Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý có mức độ nguy hiểm rất nghiêm trọng trong nhóm các bệnh lý về đường hô hấp. Bệnh lý này thường xuất hiện đột ngột, có tốc độ tiến triển nhanh và có nguy cơ dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng.
Thế nào viêm họng liên cầu khuẩn?
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý thuộc nhóm bệnh về đường hô hấp. Tình trạng nhiễm trùng này do liên cầu khuẩn Streptococcus – một liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra.
Chứng viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A khiến người bệnh bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn so với nhiễm vi khuẩn, virus thông thường. Bệnh lý này có thể gặp ở tất cả các đối tượng, trong đó độ tuổi mắc bệnh phổ biến nhất là thiếu nhi giai đoạn từ 5 đến 15 tuổi.
Nguyên nhân gây bệnh
Liên cầu khuẩn Streptococcus xâm nhập và tấn công vùng họng là nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này. Bên cạnh đó, viêm họng liên cầu khuẩn còn là bệnh lý có khả năng lây nhiễm cao khiến những người có sức đề kháng kém phải sống trong môi trường ô nhiễm rất dễ bị mắc bệnh.
Các con đường lây truyền cơ bản của bệnh lý này là:
- Lây truyền qua đường hô hấp: Người bệnh hít không khí có các hạt nước là dịch tiết bắt ra từ người bệnh khi hắt hơi hoặc ho.
- Qua tiếp xúc gần: Tiếp xúc gần với người bệnh hoặc tiếp xúc với các đồ vật có dính dịch tiết, vi khuẩn gây bệnh.
- Trong quá trình ăn uống, nếu dùng chung vật dụng ăn uống hoặc ăn uống chung với người bệnh.
Chính vì thế, người bệnh cần chủ động tự cách ly để hạn chế tiếp xúc với mọi người, giảm nguy cơ bệnh lây lan ra cộng đồng.
Triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn
Người bệnh khi bị viêm họng do liên cầu khuẩn thường có các triệu chứng sau:
- Người bệnh bị viêm, sưng họng. Có cảm giác nóng rát và đau buốt họng, đặc biết khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
- Người bệnh thường xuyên có triệu chứng bị chảy nước miếng không kiểm soát.
- Amidan sưng to, tấy đỏ và có đốm trắng hoặc hình thành hốc mủ.
- Bị đau nhói cổ họng, cảm giác đau lan lên tai.
- Xuất hiện các vùng sưng hạch ở cổ hoặc ở hai bên xương hàm hoặc khu vực dưới cằm.
- Có triệu chứng sốt cao hoặc âm ỉ sốt kéo dài.
- Hơi thở có mùi khó chịu, bị sưng lưỡi và lưỡi xuất hiện những đốm trắng li ti.
- Người bệnh có thể bị đau bụng, nhức đầu và có dấu hiệu nôn mửa.
Lưu ý, dấu hiệu nhận biết của tình trạng viêm họng do liên cầu so với nhóm bệnh viêm họng khác là người bệnh không có các triệu chứng ho, chảy nước mũi hoặc đau rát mắt.
Viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra thường có mức độ nặng hơn và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với các nguyên nhân thông thường khác. Người bệnh nếu không được điều trị đúng cách sẽ phải đối mặt với nguy cơ biến chứng sau đây:
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Khi vùng nhiễm trùng họng không được điều trị sẽ lây lan sang các cơ quan khác và gây ra các bệnh lý như: Viêm xoang, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc viêm tấy amidan.
- Khi nhiễm trùng lan rộng, người bệnh có nguy cơ bị nhiễm trùng huyết, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng.
- Liên cầu khuẩn nhóm A còn là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng: Thấp tim, viêm khớp cấp, viêm cầu thận cấp, viêm hạch mủ hoặc bệnh Osler.
- Sốt thấp khớp là biến chứng khá phổ biến, nhất là ở trẻ nhỏ khi bị liên cầu khuẩn nhóm A tấn công. Bệnh gây biến chứng cho hệ tim mạch và thần kinh và có thể khiến trẻ bị thấp khớp mãn tính.
Cách điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn
Việc điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra rất quan trọng, giúp giảm thiểu nguy cơ biến chứng và giúp người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Tình trạng này không thể tự khỏi mà cần áp dụng các biện pháp điều trị tích cực.
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y là biện pháp tốt nhất để điều trị viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra. Các bác sĩ sau khi chẩn đoán sẽ đưa ra đơn thuốc điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân. Các nhóm thuốc thường được sử dụng để điều trị bệnh là:
Nhóm thuốc kháng sinh
Các loại kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh do liên cầu khuẩn gây ra là:
- Kháng sinh Penicillin đường tiêm hoặc đường uống. Đường tiêm được sử dụng khi người bệnh gặp khó khăn khi nuốt thuốc.
- Amoxicillin: Kháng sinh được ưu tiên sử dụng cho trẻ nhỏ.
- Ngoài ra, các bác sĩ có thể chỉ định các kháng sinh: Clarithromycin, Azithromycin và Cephalosporin.
Nhóm thuốc kháng sinh này giúp cải thiện nhanh các triệu chứng bệnh, ức chế khả năng lây lan của liên cầu. Việc sử dụng kháng sinh rất quan trọng, người bệnh cần sử dụng hết liệu trình kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng “kháng kháng sinh”.
Nhóm thuốc giảm triệu chứng
Ngoài kháng sinh là nhóm thuốc điều trị chủ yếu, các bác sĩ có thể kê đơn các nhóm thuốc điều trị triệu chứng bệnh là:
- Nhóm thuốc hạ sốt không kê đơn: Efferalgan, Paracetamol, Ibuprofen.
- Nhóm thuốc tiêu sưng, giảm viêm: Giúp giảm đau nhức, giảm viêm, cải thiện tình trạng khó nuốt.
- Thuốc giảm ho dạng viên ngậm hoặc siro để hạn chế tổn thương họng.
- Nhóm bổ sung vitamin để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Người bệnh không được tự ý mua thuốc, thay đổi thuốc so với kê đơn của bác sĩ hoặc rút ngắn thời gian điều trị theo chỉ định.
XEM THÊM:
Điều trị bằng Đông y
Các bài thuốc Đông y cũng được áp dụng để điều trị tình trạng viêm họng liên cầu khuẩn. Một số bài thuốc Đông y trị viêm họng thể liên cầu cầu khuẩn thường dùng là:
- Bài thuốc số 1
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 8gr các vị tang bạch bì, cỏ nhọ nồi, bạc hà; 12gr các vị kim ngân, sinh địa, huyền sâm; 16gr kinh giới, 4gr xạ can.
Cách áp dụng: Sắc các vị thuốc trên thành thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần thuốc.
- Bài thuốc số 2
Nguyên liệu cần có: 16gr sinh địa, 16gr huyền sâm; 12gr các vị tang bạch bì, thạch hộc, mạch môn; 8gr bạch cương tàm, xạ can; 2gr cam thảo nam.
Cách áp dụng: Sắc thành thuốc uống hàng ngày, mỗi ngày uống 2 lần.
- Bài thuốc số 3
Nguyên liệu cần có: 12gr cát cánh, 12gr hoa kinh giới và 4gr cam thảo. Sắc thuốc đã chuẩn bị trong 500ml nước, đun đến khi cô còn 200ml thì lấy ra, để nguôi và uống 2 lần mỗi ngày vào thời điểm trước các bữa ăn.
- Bài thuốc số 4
Các vị thuốc cần có: 10gr mạch môn, 6gr cam thảo đất, 4gr rẻ quạt và 8gr húng chanh. Sắc thuốc với 650ml nước, lấy 300ml và chia thành 2 hoặc 3 lần uống. Uống thuốc liên tục trong ít nhất 5 ngày để thuốc phát huy hiệu quả.
- Bài thuốc số 5
Chuẩn bị: 10gr vỏ quả lê; 15gr vỏ cây mía lau. Sắc thuốc với 650ml, sắc đến khi cô lại còn khoảng 300ml thì dừng. Chắt lấy nước cốt và để uống hàng ngày.
Áp dụng các mẹo dân gian điều trị tại nhà
Các mẹo dân gian tại nhà được áp dụng trong điều trị bệnh ở dạng nhẹ, các triệu chứng chưa nghiêm trọng. Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng để hỗ trợ các phương pháp điều trị khác đạt được hiệu quả nhanh chóng hơn.
Một số bài thuốc dân gian trị viêm họng liên cầu khuẩn là:
Dùng mật ong và quất
Mật ong và quất giúp giảm nhanh các triệu chứng đau rát họng và sưng đỏ do viêm nhiễm gây ra. Các thực hiện như sau:
- Rửa sạch quất và bỏ hạt, bổ đôi.
- Ngâm quất đã sơ chế với mật ong nguyên chất sau đó hấp cách thủy trong 15 phút.
- Mỗi ngày người bệnh lấy khoảng 1 đến 2 thìa nước quất, ngậm trong họng và nuốt từ từ.
Sử dụng tỏi tươi
Tỏi có tính ấm và vị hăng, được ví như chất kháng sinh tự nhiên. Vì thế, tỏi được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp. Cách thực hiện như sau:
- Tỏi để cả vỏ và nướng cho cháy xém, có mùi thơm.
- Để tỏi nguội bớt, bóc vỏ và xay nhuyễn với nước ấm.
- Bạn lấy nước cốt tỏi ngâm trong họng và nuốt từ từ. Thực hiện ngày 2 lần.
Uống trà gừng
Uống trà gừng là mẹo điều trị rất đơn giản. Chỉ cần sử dụng gừng tươi, làm sạch và thái lát sau đó đun với khoảng 200ml nước sôi. Để nguội bớt và uống hàng ngày là có thể cải thiện các triệu chứng đau rát cổ họng.
Các lưu ý khi điều trị viêm họng liên cầu khuẩn
Để có thể điều trị bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra một cách hiệu quả nhất, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:
- Cần sử dụng thuốc đúng cách và kiên trì sử dụng cho đến khi lành bệnh. Không nên làm ngắt quãng liệu trình điều trị.
- Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng để không là bệnh chuyển biến nặng thêm.
- Chúng ta nên uống nhiều nước mỗi ngày để giảm tình trạng khô họng. Kết hợp nước lọc và các loại nước ép rau quả.
- Súc miệng bằng nước muối hàng ngày giúp các bạn làm sạch cổ họng, tiêu diệt vi khuẩn.
- Người bệnh nên ăn các thức ăn mềm, đầy đủ dưỡng chất và tránh xa các thực phẩm có tính kích thích.
- Người bệnh cần tránh xa các khu vực có khói thuốc lá, nhiều khói, bụi mịn hoặc hóa chất độc hại.
- Nếu bị mắc bệnh, không nên đến những nơi đông người và không nên tiếp xúc với những người bị các bệnh lý hô hấp.
- Khi phải ra đường nên đeo khẩu trang để bảo vệ an toàn cho bản thân và những người xung quanh.
- Sau khi điều trị bệnh, cần tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để đánh giá hiệu quả điều trị và phòng chống bệnh tái phát.
Viêm họng liên cầu khuẩn là tình trạng khá nghiêm trọng, không thể tự khỏi và có nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng. Do đó, người bệnh cần chủ động và tích cực trong việc tự cách ly và điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để có thể khỏi bệnh trong thời gian ngắn nhất.
THAM KHẢO THÔNG TIN:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!