Điều trị viêm xoang mạn tính theo phác đồ chuẩn từ chuyên gia (Chi tiết)

4.9/5 - (13 bình chọn)

Viêm xoang mãn tính có thể phát sinh các biến chứng như viêm thanh quản, viêm não, viêm màng não,… Để ngăn chặn tình trạng này, người bệnh cần tìm được cách chữa phù hợp. Tuy nhiên quá trình điều trị viêm xoang mạn tính không đơn giản. Giữa rất nhiều phương pháp chữa bệnh, đâu mới là giải pháp an toàn và phù hợp với sức khỏe.

Viêm xoang mạn tính được coi là biến thể của bệnh viêm xoang thông thường. Thời gian phát bệnh kéo dài từ 10 – 12 tuần trở lên. Sự viêm nhiễm cùng với việc tích tụ dịch nhầy trong khoang mũi làm người bệnh mệt mỏi, khó thở, sưng vùng mặt, đau đầu, cơ thể suy yếu,…

Đa số bệnh lý đều phát sinh bởi yếu tố vi khuẩn, virus, polyp mũi, vách ngăn mũi, sẹo,… Khi bệnh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và tác động xấu đến sức khỏe. Vì vậy, việc làm cần thiết hiện nay là tìm được biện pháp trị bệnh hiệu quả.

Phác đồ điều trị viêm xoang mạn tính bằng thuốc tây

Trước khi kê đơn thuốc phù hợp, bác sĩ sẽ kiểm tra để xác định nguyên nhân. Các biện pháp chẩn đoán gồm nội soi mũi, nuôi cấy dịch mũi và xoang, test dị nguyên,… Sau khi có kết quả kiểm tra, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc sau:

Thuốc xịt mũi chứa hoạt chất co mạch

Đây là loại thuốc phổ biến nhất khi điều trị bệnh viêm xoang hoặc viêm mũi dị ứng. Nó hoạt động bằng cách làm co mạch máu, giảm hiện tượng sung huyết niêm mạc hô hấp, khai thông đường thở và ổn định quá trình dẫn lưu dịch.

Tuy nhiên người bệnh chỉ sử dụng loại thuốc này khi cần thiết và không nên lạm dụng. Nếu xịt quá liều có thể phát sinh tác dụng phụ như: hồi hộp, lo lắng, đau đầu, chóng mặt, kích ứng niêm mạc mũi, đánh trống ngực, nhịp tim chậm,….

Điều trị viêm xoang mạn tính bằng thuốc xịt mũi chứa hoạt chất co mạch
Điều trị viêm xoang mạn tính bằng thuốc xịt mũi chứa hoạt chất co mạch

Những người bị tiểu đường, cường tuyến giáp, tăng huyết áp, đau thắt ngực, bệnh mạch vành,… nên thận trọng khi sử dụng. Ngoài ra, thuốc chứa hoạt chất co mạch nên không phù hợp với trẻ dưới 6 tuổi hoặc người mẫn cảm với thành phần trong thuốc.

Thuốc co mạch dạng uống

Thuốc chứa các hoạt chất như Ephedrine hoặc Phenylephrine. Tác dụng chính là co mạch máu tại niêm mạc hô hấp để giảm viêm nhiễm và tăng cường đào thải dịch nhầy ứ đọng tại mô xoang. Từ đó, người bệnh được khai thông đường thở, bệnh cũng bị đẩy lùi.

Tuy nhiên một số tác dụng phụ của thuốc là làm tăng huyết áp, kích thích hệ thần kinh trung ương. Vì vậy, đây không phải loại thuốc phù hợp với người bị cường giáp, cao huyết áp, kali huyết nhưng chưa được điều trị. Chú ý, bệnh nhân không điều trị bằng thuốc co mạch khi đang sử dụng thuốc ức chế monoamin oxydase.

Điều trị viêm xoang mạn bằng thuốc kháng nấm

Bác sĩ chỉ kê đơn thuốc khi nguyên nhân gây bệnh do nấm. Một số loại thuốc kháng nấm quen thuộc là Amphotericin B hoặc Voriconazole. Khi thuốc gắn vào ergosterol ở màng tế bào, cơ quan này sẽ thay đổi tính thấm và làm giảm khả năng sinh sản của nấm.

Thuốc kháng nấm hấp thu kém tại đường tiêu hóa, vì vậy, bác sĩ chủ yếu điều trị ở dạng tiêm truyền. Những tác dụng phụ có thể phát sinh khi sử dụng thuốc kháng nấm là đau đầu, đau cơ, đau bụng, chán ăn, rét run, buồn nôn, rối loạn điện giải,…

Kháng sinh trị vi khuẩn

Kháng sinh được sử dụng chủ yếu để trị viêm xoang hoặc bệnh hô hấp nhiễm khuẩn. Loại thuốc được ứng dụng rộng rãi là Amoxicillin (Penicillin). Nếu người bệnh bị dị ứng, chuyên gia sẽ thay thế bằng loại thuốc chứa sulfur, chẳng hạn Trimethoprim, Sulfamethoxazole.

Trường hợp bị viêm xoang nhiễm trùng tái phát nhiều lần cộng thêm vi khuẩn kháng kháng sinh, bác sĩ sẽ cân nhắc sử dụng nhóm cephalosporin hoặc penicillin tổng hợp.

Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng kháng sinh liên tục trong thời gian được chỉ định dù triệu chứng đã thuyên giảm. Bởi lẽ, việc dùng thuốc không đều có thể gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Những vấn đề có thể phát sinh khi sử dụng thuốc là: nhạy cảm với ánh sáng, nổi mề đay, dị ứng, phát ban, kháng thuốc, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột,…

Thuốc kháng histamin H1

Đây là thuốc kháng dị ứng được sử dụng để chữa bệnh liên quan đến tình trạng dị ứng thời tiết, dị ứng phấn hoa,… Dựa trên tình hình sức khỏe, bác sĩ có thể kê các loại thuốc dạng uống hoặc dạng xịt.

Thuốc kháng histamin H1 là một trong những nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm xoang mãn tính
Thuốc kháng histamin H1 là một trong những nhóm thuốc được sử dụng để điều trị viêm xoang mãn tính

Đa số nhóm kháng histamin đều lành tính và có độ dung nạp tốt. Nhưng do tác động đến hệ thần kinh nên người bệnh cần sử dụng cẩn thận. Nếu điều trị quá liều, bệnh nhân rất dễ gặp tình trạng buồn nôn, chóng mặt, buồn ngủ, khô miệng,… Đặc biệt, người mắc bệnh phổi mãn tính hoặc trên 60 tuổi nên lắng nghe t kỹ hướng dẫn của y, bác sĩ.

Thuốc chống viêm, giảm đau

Loại thuốc này được sử dụng khi bệnh liên quan đến vi khuẩn, virus. Bác sĩ có thể ưu tiên lựa chọn Paracetamol để hạ sốt và giảm đau. Nếu niêm mạc hô hấp sưng nhiều, bác sĩ sẽ chuyển sang loại thuốc NSAID như Ibuprofen, Aspirin,…

Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần cẩn trọng với một số tác dụng phụ như khó tiêu, buồn nôn, đau thượng vị, rối loạn nhu động ruột,… Mặt khác, lạm dụng thuốc chống viêm, giảm đau có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa và khiến gan, thận bị ngộ độc. Do đó, người bệnh chỉ sử dụng thuốc tối đa 5 ngày theo liều lượng được khuyến cáo.

Thuốc xịt mũi chứa corticoid

Loại thuốc này có tác dụng chống dị ứng và kháng viêm nên phù hợp với người bị viêm xoang mạn tính tái phát nhiều lần. Mặc dù thuốc có hiệu quả cao nhưng dễ phát sinh tai biến nặng nề. Đó là lý do người bệnh chỉ sử dụng thuốc trong thời gian ngắn và liều dùng thấp.

Thuốc xịt mũi chứa dẫn xuất corticoid có thể kể đến như Triamcinolone acetonide, Beclomethasone, Budesonide,… Mục tiêu điều trị là giảm tắc mũi, nghẹt mũi, cải thiện hiện tượng phù nề niêm mạc hô hấp, đẩy lùi chứng hắt hơi, sổ mũi,… Nhưng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau đầu, chảy máu mũi, buồn nôn,… Vì vậy người bệnh không tùy tiện sử dụng khác đơn kê của bác sĩ.

Các loại thuốc tây đều chứa hoạt chất có thể phát sinh tác dụng phụ và gây hại cho sức khỏe. Để ngăn chặn biến chứng xấu, bệnh nhân cần điều trị theo phác đồ được bác sĩ đưa ra. Việc sử dụng sai nhóm thuốc, tự ý tăng giảm liệu trình chỉ khiến bệnh nghiêm trọng hơn.

Điều trị viêm xoang mạn tính theo hướng ngoại khoa

Đây là biện pháp được áp dụng khi quá trình chữa bệnh bằng thuốc không hiệu quả. Ngoài ra, một số người bị viêm xoang do chấn thương hoặc dị tật cũng được chỉ định. Bác sĩ có thể thực hiện theo các cách sau:

Fess – phẫu thuật nội soi chức năng mũi xoang

Đây là thủ thuật xâm lấn tối thiểu để mở đường dẫn lưu của xoang cạnh mũi. Người bệnh được chỉ định phẫu thuật khi tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc polyp mũi to chặn đường thở, gây mất ngủ, chảy nước mũi sau cổ họng,… Hậu phẫu, bệnh nhân không bị tắc mũi và cơ thể trở về trạng thái bình thường.

Với biện pháp này, quá trình phẫu thuật được tiến hành từ trước ra sau. Bác sĩ sẽ cắt mỏm móng trước nhằm giải phóng lỗ thông xoang và tạo điều kiện cho quá trình dẫn lưu diễn ra. Tiếp theo, người bệnh được mở lỗ thông xoang hàm qua khe giữa, bước cuối là phẫu thuật nạo sàng.

Phẫu thuật nội soi mũi xoang là biện pháp ngoại khoa được áp dụng phổ biến
Phẫu thuật nội soi mũi xoang là biện pháp ngoại khoa được áp dụng phổ biến

Bác sĩ sẽ tiến hành gây mê để đặt ống nội khí quản. Bước này có tác dụng kiểm soát hô hấp trong quá trình phẫu thuật. Chuyên gia dựa vào hình ảnh nội soi để dùng dụng cụ mở rộng lỗ thông xoang. Khi cấu trúc mũi có dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ giải quyết các vấn đề cùng một lúc.

Thời gian phẫu thuật diễn ra trong 1 – 2 tiếng. Hậu phẫu, bệnh nhân được cầm máu bằng hai miếng xốp đặt tại hốc mũi. Sau 24 – 48 tiếng đồng hồ bác sĩ mới tháo miếng xốp.

Caldwell – Luc – phẫu thuật xoang mở

Phẫu thuật xoang mở có thể triệt căn để sinh thiết xoang và mở lỗ dẫn lưu vào hốc mũi. Bác sĩ sẽ gây mê hoặc gây tê theo từng đối tượng và mổ theo đường xoang hàm. Chuyên gia mở mặt trước xoang hàm để lấy bệnh tích, kết hợp cắt polyp, sinh thiết khối u cùng lúc và dẫn lưu xoang qua khe dưới. Sau đó, bác sĩ nhét 2 bấc cầm máu rồi khâu niêm mạc lợi môi và đóng xoang.

Thời gian để người bệnh phục hồi hoàn toàn sau quá trình phẫu thuật là vài tuần. Mặt khác, phương pháp này có thể phát sinh rủi ro như tổn thương ống lệ tỵ, xuất huyết quá nhiều.

Khác với phẫu thuật nội soi, Caldwell-Luc xâm lấn nhiều nên không thể áp dụng cho trẻ nhỏ. Người mắc bệnh về tim, máu, thần kinh, viêm xoang cấp, viêm cốt tủy có dấu hiệu nhiễm khuẩn cũng không được chỉ định.

Phương pháp điều trị viêm xoang mãn tính bằng đông y

Theo quan niệm Đông y, bệnh nằm trọng phạm trù hư hỏa, não lậu, tỵ lậu, tỵ uyên,… Sức đề kháng suy giảm, ngoại tà xâm nhập, kinh phế bị tổn thương, chính khí hư hao khiến người bệnh hắt hơi, ngứa mũi, nghẹt mũi,… Nhìn chung, nguyên nhân gây viêm xoang mạn tính là do nội nhân suy yếu, ngoại tà xâm nhập dẫn đến phế nhiệt, can hỏa, thận âm hư.

Như vậy, Đông y sẽ bồi bổ chính khí, khôi phục chức năng của tạng và cân bằng âm dương. Khi khu phong tán hàn, hoạt huyết trục ứ, giải độc tiêu viêm, tà khí sẽ bị loại bỏ.

Tình trạng viêm nhiễm tại hốc xoang được giải quyết khi chính khí vững và tạng phủ được nâng cao chức năng. Vì vậy, thuốc nam có thể giải quyết bệnh lý triệt để từ gốc và hạn chế tình trạng tái phát.

Điều trị viêm xoang mạn tính bằng thuốc nam đảm bảo tính an toàn
Điều trị viêm xoang mạn tính bằng thuốc nam đảm bảo tính an toàn

Thuốc Đông y chứa các dược liệu quý, đi sâu điều trị thận, tỳ, can. Khi kiên trì điều trị, người bệnh sẽ được thông khiếu, giải nhiệt, loại bỏ viêm nhiễm và tăng chức năng niêm mạc mũi. Cụ thể:

Bài thuốc số 1

Thuốc nam chủ yếu điều trị tình trạng chảy nước mũi có mủ, đau nhức hàm, thường xuyên nhức đầu.

  • Thảo dược gồm 50g thần hươu, 25g nghi xuân, 15g thương nhĩ, 5g bằng hầu úy
  • Sao khô các nguyên liệu và hạ thổ
  • Nghiền dược liệu thành bột mịn để sử dụng hàng ngày
  • Mỗi ngày người bệnh lấy khoảng 2 – 5g bột và hít vào mũi
  • Thực hiện 3 – 4 lần/ ngày

Bài thuốc số 2

Kiên trì uống thuốc khoảng 1 tháng để đẩy lùi triệu chứng nghẹt mũi, chảy dịch mũi. Bên cạnh đó, bài thuốc còn khu phong, cổ biếu, bổ khí và tán hàn.

  • Chuẩn bị 20g hà thủ ô, 16g mỗi vị thương nhĩ – kỵ thảo – đẳng sâm – xuyên khung, 12g mỗi vị bạch truật – bạch thược, 8g bán hạ chế, 6g mỗi vị ngọc thụ – tế tân – ty diêm – táo tàu.
  • Sắc thuốc trong thời gian từ 30 – 45 phút
  • Chia thuốc thành 3 lần và uống hết trong ngày

Bài thuốc số 3

Thuốc có tác dụng bổ thận âm, đẩy lùi hiện tượng chảy nước mũi, đau nhức đầu, xuất hiện mủ. Đồng thời, bài thuốc còn khắc phục hiệu quả triệu chứng của viêm xoang.

  • Dược liệu trong bài thuốc: 16g thục địa, 8g mỗi vị mạch môn – sơn thù – ngưu tất – hoài sơn – cao ban long, 6g đơn bì – ngũ vị, 4g trạch tả – bạch thục linh
  • Rửa sạch các vị thuốc, cho vào ấm và sắc với 3 bát nước
  • Đun lần đầu thấy ấm cạn còn 1 bát nước thì ngừng, chắt thuốc ra bát
  • Đun lần hai, vẫn đổ 3 bát nước vào ấm và đun đến khi còn 1 bát thì chắt thuốc
  • Bạn thực hiện liên tục cho tới khi màu thuốc nhạt đi thì ngừng lại.
  • Mỗi ngày sử dụng 1 thang.

Bài thuốc số 4

Bài thuốc này có khả năng xoa dịu tình trạng sưng, viêm và giảm đau nhức cơ thể. Khi kiên trì uống thuốc, người bệnh sẽ cải thiện tốt tình trạng đau nhức tại má, vùng gáy, vùng đầu,…

  • Dược liệu: 12g mỗi vị ty diêm – khương hoạt – đông vân – thương nhĩ tử, 8g tân di hoa, 6g giả tô, 4g cam thảo
  • Sắc tất cả các thảo dược với 6 bát nước, đun trên lửa nhỏ
  • Khi nước cạn còn 1 nửa, bạn chắt ra bát
  • Tiếp tục đổ 3 bát nước, sắc lần hai cho tới khi nước nhạt màu
  • Thời gian uống thuốc là 7 – 10 ngày.
Thuốc nam cần đun sắc nhiều thời gian, đòi hỏi bệnh phân phải có tính kiên trì
Thuốc nam cần đun sắc nhiều thời gian, đòi hỏi bệnh phân phải có tính kiên trì

Tác dụng của thuốc nam đến chậm nhưng chắc chắn. Người bệnh uống thuốc trong thời gian dài cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Để có liệu trình thuốc nam phù hợp với sức khỏe, bệnh nhân nên đi thăm khám để lương y bốc thuốc chính xác.

Người bệnh cần một thời gian dài để đạt được kết quả tốt khi điều trị viêm xoang mạn tính. Ngoài biện pháp chữa bệnh chính, bạn nên duy trì lối sống tốt để hạn chế tái phát. Đồng thời, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên để kiểm soát tốt sức khỏe của bản thân.

Cập nhật: 4:57 Chiều , 23/03/2022
Viêm xoang bướm có nguy hiểm không
Tình trạng viêm xoang bướm có nguy hiểm không? [GIẢI ĐÁP CHI TIẾT]
Viêm xoang bướm là bệnh lý khá nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng thường bị nhầm lẫn với...
Viêm xoang hàm phải
Viêm xoang hàm phải: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị 
Viêm xoang hàm phải là một trong những thể viêm xoang phổ biến. Bệnh khiến bạn gặp những cơn đau...
Viêm xoang cấp gây chảy máu mũi
Viêm xoang cấp gây chảy máu mũi có gây nguy hiểm không? Cách xử lý...
Viêm xoang cấp gây chảy máu mũi khiến rất nhiều bệnh nhân lo lắng khi gặp phải. Đây là dấu...
Viêm xoang mãn tính có đi nghĩa vụ không là câu hỏi được nhiều người thắc mắc
Giải đáp chi tiết: Viêm xoang mãn tính có đi nghĩa vụ không?
Viêm xoang mãn tính là bệnh khó điều trị dứt điểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra,...
Viêm xoang nặng
Viêm xoang nặng: Triệu chứng và giải pháp điều trị bệnh
Viêm xoang nặng là bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top