Viêm xoang sàng cấp là gì? Các phương pháp điều trị có hiệu quả nhất hiện nay
Viêm xoang sàng cấp là một trong những thể viêm xoang phổ biến. Bệnh gây ra những khó chịu như đau nhức vùng trán, đỉnh đầu và sau gáy, chảy dịch mũi, có thể có mùi hôi. Tình trạng này có ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh. Vậy viêm xoang sàng cấp là gì, triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị chứng bệnh này ra sao?
Viêm xoang sàng cấp là gì?
Viêm xoang sàng cấp tính là tình trạng viêm ngắn hạn của màng lót dọc mũi và các vùng xoang xung quanh. Bệnh gây cản trở đến khả năng thoát dịch nhầy trong mũi và xoang và dẫn đến nghẹt mũi. Tình trạng này gây áp lực lên xương gò má, trên trán và gần mắt.
Trên thực tế, đây là căn bệnh không hiếm gặp. Theo một số nghiên cứu về chuyên khoa Tai mũi họng, viêm xoang cấp tính là hiện tượng phổ biến với tỉ lệ cứ 8 người lớn thì có 1 người mắc.
Xoang sàng nằm ở vị trí giữa hai hốc mắt, phía dưới trán và trên hốc mũi. Khi bộ phận này bị nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến tình trạng viêm và được gọi là viêm xoang sàng cấp, gây ra nhiều mệt mỏi cho người bệnh.
Người bị viêm xoang sàng cấp thường xuyên cảm thấy khó chịu, đau nhức ở vùng đỉnh đầu, sau gáy. Dịch nhầy từ mũi chảy xuống họng tạo ra đờm và trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, dẫn đến các bệnh đường hô hấp khác như viêm họng, viêm phế quản.
Viêm xoang sàng cấp thường được chia thành viêm xoang sàng trước và viêm xoang sàng sau, cụ thể:
- Viêm xoang sàng trước: Dịch nhầy bị ứ đọng ở mũi không được đẩy ra ngoài gây tắc nghẽn và đau nhức vùng mũi. Nhiều người bệnh bị nặng có thể suy giảm khứu giác, không ngửi hay phân biệt được mùi vị.
- Viêm xoang sàng sau: Ở thể xoang này, dịch nhầy bị dồn xuống vòm họng gây cảm giác khó chịu ở cổ họng, gây phản xạ ho, khác nhổ đờm liên tục.
Nếu bệnh nặng có thể gây ra các triệu chứng như viêm thanh quản, đau nhức đỉnh đầu, suy giảm thị lực, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh.
Nguyên nhân viêm xoang sàng cấp là gì?
Là một bệnh lý liên quan tới đường hô hấp, các nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm xoang sàng cấp cũng giống với nhiều căn bệnh cùng hệ khác. Bệnh khởi phát do sự xâm nhập và tấn công của các loại vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố khác như:
- Người có sức đề kháng kém: Những người có cơ địa và sức đề kháng kém hoặc suy giảm hệ miễn dịch do một nguyên nhân nào đó là đối tượng dễ bị tấn công bởi vi khuẩn và virus gây viêm xoang. Nhóm này gồm trẻ sơ sinh , trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người già.
- Do thay đổi thời tiết đột ngột: Giai đoạn chuyển mùa giữa nóng và lạnh thường là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn sinh sôi. Những người có khả năng thích nghi không tốt rất dễ bị rối loạn hệ miễn dịch, dẫn tới mắc viêm xoang cấp.
- Người thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiều khói bụi, khí thải, hóa chất độc hại hoặc thuốc lá. Đây là môi trường vô cùng dễ dàng cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi nảy nở.
- Viêm xoang sàng cấp do cấu trúc các hốc xoang: Những người có cấu trúc hốc xoang đặc biệt như có nhiều hang hốc hơn bình thường, vách ngăn hẹp, vẹo sẽ dễ bị ứ đọng dịch. Do vậy, dịch nhầy, vi khuẩn và máng bám dễ dàng tích tụ và gây viêm xoang.
- Người có tiền sử mắc các bệnh hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, cảm cúm thường xuyên, viêm amidan mãn tính… không được điều trị triệt để.
Ngoài ra, viêm xoang sàng cấp còn có thế do một số nguyên nhân khác như mũi bị chấn thương do va đập, polyp mũi,có dị vật trong mũi, viêm mũi dị ứng.
Triệu chứng viêm xoang sàng gồm những gì?
Viêm xoang sàng cấp khởi phát dễ nhầm lẫn với các thể viêm xoang khác hoặc bệnh lý hô hấp thường gặp. Tuy nhiên, sau đó bệnh diễn biến với các triệu chứng điển hình như:
- Chảy dịch mũi: Giai đoạn đầu của bệnh, người bệnh xuất hiện dịch mũi trong. Theo thời gian, khi mức độ tăng dần, dịch này sẽ đặc hơn có thể chuyển thành màu xanh hoặc trắng. Dịch chảy ra ngoài mũi, xuống cổ họng tạo đờm và gây ra phản xạ ho.
- Ngạt mũi, tắc mũi: Người bị viêm xoang sàng cấp có thể bị ngạt một bên mũi hoặc cả hai tùy thuộc vào mức độ viêm. Đây là hệ quả của việc dịch mũi chảy từ các hốc xoang ra mũi gây tắc nghẽn các lỗ thông xoang. Người bệnh bị ngạt mũi, tắc mũi, khó thở thậm chí giảm khả năng cảm nhận mùi hương.
- Đau nhức vùng đầu: Tùy theo vị trí xoang sàng trước hay xoang sàng sau mà mức độ và vị trí đau cũng khác nhau. Đau nhức có thể xuất hiện ở nhiều vùng khác nhau như đỉnh đầu, 2 bên thái dương, vùng sau gáy,… Tình trạng đau nhức sẽ trở nên trầm trọng hơn khi thời tiết thay đổi đột ngột và trong mùa lạnh.
- Viêm họng, ho: Các lỗ xoang được cấu tạo thông với mũi, vì vậy, khi dịch nhầy bị tắc nghẽn, không chảy ra được bằng đường mũi sẽ chảy xuống họng. Từ đó mắc lại trong cổ họng của người bệnh và gây ra phản xạ ho, khạc nhổ đờm. Biểu hiện này có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh lý hô hấp khác, dẫn đến chủ quan khiến bệnh tiến triển nặng. Do đó, người bệnh cần chú ý đến các biểu hiện khác đi kèm để phát hiện kịp thời.
- Suy giảm thị lực: Do xoang sàng nằm sát và được bao quanh bởi các dây thần kinh mắt. Vì thế, khi tình trạng viêm xoang sàng cấp xảy ra, bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt. Người bệnh có thể bị đau mỏi mắt, giảm thị lực, mờ mắt tạm thời. Một số người có hiện tượng sưng đỏ, đau nóng vùng mắt. Nếu viêm xoang sàng cấp không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng về mắt, thậm chí mù lòa.
Ngoài ra, bệnh nhân viêm xoang sàng cấp có thể gặp một số dấu hiệu khác như sốt, ăn không ngon, ngủ không yên, mệt mỏi, khó tập trung làm việc. Triệu chứng của viêm xoang sàng cấp không quá khó để nhận biết. Vì vậy, khi thấy có hơn 2 trong số các biểu hiện trên, bạn có thể đã bị viêm xoang.
Viêm xoang sàng cấp có nguy hiểm không?
Viêm xoang sàng cấp không phải là bệnh nan y cũng không phải là bệnh lý ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng ở mắt: Do các hốc xoang có các mạch máu liên kết với mắt, vị trí rất gần nhau nên có nguy cơ lây lan viêm nhiễm sang mắt. Người bệnh có thể gặp phải một số bệnh về mắt như viêm mí, viêm sưng ổ mắt. Sưng mắt, đau nhức mắt, suy giảm thị lực. Nguy hiểm hơn, viêm xoang sàng có thể dẫn đến mù lòa.
- Biến chứng đường hô hấp: Là bộ phận thuộc cơ quan hô hấp nên viêm xoang sàng cấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan khác như mũi, họng, phổi. Người bệnh viêm xoang thường xuyên bị tắc ngạt mũi và phải thở bằng miệng. Lúc này không khí sẽ không được làm sạch, dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến hệ hô hấp sau như viêm phế quản, viêm phổi, viêm họng.
- Viêm tắc tĩnh mạch hang: Đây là một biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm xoang sàng. Khi các ổ xoang viêm nhiễm mức độ nặng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch hang, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Ngoài ra, viêm xoang còn khiến dịch mủ chảy xuống cổ họng gây ho khan, lạc giọng, ho có đờm. Lâu dần dẫn tới áp xe, viêm vòm họng, ung thư vòm họng.
Cách điều trị viêm xoang sàng cấp hiệu quả
Nếu phát hiện và điều trị kịp thời trong giai đoạn đầu bệnh viêm xoang sàng hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm. Vì vậy, người bệnh cần tìm hiểu các hướng điều trị phù hợp dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Các phương pháp điều trị viêm xoang sàng phổ biến hiện nay gồm:
Mẹo chữa viêm xoang tại nhà
Trong dân gian lưu truyền nhiều cách chữa viêm xoang sàng cấp tại nhà an toàn được nhiều người áp dụng. Biện pháp này sử dụng nguyên liệu dễ tìm, gần gũi trong đời sống hàng ngày nên rất dễ thực hiện và không gây tác dụng phụ. Người bị viêm xoang sàng cấp có thể áp dụng một số mẹo dân gian tại nhà sau:
- Chữa viêm xoang sàng bằng củ gừng: Gừng là loại gia vị, bài thuốc dân gian có khả năng chống viêm, giảm đau, giúp chữa lành vết thương do viêm xoang sàng cấp. Người bệnh có thể dùng gừng trong các món ăn, kết hợp với mật ong hoặc uống trà gừng để giảm viêm xoang.
- Dùng hoa ngũ sắc: Rửa sạch, giã nát rồi vắt lấy nước cốt. Dùng bông gòn thấm nước cốt hoa ngũ sắc rồi nhét vào hốc mũi. Giữ trong khoảng 5-10 phút để thẩm thấu. Thực hiện 2 lần/ngày trong khoảng 1 tuần để nhận thấy hiệu quả rõ rệt.
- Lá lốt giảm viêm xoang sàng cấp: Lá lốt có tính ấm giúp kháng viêm, giảm đau hiệu quả ở người viêm xoang. Bạn rửa sạch lá lốt, cho vào đun sôi với nước rồi tắt bếp. Để ngoài cho nguội bớt rồi tiến hành xông mũi họng. Thực hiện đều đặn 1-2 lần/ngày với tần suất 2-3 lần/tuần.
Chữa viêm xoang sàng cấp bằng Đông y
Theo YHCT, viêm xoang sàng cấp nói riêng và viêm xoang nói chung đều do Can – Phế – Thận hư bị tổn thương. Khi cơ thể nhiễm hàn khí, hệ hô hấp bị tổn thương khiến người bệnh có biểu hiện đau nhức vùng đầu, chảy dịch mũi, nghẹt mũi. Vì vậy, các bài thuốc Đông y chủ yếu tập trung giải quyết căn nguyên gây bệnh, bồi bổ ngũ tạng, tăng sức đề kháng. Một số bài thuốc trị viêm xoang theo Đông y người bệnh có thể tham khảo như:
- Giảm viêm xoang các dược liệu gồm: 20gr thương nhĩ, 6gr lan hòe, 30gr ngải thảo, 10gr kinh giới, 4gr kim bồn thảo, 60gr gạo tẻ và đường cát trắng. Đem các vị thuốc sắc lấy nước rồi dùng nước này đổ vào gạo nấu thành cháo. Khi ăn cho thêm đường để tăng hương vị và dễ ăn hơn. Ăn món cháo này liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ giúp giảm đau đầu, nghẹt mũi và các triệu chứng do viêm xoang sàng cấp gây ra.
- Bài thuốc chữa Viêm xoang sàng cấp của Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân dân 102: Bài thuốc này được điều chế 100% từ nguồn thảo dược tự nhiên có khả năng điều trị viêm xoang sàng cấp tận gốc. Các nguyên liệu có trong bài thuốc đều là những dược liệu quý như bạch chỉ, tang diệp, kỷ tử, thục địa… Đây là nhóm dược liệu có khả năng loại trừ nguyên nhân gây viêm, cân bằng hệ miễn dịch, giảm nghẹt mũi ở người bệnh hiệu quả.
- Chữa viêm xoang sàng cấp tính bằng bài thuốc của Đỗ Minh Đường: Đây là bài thuốc đã lưu truyền hơn 150 năm qua và được phục dựng bởi lương y của dòng họ Đỗ Minh. Công dụng chính của bài thuốc Đông y này là tán hàn, thông kinh lạc. Trong bài thuốc đều là những loại thảo dược quý như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, thăng ma, cây giao… Ưu điểm của bài thuốc này là được bào chế dưới dạng cao đặc, giúp người bệnh dễ dàng sử dụng, không mất công sắc thuốc.
Điều trị viêm xoang sàng cấp theo Tây y
Điều trị viêm xoang bằng Tây ý có ưu điểm là tác dụng nhanh chóng. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh cụ thể, người bệnh sẽ sử dụng loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị viêm xoang sàng cấp gồm:
- Thuốc xịt mũi gồm Beclomethasone, Budesonide, Mometasone. Công dụng chính của nhóm thuốc này là giúp ngăn ngừa, điều trị viêm xoang. Bên cạnh đó, các bác sĩ có thể kê thuốc xịt mũi Oxymetazoline hoặc Phenylephrine trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên, bạn không nên dùng quá 2 ngày đối với loại thuốc này.
- Thuốc giúp thông mũi Drixoral, Sudafed và Actifed. Đây là 3 loại thuốc tiêu biểu được dùng nhiều trong các đơn thuốc trị viêm xoang sàng cấp. Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý sử dụng và không dùng quá 2 ngày.
- Thuốc kháng sinh nhóm Macrolid (gồm Azithromycin, Erythromycin), Amoxicillin. Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị viêm xoang sàng cấp do nhiễm trùng hoặc viêm xoang tái phát do vi khuẩn.
- Thuốc giảm ho, tiêu đờm: Neo Codion, Codepect, Atussin… những loại thuốc này hỗ trợ làm loãng dịch nhầy, giúp hệ hô hấp dễ chịu hơn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn kết hợp sử dụng thêm một số thuốc giúp làm loãng dịch nhằm cải thiện triệu chứng của bệnh. Ở người có sức đề kháng kém có thể bổ sung vitamin nhằm hỗ trợ điều trị dứt điểm bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý tuân thủ đúng liều lượng, không tự ý lạm dụng, thay đổi thuốc để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Nếu sử dụng thuốc không có hiệu quả, bệnh ở mức độ nặng người bệnh có thể cần can thiệp thủ thuật như nạo xoang, chọc xoang để hút mủ…
Địa chỉ khám chữa viêm xoang sàng uy tín, tốt nhất hiện nay
Để điều trị viêm xoang sàng hiệu quả, người bệnh cần tìm những địa chỉ uy tín và đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao. Dưới đây là một số cơ sở khám bạn có thể tham khảo:
Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương tại thành phố Hà Nội
Có trụ sở tại số 78 Đường Giải Phóng – Đống Đa – TP. Hà Nội, bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương là một trong những cơ sở đầu ngành trong điều trị viêm xoang sàng cấp. Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng giàu kinh nghiệm trong điều trị các vấn đề về hô hấp và đem lại kết quả tốt được người bệnh tin tưởng.
Khoa Tai Mũi Họng thuộc hệ thống Bệnh viện Bạch Mai
Đây là chuyên khoa nằm trong khuôn viên bệnh viện Bạch Mai. Bệnh viện có địa chỉ 78 Đường Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội. Khoa Tai Mũi Họng được trang bị hệ thống máy móc hiện đại giúp xử lý nhiều ca bệnh phức tạp, trong đó có viêm xoang sàng cấp và trở thành địa chỉ nhận được phản hồi tích cực từ người bệnh.
Khám tại Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân Dân 102
Tổ hợp Y tế cổ truyền Biện chứng Quân Dân 102 kết hợp khám và điều trị viêm xoang sàng cấp bằng phương pháp Đông và Tây y. Tại đây quy tụ nhiều cựu bác sĩ quân y, lương y YHCT tận tâm giàu kinh nghiệm. Bệnh viện hiện đã có cơ sở ở Hà Nội và Hồ Chí Minh.
Cụ thể, tại Hà Nội người bệnh đến khám tại địa chỉ Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy. Tại Hồ Chính Minh, bạn có thể đến khám tại địa chỉ Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức.
Cách phòng ngừa bệnh đơn giản, an toàn và hiệu quả
Để không mắc bệnh và tái phát viêm xoang sàng cấp bạn cần có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả như sau:
- Hạn chế và tránh tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi như công trường, bãi rác, khu công nghiệp…
- Thường xuyên vệ sinh mũi, miệng bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc nước muối pha loãng để làm sạch đường hô hấp.
- Vệ sinh cá nhân và giữ môi trường sống luôn sạch sẽ, thoáng mát để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng xoang mũi khi đi ra đường, đặc biệt là thời điểm giao mùa, thời tiết đột ngột thay đổi.
- Hạn chế thói quen đưa tay lên mũi miệng để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống đủ 2 lít nước mỗi ngày và rèn luyện cơ thể thường xuyên nhằm nâng cao sức đề kháng.
Viêm xoang sàng cấp là tình trạng bệnh lý đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi đối tượng, kể cả trẻ nhỏ. Bệnh có thể điều trị dứt điểm nếu phát hiện sớm và có phương pháp xử lý phù hợp. Do đó, khi có các dấu hiệu của bệnh bạn nên chủ động đến khám tại các cơ sở y tế để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Đọc nhiều
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!