Viêm xoang sàng là gì? Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị bệnh

4.9/5 - (12 bình chọn)

Viêm xoang sàng là bệnh lý viêm xoang chỉ tình trạng niêm mạc của xoang sàng bị viêm, hình thành mủ và gây ứ đọng, bít tắc xoang. Nguyên nhân do đâu dẫn tới tình trạng này và cách điều trị bệnh như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo các thông tin tổng quan trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm xoang sàng là gì? Nguyên nhân gây bệnh

Viêm xoang sàng là một dạng bệnh lý thuộc nhóm bệnh viêm xoang, xảy ra tại vị trí xoang sàng. Xoang sàng là một trong những xoang chính của xoang mặt, có vị trí nằm giữa 2 bên mắt và phía dưới trán. Cấu tạo của xoang sàng bao gồm 4 khoang rỗng, thông với nhau.

Viêm xoang sàng là bệnh lý viêm xoang chỉ tình trạng niêm mạc của xoang sàng bị viêm, hình thành mủ và gây ứ đọng, bít tắc xoang.
Viêm xoang sàng là bệnh lý viêm xoang chỉ tình trạng niêm mạc của xoang sàng bị viêm, hình thành mủ và gây ứ đọng, bít tắc xoang.

Khi có một tác nhân gây hại như vi khuẩn hoặc virus, niêm mạc xoang sàng có thể bị viêm khiến dịch mủ xuất hiện và gây ứ đọng, bít tắc xoang sàng. Hiện nay, viêm xoang sàng được phân thành 2 dạng chính là:

  • Viêm xoang sàng trước: Chỉ tình trạng viêm xoang sàng trước nằm tại vị trí tiếp giáp xoang trán và xoang hàm, hốc mũi và hốc mắt.
  • Viêm xoang sàng sau: Xoang sàng sau có vị trí nằm sau xoang sàng trước. Người bệnh có cảm giác đau vùng sau gáy, mắt bị viêm và sưng đỏ.

Cũng giống như các bệnh lý viêm xoang khác, viêm xoang sàng xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng này là:

  • Bệnh do sự tấn công của vi khuẩn, virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, đặc biệt ở những người có tiền sử viêm mũi hoặc một số bệnh lý hô hấp khác.
  • Người bệnh có cấu tạo hốc mũi bất thường như tình trạng dị hình vách ngăn, dị dạng cuống mũi hoặc polyp mũi. Các tình trạng này gây bít tắc vùng thông mũi và xoang khiến dịch mũi bị ứ đọng, gây viêm nhiễm.
  • Người bệnh có thể bị viêm xoang sàng sau một chấn thương vùng mặt.
  • Những người có hệ miễn dịch suy yếu như mắc bệnh các bệnh lý tiểu đường, HIV có khả năng cao bị mắc bệnh.
  • Người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng cũng có thể bị viêm xoang sàng.
  • Ngoài ra, những người phải thường xuyên làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, bụi bẩn cũng có nguy cơ bị viêm xoang sàng cao hơn.

Triệu chứng của bệnh xoang sàng? Biến chứng bệnh

Các triệu chứng của bệnh lý viêm xoang sàng khá điển hình, người bệnh có thể quan sát được qua các dấu hiệu sau:

banner viêm mũi dị ứng
Với "công thức thảo dược vàng" cùng nguyên tắc điều trị toàn diện, bài nam dược Tiêu xoang linh dược thang kế thừa tinh hoa YHCT Ngự y triều Nguyễn được các chuyên gia đầu ngành công nhận là giải pháp chữa viêm xoang, viêm mũi an toàn cho trẻ, phụ nữ có thai, mẹ sau sinh nhất hiện nay.
  • Người bệnh bị đau nhức đầu: Các cơn đau diễn ra thường xuyên và biểu hiện rõ rệt tại 2 bên thái dương. Hoặc cơn đau ở khu vực giữa 2 khóe mắt, đỉnh đầu và chỗ gần trán.
  • Có dấu hiệu hôi miệng: Hôi miệng xảy ra khi người bệnh bị viêm xoang, hình thành dịch nhầy chảy xuống cổ họng dẫn tới hôi miệng.
  • Bệnh nhân luôn có cảm giác vướng víu ở họng do dịch đờm trong cổ họng chảy xuống, bị ho, đặc biệt ho nhiều về đêm
  • Người bệnh có cảm giác giảm thị lực, nhìn mờ do biến chứng của viêm xoang.
  • Khi bị viêm xoang, nhất là tại các xoang sàng, người bệnh có triệu chứng ù tai và choáng váng.
Người bệnh có triệu chứng đau nhức rất khó chịu
Người bệnh có triệu chứng đau nhức rất khó chịu

Vậy bị viêm xoang sàng có nguy hiểm không? Do vị trí của xoang sàng nằm rất gần sọ não và mắt nên tình trạng viêm nhiễm tại vị trí này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Nếu không điều trị đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề sau:

  • Biến chứng đau nhức mắt: Viêm xoang sàng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến mắt, người bệnh bị sưng đỏ mắt hoặc viêm mí mắt. Hơn nữa, tình trạng viêm nhiễm có thể gây ra áp xe nhãn cầu, khiến thị lực giảm sút.
  • Các biến chứng về đường hô hấp có thể gặp phải là áp xe họng, viêm họng hoặc viêm amidan. Đây là những biến chứng bệnh nhân thường gặp nhất.
  • Tình trạng viêm tai giữa có thể xảy ra nếu các ổ viêm lan rộng đến vùng tai giữa.
  • Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh lý này là biến chứng viêm màng não mủ: Khi dịch mủ tích tụ trong tai có thể khiến người bệnh bị viêm tai nặng, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị viêm xoang sàng

Do bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên việc chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời rất quan trọng. Người bệnh nên đến các bệnh viện uy tín, có chuyên khoa tai mũi họng để được kiểm tra.

Chẩn đoán bệnh hiệu quả

Tại bệnh viện, các bác sĩ có thể chẩn đoán tình trạng viêm xoang sàng thông qua các dấu hiệu lâm sàng và dựa trên kết quả của một số xét nghiệm như sau:

  • Các dấu hiệu lâm sàng: Các bác sĩ sẽ tìm hiểu tiền sử bệnh lý và triệu chứng của bệnh nhân và tiến hành khám thực thể tại tai mũi họng để đưa ra kết luận sơ bộ.
  • Tiến hành chụp CT xoang hoặc MRI để loại bỏ khả năng viêm xoang do nấm hoặc do khối u.
  • Tiến hành chụp X-quang song song với việc khai thác bệnh sử để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Điều trị viêm xoang bằng Tây y

Phương pháp điều trị bằng Tây y luôn là phương pháp hàng đầu để điều trị bệnh lý viêm xoang sàng. Người bệnh có thể được điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật ngoại khoa để cải thiện tình trạng bệnh.

Điều trị nội khoa bằng thuốc

Phác đồ điều trị bằng thuốc được các bác sĩ chỉ định khi người bệnh bị thể nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Phác đồ này giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus hoặc nấm gây bệnh và giảm lượng dịch mủ đang gây bít tắc xoang.

Các bác sĩ có thể chỉ định điều trị cho người bệnh bằng các nhóm thuốc sau:

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Bao gồm các kháng sinh phổ rộng là Amoxicillin, Cefuroxim hoặc Cephalexin để điều trị nhiễm khuẩn.
  • Nhóm thuốc kháng Histamin hoặc thuốc xịt mũi Corticosteroid để giảm sưng viêm, được sử dụng nhiều trong trường hợp người bệnh bị polyp mũi.
  • Nhóm thuốc giảm đau thông dụng: Phổ biến nhất là Paracetamol để giảm các triệu chứng đau của người bệnh.

Do việc điều trị bằng thuốc Tây có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh nên người bệnh tuyệt đối không được tùy ý sử dụng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lý.

XEM THÊM:

Thuốc Tây y có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả
Thuốc Tây y có tác dụng điều trị bệnh rất hiệu quả

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật điều trị viêm xoang sàng được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng với điều trị nội khoa bằng thuốc. Lúc này, bệnh có thể đã diễn tiến nặng và có nhiều nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Phương pháp phổ biến nhất hiện nay là phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng, viết tắt là FESS. Đây là phương pháp mang lại tác dụng hồi phục chức năng dẫn lưu của mũi xoang rất tốt.

Điều trị bằng Đông y

Hiện nay, có khá nhiều bài thuốc Đông y được người bệnh bị viêm xoang tin dùng. Các bài thuốc này vừa có tác dụng cải thiện các triệu chứng bệnh, vừa có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Một số bài thuốc Đông y có thể dùng để điều trị viêm xoang sàng là:

  • Bài thuốc Lục vị địa hoàng

Đây là một bài thuốc cổ, có tác dụng cải thiện tình trạng viêm xoang và phục hồi sức khỏe rất tốt. Các vị thuốc chính trong bài thuốc này bao gồm: Thục địa, sơn thù, mạch môn, đơn bì, ngũ vị, hoài sơn, ngưu tất, trạch tả,…

Người bệnh nên áp dụng bài thuốc này liên tục trong khoảng 15 ngày. Mỗi ngày nên sử dụng đều đặn 1 thang thuốc để bệnh thuyên giảm.

  • Bài thuốc Linh dược thang

Bài thuốc làm tiêu xoang linh dược thang là một sản phẩm của Trung tâm Đông y Việt Nam được đánh giá rất tốt trong việc điều trị bệnh lý viêm xoang.

Thành phần chính của bài thuốc này bao gồm: Trần bì, bạch chỉ, hoắc hương, xuyên khung, bạc hà, hoàng cầm, phòng phong, cát căn, khổ sâm, bồ công anh…

Bài thuốc này có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh tiêu độc và giảm viêm. Thuốc còn tăng cường lưu thông khí huyết và dẫn lưu xoang, chống phù nề xoang.

Mẹo dân gian trị viêm xoang sàng

Viêm xoang sàng là bệnh lý viêm nhiễm khá nguy hiểm, cần được điều trị tích cực. Vì thế, các bài thuốc dân gian điều trị tại nhà chỉ nên áp dụng để hỗ trợ việc điều trị bệnh một cách tốt nhất. Các bài thuốc dân gian thường được áp dụng là:

  • Sử dụng gừng chữa viêm xoang sàng: Nhờ khả năng tiêu viêm, giảm đau, làm lành vết thương nên gừng được sử dụng nhiều để điều trị viêm xoang. Người bệnh có thể uống trà gừng hoặc nhai gừng tươi hàng ngày để cải thiện bệnh.
  • Sử dụng giấm táo: Giấm táo có công dụng diệt khuẩn, kháng viêm có ức chế việc hình thành chất nhầy trong dịch mũi hiệu quả. Người bệnh có thể pha giấm táo với nước theo tỷ lệ 1:1 sau đó đun nóng để xông mũi hàng ngày.
  • Dùng nghệ chữa viêm xoang sàng: Nghệ có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa tuyệt vời. Người bệnh chỉ cần trộn nghệ và mật ong sau đó ngậm hỗn hợp trong cổ họng và nuốt từ từ. Mỗi ngày thực hiện khoảng 5 lần để có công dụng tốt nhất.
Người bệnh cần rửa mũi thường xuyên để làm sạch vùng xoang
Người bệnh cần rửa mũi thường xuyên để làm sạch vùng xoang

Những lưu ý khi điều trị viêm xoang sàng

Để việc điều trị bệnh lý viêm xoang sàng đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần chú ý thực hiện đúng các phương pháp điều trị và lưu ý các vấn đề sau:

  • Người bệnh cần uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm loãng dịch nhầy của mũi.
  • Không nên tiếp xúc với các dị nguyên có thể gây dị ứng khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh nên thay đổi tư thế ngủ, nên kê gối ngủ cao để ngăn ngừa tình trạng nghẹt mũi.
  • Khi các cơn đau gây nhiều phiền toái, người bệnh có thể sử dụng gạc ấm, đắp lên vùng xoang giúp giảm đau.
  • Bệnh nhân cần đeo khẩu trang khi ra đường, ngăn ngừa khói bụi và các tác nhân gây dị ứng.
  • Người bệnh cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để loại bỏ vi khuẩn có thể gây bệnh, giữ ấm cổ họng và mũi khi trời lạnh.
  • Bệnh nhân bị viêm xoang sàng cần giữ độ ẩm không khí trong nhà ở mức lý tưởng để tránh tình trạng bệnh nặng hơn và tạo cảm giác dễ chịu.
  • Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, nhất là vitamin và khoáng chất để cơ thể tăng sức đề kháng, tập luyện, vận động nhẹ nhàng.
  • Người bệnh khám bệnh định kỳ và tái khám theo giấy hẹn sau khi điều trị bệnh.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh lý viêm xoang sàng. Bệnh lý có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Việc điều trị bệnh khá khó khăn nên người bệnh cần kiên trì, thực hiện điều trị lâu dài để có thể cải thiện bệnh một cách tốt nhất.

BẠN ĐỌC CŨNG THEO DÕI:

Cập nhật: 12:28 Chiều , 24/03/2022
Viêm xoang hàm ở trẻ em
Viêm xoang hàm ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa 
Viêm xoang hàm là bệnh lý tai mũi họng có thể xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ...
Viêm xoang mãn tính có chữa được không
Viêm xoang mãn tính có chữa được không? Những cách điều trị bệnh hiệu quả...
Viêm xoang mãn tính là bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp có ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt...
Viêm xoang trán cấp
Bệnh viêm xoang trán cấp và cách điều trị triệt để, không tái phát
Viêm xoang trán cấp là dạng viêm xoang thường gặp nhất. Ở người bệnh thường xuất hiện các cơn đau...
Bệnh viêm xoang có bị lây không là thắc mắc cần được giải đáp
Viêm xoang có bị lây không? Biện pháp phòng bệnh hiệu quả?
Bệnh viêm xoang có bị lây không và lây qua đường nào là câu hỏi được nhiều người bệnh lo...
Viêm xoang nhức đầu cảnh báo điều gì? Biện pháp điều trị hiệu quả
Viêm xoang nhức đầu cảnh báo điều gì? Biện pháp điều trị hiệu quả
Viêm xoang nhức đầu là một trong những triệu chứng thường gặp. Do mức độ phổ biến nên nhiều người...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top