Viêm họng bạch hầu: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm họng bạch hầu hay còn gọi là bệnh bạch hầu họng là bệnh lý đường hô hấp rất nguy hiểm, có tính lây lan nhanh và có thể khiến người bệnh tử vong. Vậy nguyên nhân gây viêm họng thể bạch hầu là gì, các triệu chứng ra sao và hướng điều trị như thế nào?
Viêm họng bạch hầu là gì? Mức độ nguy hiểm
Viêm họng bạch hầu là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh khởi phát ở khu vực hầu họng, thanh quản hoặc mũi có thể gây ra tổn thương lớn khiến người bệnh bị đau rát rất khó chịu.
Tình trạng bạch hầu họng là bệnh lý nhiễm trùng nặng, rất nguy hiểm, có mức độ nguy hiểm cao hơn nhiều so với viêm họng thông thường. Người bệnh khi bị viêm họng bạch hầu có thể phải đối mặt với các biến chứng như cổ sưng to, có biểu hiện khó thở và rối loạn nhịp tim.
Đặc biệt, tình trạng này còn gây ra tổn thương cho hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, dẫn tới nguy cơ suy tim nhiều năm hoặc gây tử vong ở người bệnh. Đây cũng là nguyên nhân gây ra những bệnh lý như chảy máu lớp tủy, hoại tử ống thận hoặc thoái hóa thận.
Bệnh bạch hầu còn có khả năng lây lan trong cộng đồng rất cao. Trực khuẩn Corynebacterium diphtheriae có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 5 ngày. Hoặc có thể dài hơn dựa vào hệ miễn dịch của từng người.
Sau thời gian khoảng 2 tuần, trực khuẩn này có khả năng phát tán từ người bệnh ra ngoài cộng đồng gây lây nhiễm. Do đó, khi bị mắc bệnh bạch hầu họng, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa, cách ly để tránh gây lây nhiễm cho cộng đồng.
Nguyên nhân, triệu chứng của viêm họng bạch hầu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm họng bạch hầu là do sự tấn công gây bệnh của vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae. Vi khuẩn này có thể hoạt động mạnh, tấn công cơ thể khi có các yếu tố sau:
- Người bệnh sống trong môi trường không được đảm bảo vệ sinh, môi trường đông đúc hoặc quá chật hẹp, không khí bị ô nhiễm.
- Những người không được tiêm chủng đầy đủ có nguy cơ cao mắc bệnh.
- Tiếp xúc trực tiếp với người đang mang bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với các đồ dùng dính nước bọt, dịch tiết của người bệnh.
- Những người mắc các bệnh lý gây rối loạn, suy giảm hệ miễn dịch như HIV, Herpes… có nguy cơ cao mắc bệnh bạch hầu.
Các triệu chứng của bệnh lý này khi khởi phát thường không rõ ràng, giống với bệnh lý viêm họng bình thường. Người bệnh bị sốt nhẹ, ho, viêm họng và bị khàn tiếng. Ngoài ra, một số trường hợp khác còn có triệu chứng cơ thể bị ớn lạnh, thị lực suy giảm và có cảm giác chán ăn.
Sau khi xuất hiện các triệu chứng trên từ 2 đến 3 ngày, các độc tố bạch hầu sẽ khiến màng mô chết đi. Hình thành nên các mảng màu trắng ngà bám ở hai bên thành họng và amidan. Bên cạnh đó, người bệnh bị sưng các tuyến ở cổ dẫn tới việc hô hấp và ăn uống gặp nhiều khó khăn.
Do các biểu hiện của bệnh thường dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp thông thường nên nhiều người còn rất chủ quan, chậm trễ trong việc điều trị viêm họng khiến bệnh trở nặng. Việc không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm, không đánh giá đúng bệnh lý có thể khiến dịch bạch hầu bùng phát trên diện rộng. Gây khó khăn trong công tác phòng chống dịch và việc điều trị.
Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm họng hiệu quả
Do bệnh bạch hầu là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, gây tử vong ở người bệnh. Và có tính lây nhiễm cao nên việc phát hiện sớm bệnh, chủ động cách ly và điều trị bệnh đúng cách rất quan trọng.
Điều trị viêm họng bạch hầu bằng Tây y
Điều trị bằng Tây y là phương pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh bạch hầu họng. Các loại thuốc Tây y có thể điều trị các triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng. Giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh ở bệnh nhân và tăng hiệu quả điều trị.
Nhóm thuốc Tây y còn có thể phát huy hiệu quả điều trị đối với tất cả các trường hợp bệnh bạch hầu từ nhẹ đến nặng. Ngoài ra, khi bị bạch hầu, việc khai báo và điều trị, cách ly trong các bệnh viện, trung tâm y tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác phòng dịch, giúp giảm thiểu rủi ro và hạn chế nguy cơ tử vong ở người bệnh và khả năng lây nhiễm trong cộng đồng.
Các nhóm thuốc được chỉ định trong điều trị bệnh bạch hầu là:
- Thuốc kháng độc tố Antitoxin: Thuốc được sử tiêm vào đường tĩnh mạch. Hoặc tiêm bắp ngay khi nghi ngờ bệnh nhân bị bạch hầu để trung hòa độc tố của vi khuẩn.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Người bệnh được điều trị bằng kháng sinh là Penicillin hoặc Erythromycin. Các nhóm kháng sinh này giúp tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch những ổ nhiễm trùng.
Ngoài ra, người bệnh có thể được sử dụng các loại thuốc giảm đau, gây tê tại chỗ khác để cải thiện các triệu chứng bệnh. Người bệnh cần được điều trị trong khu cách ly để đảm bảo an toàn, phòng ngừa lây nhiễm cộng đồng.
Nếu không bị bệnh nhưng đã từng tiếp xúc với người bệnh bạch hầu cần phải đến các cơ sở y tế để thực hiện xét nghiệm và điều trị khi cần thiết.
THAM KHẢO THÊM:
Điều trị bằng bài thuốc Đông y
Phương pháp điều trị bằng Đông y cũng được áp dụng trong điều trị bệnh bạch hầu. Tuy nhiên, bạn pháp này không thực hiện khi bị viêm bạch hầu cấp tính.
Các bài thuốc Đông y đều được bào chế từ các vị thuốc từ thảo dược tự nhiên, an toàn và lành tính. Các vị thuốc này có tác dụng loại bỏ căn nguyên gây bệnh và cải thiện triệu chứng bệnh, giúp phục hồi sức khỏe toàn diện.
Một số bài thuốc Đông y được dùng trong điều trị viêm họng bạch hầu là:
- Bài thuốc thứ nhất
Các vị thuốc cần có: 15gr huyền sâm, 12gr bạch thược, 12gr sinh địa, 6gr bối mẫu, 3gr cam thảo, 3gr mạch môn, 9gr dan bì, 2gr bạch hà.
Cách thực hiện: Sắc các vị thuốc với 600ml và đun cho đến khi cạn còn khoảng 1/3. Chắt lấy nước và chia thành 2 phần, uống thuốc trong ngày.
- Bài thuốc thứ hai
Các vị thuốc cần có: 12gr sinh địa, 6gr kim quả lãm và cam thảo, 9gr huyền sâm và mạch môn.
Cách thực hiện: Sắc thuốc với 600ml nước và đun đến khi còn 200ml nước thì dừng. Chắt lấy nước thuốc, người bệnh chia thành 2 phần và uống trong ngày.
Các bài thuốc Đông y tuy an toàn, có hiệu quả điều trị nhưng đòi hỏi người bệnh phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Áp dụng mẹo dân gian điều trị tại nhà
Bệnh bạch hầu có tính chất nguy hiểm hơn so với các bệnh lý hô hấp thông thường khác. Nên việc áp dụng mẹo dân gian điều trị tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh, không thay thế được các biện pháp điều trị bệnh.
Một số mẹo dân gian có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bạch hầu là:
- Sử dụng trà gừng: Gừng có tính ấm, có tác dụng sát khuẩn và giảm đau hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng một vài lát gừng phơi khô vào ấm trà nóng sau đó cho thêm một chút mật ong để uống hàng ngày.
- Sử dụng mật ong: Mật ong giúp kháng khuẩn, làm dịu cổ họng, cải thiện triệu chứng đau rát, khó chịu trong cổ họng. Người bệnh có thể ngậm mật ong trong họng sau đó nuốt từ từ. Bệnh nhân bị viêm họng bạch hầu có thể kết hợp chanh và mật ong để tăng thêm hiệu quả.
Khi thực hiện các biện pháp này tại nhà, người bệnh cần chú ý cách ly, sử dụng riêng dụng cụ pha chế để phòng ngừa lây nhiễm cho người trong gia đình.
Những lưu ý khi điều trị bệnh viêm họng bạch hầu
Để có thể điều trị bệnh một cách tốt nhất, hạn chế các biến chứng bệnh và rút ngắn thời gian điều trị, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Khi có các triệu chứng bệnh, cần nhanh chóng đến bệnh viện, cơ sở y tế và cần tự giác cách ly để tránh lây nhiễm.
- Điều trị theo đúng phác đồ của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc tại nhà.
- Không nên ăn các thực phẩm có tính kích thích như đồ cay nóng, nhiều gia vị và thực phẩm quá cứng gây tổn thương vùng họng.
- Nên bổ sung nhiều loại thực phẩm chứa vitamin, khoáng chất và năng lượng cho cơ thể.
- Tiêm vắc xin phòng bệnh và kiểm tra sức khỏe thường xuyên.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng để cải thiện hệ miễn dịch.
Bệnh viêm họng bạch hầu là bệnh lý hô hấp rất nguy hiểm, có thể gây ra biến chứng và có tính lây nhiễm cao. Do đó, người bệnh không được chủ quan và cần đến ngay bệnh viện để cách ly, điều trị khi có các triệu chứng bệnh.
BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!