Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân và cách điều trị 

4.9/5 - (7 bình chọn)

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản phổ biến với người bị trào ngược dạ dày. Bệnh nếu không sớm được điều trị có thể chuyển thành mãn tính, khó chữa khỏi hoàn toàn. Bài viết dưới đây đưa đến cho bạn đọc những thông tin về nguyên nhân và cách chữa bệnh viêm họng trào ngược hiệu quả. 

Viêm họng trào ngược là gì? Triệu chứng bệnh

Triệu chứng viêm họng trào ngược dạ dày thực quản là chứng bệnh khi các chất chứa trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây tổn thương niêm mạc, dẫn tới viêm họng. Tình trạng này đồng thời gây nên hiện tượng ợ hơi, ợ nóng kèm đau rát ngực vùng dọc xương ức…

Các triệu chứng thông thường

Bệnh viêm họng dạ dày có thể được nhận biết qua các triệu chứng ở tai họng và dạ dày. Cụ thể như sau:

  • Cổ họng người bệnh sưng đau, ngứa rát, cảm giác khó nuốt, đau khi nuốt.
  • Người bệnh tiết nhiều nước bọt, đắng miệng, cảm giác buồn nôn, dễ nôn sau khi ăn.
  • Viêm họng trào ngược làm người bệnh ho khan, khản tiếng, bụng nóng rát, cồn cào. Kèm theo là chứng ngực đau rát khó chịu đặc biệt khi cúi hoặc nằm, ngực có cảm giác bị đè nén, đau thắt.
  • Bệnh nhân ợ hơi, ợ chua thường xuyên và gặp tình trạng sốt cao khi acid phá hủy niêm mạc họng nghiêm trọng.
Ngứa và đau rát họng là một trong những triệu chứng bệnh
Ngứa và đau rát họng là một trong những triệu chứng bệnh

Phân biệt bệnh viêm họng trào ngược với viêm họng thường

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản có các triệu chứng ban đầu tương tự viêm họng thông thường. Bởi vậy, hai bệnh lý này dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, người bệnh có thể phân biệt hai bệnh dựa trên các đặc điểm như:

  • Trào ngược gây viêm họng thường có thêm triệu chứng cồn cào ruột gan
  • Người bệnh viêm họng trào ngược thường nóng rát ngực sau xương ức, ăn không tiêu, đầy hơi, buồn nôn, ợ chua…
  • 43-75% người bệnh viêm họng trào ngược chỉ cảm thấy nghẹn và vướng ở họng, dễ khản tiếng khi nói to

Nếu thấy cơ thể xuất hiện những biểu hiện trên, khả năng cao bạn đã bị viêm họng trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng sức khỏe.

Sau nhiều năm mắc viêm họng hạt, trải qua hai lần đốt hạt thất bại, cô Nga đã điều trị bệnh thành công và tiếp tục sự nghiệp "trồng người" của mình. Dưới đây là lá thư tay đầy xúc động cô Nga gửi lời cảm ơn đến đội ngũ Nhất Nam Y Viện.

Nguyên nhân gây viêm họng trào ngược dạ dày thực quản

Acid ở dạ dày trào ngược và ứ đọng ở cổ họng gây ra hiện tượng viêm niêm mạc thực quản. Về lâu dài, acid và dịch nhầy từ dạ dày kích thích niêm mạc họng gây viêm. Đây là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm họng trào ngược.

Bên cạnh đó, một số tác động có thể khiến bệnh bùng phát phải kể đến bao gồm:

  • Chế độ ăn uống của người bệnh không lành mạnh, thói quen sinh hoạt không điều độ, hay thức khuya, bỏ bữa,…
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày như viêm loét, đau dạ dày…
  • Tác dụng phụ của việc bệnh nhân lạm dụng thuốc tây y (kháng sinh, giảm đau, huyết áp…)
  • Người bị thoát vị cơ hoành bẩm sinh cũng có nguy cơ mắc viêm họng và trào ngược dạ dày
  • Phụ nữ mang thai, cơ thể thay đổi dễ bị trào ngược dẫn đến viêm họng trào ngược…
  • Tình trạng tăng hoặc giảm cân đột ngột tác động và gây nên bệnh
Người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày có nguy cơ mắc viêm họng trào ngược
Người có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày có nguy cơ mắc viêm họng trào ngược

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không?

Viêm họng trào ngược thực quản tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Khi bị trào ngược, các phản ứng viêm sẽ tạo áp lực lên vùng khí quản, kích thích lên hệ thần kinh, tạo nên phản xạ co rút, chèn ép vào đường thở.

Người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn khi hô hấp, thở gấp, khó thở. Tình trạng kéo dài, bệnh nhân dễ gặp biến chứng như:

  • Viêm họng mãn tính, viêm đường hô hấp
  • Viêm phế quản, viêm phổi
  • Loét thực quản và nặng hơn là ung thư thực quản…

Người bệnh khi thấy các dầu hiệu của viêm họng mãn tính trào ngược dạ dày không nên chủ quan. Bệnh cần sớm điều trị và có cách chăm sóc phù hợp nếu không muốn xảy ra biến chứng xấu.

Viêm họng trào ngược có thể gây nên ung thư thực quản
Viêm họng trào ngược có thể gây nên ung thư thực quản

Cách điều trị viêm họng trào ngược phổ biến

Các triệu chứng ợ chua, trào ngược có thể được kiểm soát bằng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên vẫn có trường hợp bệnh tái phát thường xuyên từ 2-3 lần/tuần và chuyển biến nặng, cần có sự can thiệp của y học. Một số cách chữa bệnh viêm họng trào ngược như sau:

Áp dụng mẹo dân gian tại nhà

Các loại thảo dược quen thuộc được sử dụng trong bài thuốc dân gian để cải thiện bệnh viêm họng trào ngược dạ dày thực quản. Phương pháp này an toàn, lành tính, phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ. Cách trị bệnh dân gian như sau:

  • Sử dụng bột nghệ: Bạn dùng bột nghệ pha cùng nước ấm và mật ong, khuấy đều cho tan. Uống thuốc cần chậm từ từ để dưỡng chất thấm vào cổ họng. Mỗi ngày bạn uống bài thuốc này từ 1-2 lần.
  • Dùng gừng: Bạn thái lát 500gr gừng, trộn cùng mật ong hoặc đường phèn và hấp cách thủy 10-15 phút. Bạn chắt lấy nước cốt và uống thành 2-3 lần trong ngày.
  • Cam thảo: Người bệnh dùng cam thảo đun cùng nước như pha trà, uống hàng ngày trước bữa ăn 30 phút.

Lưu ý: Mật ong không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi bởi có nguy cơ gây tử vong ở trẻ. Bài thuốc với cam thảo không dùng được cho phụ nữ mang thai và người bị tim, huyết áp.

XEM THÊM:

Chữa viêm họng trào ngược dạ dày thực quản bằng Tây y

Thuốc Tây y được bác sĩ chỉ định theo từng triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh ở từng trường hợp. Để điều trị bệnh theo triệu chứng, bác sĩ có thể kê các thuốc như:

  • Làm lỏng chất nhầy gồm các thuốc như bromhexin, acetylcystein…
  • Kháng viêm bằng các loại thuốc alphachymotrypsin, lysozyme…
  • Chống dị ứng bao gồm cetirizine, chlorpheniramine…
Điều trị bằng thuốc tân dược cần theo chỉ định của bác sĩ
Điều trị bằng thuốc tân dược cần theo chỉ định của bác sĩ

Thuốc điều trị dựa trên nguyên nhân trào ngược bao gồm:

  • Thuốc giúp trung hòa acid dịch vị: Nhóm hydroxyd, magie hydroxyd
  • Thuốc kháng histamin giảm tiết dịch: Cetirizin, clorpheniramin…
  • Thuốc ngăn tiết acid: Omeprazole, Lansoprazole, esomeprazole…

Để được điều trị bằng Tây y, người bệnh cần đi khám ở các cơ sở y tế uy tín. Thuốc sẽ được bác sĩ kê theo từng tình trạng bệnh. Tuy nhiên, việc dùng thuốc Tây trong thời gian dài sẽ làm giảm acid trong dạ dày kéo theo tình trạng tiêu hóa kém, đầy chướng bụng…

Tuy giúp cải thiện nhanh triệu chứng nhưng người bệnh điều trị bằng Tây y vẫn có khả năng cao tái bệnh. Đặc biệt, thuốc cũng có khả năng gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân.

Thuốc Đông y trị bệnh

Theo y học cổ truyền, viêm họng trào ngược dạ dày thực quản do khí nghịch, được xếp vào bệnh lý của Tỳ vị. Nguyên nhân chính gây bệnh là từ nội tâm, ăn uống sinh hoạt thất thường tác động vào chức năng can thận.

Các bài thuốc Đông y sử dụng thảo dược lành tính, có dược tính cao đi sâu vào cải thiện bệnh từ bên trong. Các vị thuốc trong Đông y giúp cân bằng âm dương, bồi bổ ngũ tạng, tăng cường chức năng dạ dày… Nhờ đó thuốc tác dụng tăng co bóp ở hệ tiêu hóa, giảm trào ngược, ho, sưng viêm ở cổ họng.

Thuốc Đông y sử dụng các vị thuốc phổ biến như:

  • Liên kiều
  • Kha tử
  • Tang sinh ký
  • Sơn tra
  • Bạch cương tàm
  • Phật thủ
  • Mang tiêu…

Vị thuốc được gia giảm theo thể trạng mỗi người bệnh. Để được kê đơn phù hợp, người bệnh cần đến khám và bốc thuốc ở phòng khám và bệnh viện y học cổ truyền chất lượng.

Chữa viêm họng trào ngược bằng Đông y hiệu quả bền vững, an toàn
Chữa viêm họng trào ngược bằng Đông y hiệu quả bền vững, an toàn

Những điều người bệnh cần lưu ý trong sinh hoạt và ăn uống

Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của người bệnh góp phần không nhỏ giúp phòng ngừa và đẩy lùi viêm họng trào ngược. Một số vấn đề cần lưu ý cho người bệnh như sau:

  • Người bệnh hạn chế ăn uống đồ cay nóng, dầu mỡ, không nên sử dụng nước có ga, đồ uống có cồn, chất kích thích
  • Thông thường, bạn nên ăn sớm trước khi đi ngủ ít nhất 2 tiếng. Sau khi ăn no, người bệnh nên di chuyển nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh hay nằm ngay khi vừa ăn no
  • Các bạn cần ăn uống đủ bữa, hợp lý, tránh thức khuya, bỏ bữa…
  • Bạn nên tránh căng thẳng, lo âu quá mức
  • Các bạn cần che chắn và giữ ẩm mũi, họng, cổ ngực khi ra đường đặc biệt khi thời tiết lạnh và khi tiếp xúc với khói bụi…

Viêm họng trào ngược dạ dày thực quản có thể chuyển biến phức tạp nếu không sớm điều trị. Nếu thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Hy vọng với các thông tin trong bài, bạn đọc đã hiểu hơn về bệnh để phòng tránh cũng như chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Cập nhật: 10:59 Sáng , 24/03/2022
Hành trình anh Bùi Duy Ngọc (Hoàng Mai, Hà Nội) CHỮA KHỎI viêm họng mãn sau 4 năm chung sống với bệnh. Xem chi tiết ngay!
Chữa viêm họng bằng giá đỗ là phương pháp an toàn, hiệu quả tốt
Cách chữa viêm họng bằng giá đỗ không phải ai cũng biết
Chữa viêm họng bằng giá đỗ là phương pháp có thể cải thiện tình trạng đau họng, ho khan, khàn...
Phác đồ điều trị bệnh viêm họng hiệu quả
Phác đồ điều trị viêm họng hiệu quả người bệnh cần biết
Phác đồ điều trị viêm họng là phương pháp dùng để chữa trị bệnh hiệu quả cao. Đồng thời cải...
Viêm họng phù nề
Viêm họng phù nề: Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh bệnh an toàn
Viêm họng phù nề là bệnh lý có liên quan đến hô hấp và gây ra nhiều khó chịu cho...
Viêm họng hạt kiêng gì
Viêm họng hạt kiêng gì, nên ăn gì để bệnh nhanh khỏi?
Dinh dưỡng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị bệnh viêm họng hạt. Vậy người...
Viêm họng cấp J02 phổ biến ở trẻ từ 5-15 tuổi
Viêm họng cấp J02: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm họng cấp J02 là bệnh lý đường hô hấp phổ biến và dễ gây ra biến chứng nguy hiểm....

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top