Viêm xoang hàm 2 bên: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị 

4.9/5 - (8 bình chọn)

Viêm xoang hàm 2 bên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng sức khỏe. Sớm phát hiện bệnh giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu và cách chữa bệnh hiệu quả qua bài viết sau:

Nguyên nhân của bệnh viêm xoang hàm 2 bên

Những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm xoang hàm 2 bên gồm:

  • Môi trường: Không khí ô nhiễm, khói bụi, khói thuốc, nguồn nước ô nhiễm là những yếu tố gây bệnh trong nhiều trường hợp. Môi trường ô nhiễm kéo theo nhiều vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm mũi và biến chứng thành viêm xoang hàm.
  • Do cơ địa dị ứng: Nhiều người có cơ địa dễ mẫn cảm với hóa chất, thực phẩm. Khi tiếp xúc với tác nhân dị ứng, niêm mạc mũi bị phù nề, bít tắc lỗ thông xoang gây nhiễm trùng, viêm xoang.
  • Suy giảm hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch đóng vai trò bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, tác nhân xấu từ môi trường… Hệ miễn dịch suy giảm khiến hệ hô hấp bị tổn thương do các tác nhân bên ngoài.
  • Do vệ sinh kém: Không vệ sinh cá nhân đúng cách khiến vi khuẩn có môi trường để phát triển gây viêm xoang hàm 2 bên.
  • Viêm xoang do viêm mũi bội nhiễm: Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể biến chứng sang viêm xoang hàm 2 bên
  • Viêm xoang hàm 2 bên do bệnh răng miệng: Một số trường hợp bị bệnh do biến chứng từ viêm tủy răng, nhiễm trùng răng lợi…
Bệnh răng miệng biến chứng thành viêm xoang hàm 2 bên
Bệnh răng miệng biến chứng thành viêm xoang hàm 2 bên

Dấu hiệu nhận biết viêm xoang hàm 2 bên

Viêm xoang hàm 2 bên vốn là một dạng của viêm xoang, do đó bệnh có triệu chứng chung của viêm xoang như:

  • Đau đầu và mặt âm ỉ
  • Chảy dịch nhầy ở mũi
  • Sốt nhẹ đến sốt cao.

Bên cạnh đó, viêm xoang hàm 2 bên còn có triệu chứng khác nhau dựa vào dạng bệnh. Cụ thể như:

  • Viêm xoang hàm cấp tính: Tình trạng đau nhức đầu liên tục ở hàm trên, hốc mắt, thái dương… Các cơn đau xuất hiện cả ở hốc mắt trái và phải, nặng hơn khi hoạt động mạnh, cúi gập người. Dịch mũi của người bệnh loãng và đặc dần về sau, có màu vàng, mùi hôi. Triệu chứng bệnh cấp tính thường kéo dài trong 6 tuần
  • Viêm xoang hàm mãn tính:giai đoạn viêm xoang mạn tính, các cơn đau giảm nhưng tình trạng tắc mũi tăng cao. Người bệnh mệt mỏi, mũi chảy dịch có mùi hôi, màu vàng hoặc xanh, đau nhức ở thái dương.
  • Viêm xoang hàm do bệnh răng miệng: Người bệnh bị đau vùng mặt âm í, đặc biệt ở 2 bên má. Hơi thở hôi, có mùi khó chịu.
Chảy dịch nhầy ở mũi là dấu hiệu của bệnh
Chảy dịch nhầy ở mũi là dấu hiệu của bệnh

Bệnh viêm xoang hàm có gây nguy hiểm không?

Người bệnh không nên chủ quan khi bị viêm xoang hàm 2 bên. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng cho sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng.

Mức độ nghiêm trọng của các biến chứng phụ thuộc vào thể trạng từng người bệnh. Tuy nhiên, thông thường người bệnh sẽ bị suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch tiểu đường, lệch van mũi…

Với người bệnh bị viêm xoang hàm cấp hay viêm mủ xoang hàm do các bệnh về răng, các biến chứng có thể xuất hiện ví dụ như:

  • Bệnh viêm đa xoang: Viêm xoang hàm có thể làm tăng khả năng bị viêm xoang trán, viêm xoang sàng sau,… Đây đều là những vị trí gần nhau và có mối liên hệ với xoang hàm.
  • Viêm thanh quản, viêm họng: Dịch chảy từ xoang xuống niêm mạc họng gây viêm nhiễm kéo theo các bệnh hô hấp, tai mũi họng khác,
  • Viêm tĩnh mạch xoang, viêm thần kinh thị giác: Biến chứng xuất hiện do viêm xoang hàm 2 bên kéo dài.
Bệnh gây ra biến chứng viêm thần kinh thị giác
Bệnh gây ra biến chứng viêm thần kinh thị giác

Cách chữa bệnh viêm xoang hàm

Bệnh viêm xoang hàm 2 bên có thể điều trị bằng thuốc, hoặc các mẹo dân gian. Người bệnh có thể tham khảo thông tin điều trị dưới đây:

Chữa bệnh tại nhà

Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa chuyển biến phức tạp, người bệnh có thể tham khảo cách cải thiện triệu chứng tại nhà với mẹo dân gian. Cách này an toàn và lành tính nhưng hiệu quả chưa cao. Do đó, người bệnh cần kiên trì điều trị mới thấy được hiệu quả.

  • Gừng và ngó sen: Bạn chuẩn bị nửa củ ngó sen và 1 củ gừng. Ngó sen và gừng đem rửa sạch rồi giã nát. Bạn đắp hỗn hợp lên xoang hàm trong 15-20 phút rồi rửa sạch với nước.
  • Rượu hạt gấc: Bạn ngâm khoảng 30 hạt gấc nướng chín hoặc rang vàng với 300ml rượu trắng trong 2 tuần. Khi dùng, bạn lấy tăm bông thấm rượu rồi bôi lên mũi hoặc dùng bông thấm đắp lên xoang hàm. Cách này nên thực hiện 2-3 lần/ngày.
  • Tinh dầu bạc hà: Bạn dùng tinh dầu bạc hà nhỏ 1-2 giọt vào nước sôi. Dùng nước pha tinh dầu xông hơi mũi từ 10-15 phút. Mỗi ngày người bệnh làm cách này 1-2 lần.
Khi bệnh ở giai đoạn nhẹ, chưa chuyển biến phức tạp, người bệnh có thể tham khảo cách cải thiện triệu chứng tại nhà với mẹo dân gian
Khi bệnh chưa chuyển biến phức tạp, người bệnh có thể tham khảo cách cải thiện triệu chứng tại nhà với mẹo dân gian

Điều trị theo y học hiện đại

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đau đớn mà cơn xoang gây ra. Song song với đó, bác sĩ còn kê những loại thuốc kiểm soát nhiễm trùng. Một số thuốc được dùng phổ biến trong điều trị viêm xoang hàm hay nhiều thể viêm xoang cấp gồm có:

  • Kháng sinh: Thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh gồm các loại như penicillin, Macrolides, Trimethoprim/Sulfamethoxazole (TMP/SMX). Các loại thuốc kháng sinh được kê dựa trên mức độ viêm nhiễm của người bệnh, tiền sử dùng thuốc hay khả năng kháng kháng thuốc… Vi khuẩn gây viêm xoang có khả năng kháng thuốc đến 30% nên người bệnh cần cẩn trọng khi điều trị.
  • Thuốc corticoid: Corticoid toàn thân làm giảm nhanh triệu chứng sưng, phù nề.. Tuy nhiên, nhóm thuốc corticoid thường có tác dụng phụ như gây nhiễm trùng. Thuốc có thể được kê dưới dạng viên nén, siro…
  • Giảm đau hạ sốt: Người bị viêm xoang hàm thường có triệu chứng sốt. Khi cơn sốt cao xuất hiện, người bệnh sẽ được dùng paracetamol, ibuprofen, aspirin. Lưu ý, thuốc aspirin giúp giảm đau cực mạnh nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ. Loại thuốc này chỉ được dùng khi có kê đơn của bác sĩ và chống chỉ định cho người dưới 18 tuổi.

Khi điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, tránh tự ý mua hay dùng thuốc sai liều lượng.

Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đau đớn mà cơn xoang gây ra
Thuốc Tây y giúp giảm nhanh triệu chứng khó chịu, đau đớn mà cơn xoang gây ra

Bài thuốc Đông y

Trong Đông y có nhiều các loại thảo dược mang lại  hiệu quả cao khi chữa viêm xoang hàm 2 bên. Thuốc Đông y được ưa chuộng nhờ công dụng chữa bệnh bền vững, an toàn và phù hợp cho nhiều đối tượng bệnh nhân. Một số bài thuốc từ thảo dược Đông y chữa viêm xoang hàm 2 bên gồm có:

  • Bạch đàn: Bạn dùng 15gr bạch đàn sắc cùng 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Người bệnh uống thuốc trong ngày, khi còn ấm và cho thêm đường cho dễ uống hơn.
  • Tân di: Bạn chuẩn bị 3gr tân di đem sắc cùng 200ml nước. Mỗi ngày, người bệnh chia thuốc thành 2 phần uống trong ngày.
  • Ké đầu ngựa: Nguyên liệu cần có là 20gr ké đầu ngựa. Người bệnh sắc ké đầu ngựa với 3 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Thuốc chia thành 2 phần và cho người bệnh uống luôn trong ngày.

Thuốc Đông y sẽ tác dụng từ từ, do đó người bệnh cần kiên trì uống thuốc để thấy hiệu quả. Thành phần bài thuốc có thể gia giảm theo thể trạng mỗi người. Tốt hơn hết, bạn nên đến các cơ sở khám bệnh bằng y học cổ truyền để bác sĩ khám và kê đơn phù hợp.

Phòng ngừa bệnh viêm xoang hàm 2 bên

Viêm xoang hàm sàng 2 bên có thể được ngăn ngừa và đẩy lùi nhanh chóng nếu người bệnh lưu ý đến thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng hàng ngày. Theo đó, những điều cần ghi nhớ cho người bệnh gồm:

  • Bạn cần giữ cho môi trường sống hàng ngày sạch sẽ, tránh xa những chất độc hại, khói bụi ô nhiễm.
  • Người bệnh xoang cần che chắn cẩn thận khi ra đường và tránh làm việc trực tiếp trong môi trường nhiều bụi bặm
  • Làm việc quá sức hay để tinh thần căng thẳng kéo dài có thể khiến bệnh nặng hơn
  • Người bệnh viêm xoang hàm 2 bên nên uống nước ấm hoặc nước nguội, tránh uống nước lạnh.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Người bệnh viêm xoang hàm 2 bên nên uống nước ấm hoặc nước nguội
Người bệnh viêm xoang hàm 2 bên nên uống nước ấm hoặc nước nguội
  • Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh nên tăng cường thực phẩm giàu omega-3, vitamin, rau củ để nâng cao sức đề kháng.
  • Người bệnh phải hạn chế ăn đồ ăn nhiều gia vị, đồ dầu mỡ, dùng chất kích thích, rượu bia…

Trên đây là những thông tin bạn đọc cần biết về bệnh viêm xoang hàm 2 bên. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có đủ hiểu biết để phòng ngừa cũng như đẩy lùi bệnh nhanh chóng.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Cập nhật: 10:06 Chiều , 23/09/2021
Bật mí 13 bài thuốc trị viêm xoang trẻ em an toàn, hiệu quả
Thay vì phụ thuộc vào thuốc Tây tiềm tàng những nguy hại cho sức khỏe, nhiều bố mẹ quyết định...
Viêm xoang mũi dị ứng thời tiết có thuật ngữ tiếng Anh là Weather allergic rhinitis
Viêm xoang mũi dị ứng thời tiết là gì và hướng điều trị hiệu quả
Viêm xoang mũi dị ứng thời tiết được xem là tình trạng phổ biến hiện nay mà rất nhiều người...
Viêm xoang trán mãn tính
Viêm xoang trán mãn tính: Biến chứng nguy hiểm và cách điều trị
Xoang trán là vùng xoang dễ bị viêm hơn cả. Nếu không sớm điều trị, bệnh có thể chuyển biến...
Viêm xoang trán có gây đau đầu không
Viêm xoang trán có gây mất ngủ không – Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Viêm xoang trán lâu ngày không được điều trị kịp thời có thể chuyển thành mãn tính, thậm chí gây...
Viêm xoang ù tai là một triệu chứng rất phổ biến gây khó chịu cho người bệnh
Viêm xoang ù tai: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bệnh
Viêm xoang ù tai là một hiện tượng phổ biến gặp phải của mọi người khi mắc bệnh. Đây là...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top