Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Cách điều trị
Viêm họng cấp là tình trạng viêm loét niêm mạc họng do vi khuẩn, virus tấn công. Tình trạng này có thể khiến trẻ bị sưng, đau họng và có triệu chứng sốt. Vậy trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Cách điều trị viêm họng cho trẻ như thế nào?
Nguyên nhân, dấu hiệu trẻ bị sốt do viêm họng cấp
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng cấp, trong đó có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Tùy từng nguyên nhân gây bệnh trẻ sẽ có các triệu chứng biểu hiện bệnh khác nhau. Các nguyên nhân thường gặp gây viêm họng cấp ở trẻ là:
Do nhiễm trùng
Trẻ có thể bị nhiễm trùng họng do virus hoặc vi khuẩn tấn công. Cụ thể:
- Do vi khuẩn: Các vi khuẩn thường tấn công vùng họng gây viêm họng là tụ cầu, phế cầu, bạch cầu, liên cầu nhóm A (là loại vi khuẩn nguy hiểm nhất).
- Virus: Khi trẻ bị virus xâm nhập và tấn công có thể xuất hiện các đợt sốt cấp tính do viêm họng. Virus gây bệnh phổ biến là virus cúm, sởi hoặc Adenovirus.
Do các nguyên nhân khác
- Khi môi trường sống của trẻ thay đổi đột ngột, thời tiết giao mùa cũng khiến hệ miễn dịch của trẻ không thích ứng kịp dẫn tới viêm họng.
- Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, có nhiều chất độc hại.
- Trẻ thường xuyên sử dụng thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng dẫn tới tổn thương niêm mạc họng.
Khi bị viêm họng cấp, các triệu chứng bệnh thường rất rõ ràng và biểu hiện ra bên ngoài qua các dấu hiệu sau đây:
- Trẻ bị sốt, có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao kéo dài.
- Chảy nước mũi, đau họng, nhức đầu, nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến.
- Trẻ bị ho, có thể ho khan hoặc ho có đờm.
- Trẻ bị chảy mủ tai, biếng ăn và nôn nhiều.
- Trẻ quấy khóc, co giật hoặc khó ngủ.
Cha mẹ cần hết sức lưu ý đến các biểu hiện của trẻ để có cách chăm sóc và điều trị phù hợp.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày?
Trẻ bị viêm họng sốt mấy ngày là câu hỏi của rất nhiều bậc cha mẹ. Thông thường, trong các đợt viêm họng cấp, trẻ có dấu hiệu sốt trong khoảng 2 đến 3 ngày. Nếu tình trạng không được can thiệp có thể kéo dài tới 5 hoặc 7 ngày.
Trong trường hợp trẻ bị viêm họng và sốt kéo dài đến 5 ngày, cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Hệ miễn dịch của trẻ còn kém, cơ thể trẻ còn non nớt nên cha mẹ cần hết sức thận trọng.
Trường hợp trẻ bị sốt kéo dài trên 10 ngày có thể bước sang giai đoạn nguy hiểm. Lúc này, trẻ có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm như viêm phế quản, thấp tim, viêm phổi, viêm cầu thận, viêm tai giữa hoặc viêm amidan…
Cách điều trị viêm họng cho trẻ
Viêm họng là bệnh lý khá dễ điều trị và có thể điều trị khỏi hoàn toàn. Để cắt cơn sốt cho trẻ và cải thiện sức khỏe, cha mẹ cần áp dụng các phương pháp điều trị sau đây:
Sử dụng thuốc Tây y
Trong các đợt viêm họng cấp, thuốc Tây y có tác dụng điều trị triệu chứng bệnh rất nhanh chóng. Các loại thuốc thường được chỉ định chữa viêm họng cho trẻ là:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Bao gồm Cephalexin, Amoxicillin và Penicillin.
- Nhóm thuốc hạ sốt bao gồm: Paracetamol hoặc Ibuprofen.
- Siro trị ho, long đờm.
- Nhóm thuốc chống sưng viêm như Mucomyst hoặc Mucosolvan.
Chữa viêm họng cho trẻ bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y điều trị viêm họng cho trẻ rất an toàn và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, các bài thuốc này còn có tác dụng tăng cường sức khỏe tổng thể, giúp phòng ngừa nguy cơ tái phát bệnh.
Bài thuốc Đông y thường được áp dụng là:
- Các nguyên liệu gồm có: 20gr kim ngân, 12gr các loại cương tàm, liên kiều, huyền sâm, ngưu bàng tử, kinh giới; 6gr bạc hà; 4gr các loại cam thảo, cát cánh.
- Thực hiện bằng cách: Rửa sạch tất cả các nguyên liệu, sắc với 800ml nước trong khoảng 1 giờ. Sau khi sắc thuốc, chia thuốc thành 2 phần và cho trẻ sử dụng hết trong ngày.
Với phương pháp này, cha mẹ cần hết sức kiên trì, thực hiện trong thời gian dài để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.
CÙNG CHỦ ĐỀ:
Áp dụng mẹo dân gian
Khi trẻ bị sốt do viêm họng cấp, để cải thiện tình trạng này một cách an toàn, cha mẹ có thể áp dụng các mẹo dân gian sau:
- Sử dụng tỏi: Trong tỏi có chứa nhiều hoạt chất có tính kháng sinh như Ajoene, Allicin. Các hoạt chất này có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn, làm sạch cổ họng rất tốt. cha mẹ có thể dùng tỏi giã nát, trộn với mật ong và hấp cách thủy và cho bé sử dụng.
- Chữa viêm họng bằng lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng tiêu đờm, giảm ho. Có thể lấy lá hẹ rửa sạch, trộn với đường phèn và chưng cách thủy, chắt lấy nước cốt cho trẻ uống hàng ngày.
- Sử dụng lá húng chanh: Chỉ cần lấy lá húng chanh và quất xanh, hấp cách thủy với đường phèn và cho trẻ uống giúp điều trị viêm họng cho trẻ.
- Gừng trị viêm họng: gừng giúp thải độc, chống khuẩn và giảm ho rất tốt. Để chữa viêm họng cho trẻ, cha mẹ chỉ cần lấy gừng thái lát mỏng, đun sôi với nước và cho thêm mật ong để bé uống mỗi ngày.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày? Lưu ý khi hạ sốt
Để hạ sốt, chữa viêm họng và phòng ngừa bệnh tái phát, bên cạnh các biện pháp điều trị căn nguyên gây bệnh, cha mẹ cần lưu ý:
- Đo nhiệt độ cho trẻ thường xuyên và sử dụng thuốc hạ sốt đúng hướng dẫn của bác sĩ.
- Phụ huynh cho trẻ mặc các loại quần áo thoáng mát. Có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh, chườm ấm để hạ thân nhiệt, giúp trẻ dễ chịu.
- Không đắp kín, bôi dầu gió hoặc thoa cao cho trẻ có thể khiến thân nhiệt tăng mạnh hơn.
- Khi sử dụng khăn hoặc giấy lau mũi, dãi, đờm cho trẻ, cần loại bỏ để ngăn ngừa vi khuẩn, virus trong dịch nhầy tái lây nhiễm.
- Nên cho trẻ uống nhiều nước để tránh mất nước, có thể uống nước hoa quả giúp thanh nhiệt cơ thể.
- Giữ môi trường thoáng mát, sạch sẽ với độ ẩm lý tưởng cho trẻ.
- Cần vệ sinh mũi, họng cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày.
- Sau khi điều trị bệnh, cần đưa trẻ đi tái khám thường xuyên theo định kỳ.
Trẻ bị viêm họng cấp sốt mấy ngày, cách điều trị bệnh và hạ sốt như thế nào đã được giải đáp trong bài viết trên. Cha mẹ cần nắm vững những kiến thức cơ bản để có thể phát hiện sớm và biết cách xử lý kịp thời khi con bị bệnh, giúp con phát triển khỏe mạnh.
THÔNG TIN QUAN TRỌNG:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!