Trong thời gian điều trị, yêu cầu cha mẹ bám sát theo lộ trình của chuyên gia. Nếu trẻ uống thuốc sai liều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển về sau.

Ngày Cập nhật 23/03/2022


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *