Ho về đêm là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì, điều trị như thế nào?

4.9/5 - (9 bình chọn)

Ho khó thở về đêm là triệu chứng về hô hấp phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cần sớm được điều trị tránh dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ho về đêm và cách điều trị hiệu quả.  

Nguyên nhân gây ho về đêm khi ngủ

Các chất nhầy, đờm ứ ở cổ họng sẽ gây hiện tượng ho về đêm có đờm. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của người bệnh. Triệu chứng ho về đêm có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó các nguyên nhân chính phải kể đến:

  • Nhiệt độ phòng xuống thấp: Nhiệt độ thường hạ về đêm, đặc biệt khi thời tiết chuyển mùa. Không khí vào ban đêm cũng khô hơn, khiến cổ họng dễ bị khô, kích ứng gây ra ho
  • Do tư thế ngủ: Khi ngủ không gối đầu hay để đầu thấp sẽ khiến dịch nhầy ở mũi chảy xuống họng gây ho.
  • Chất gây dị ứng: Ho về đêm xuất hiện khi trẻ hít phải các tác nhân gây kích thích niêm mạc họng. Những chất gây dị ứng thường là lông động vật, phấn hoa, khói thuốc…
  • Phòng ngủ không vệ sinh: Phòng ngủ không sạch sẽ, bức bí là nguyên nhân gây ho nhiều về đêm và sáng sớm. Đồ đạc trong nhà dễ bám bụi, nếu không thường xuyên vệ sinh sẽ trở thành nơi trú ngụ của nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số người sử dụng thuốc điều trị như huyết áp, tim mạch thường gặp tác dụng phụ như bị ho, khó thở về ban đêm khi nằm.
  • Cổ họng có dị vật: Đây là nguyên nhân phổ biến nhiều hơn ở trẻ nhỏ. Các dị vật gây cản trở đường thở khiến người bệnh ho nhiều, không thở. Cần nhanh chóng loại bỏ các dị vật để không gây ra nguy hiểm đến tính mạng.
Phòng ngủ không sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây ho về đêm
Phòng ngủ không sạch sẽ cũng là nguyên nhân gây ho về đêm

Ngoài ra, chứng ho về đêm còn có thể do một số bệnh lý gây ra như sau:

  • Hen suyễn: Bệnh làm đường thở bị thu hẹp dẫn đến nghẹt thở, ho nhiều về đêm. Hen suyễn còn đi kèm triệu  chứng thở rít, mệt mỏi, khó ngủ, đau thắt ngực.
  • Viêm nhiễm đường hô hấp: Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp phổ biến như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang… Những bệnh lý này đều có triệu chứng là ho dai dẳng, ho nhiều đặc biệt vào đêm khi ngủ.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Ho là triệu chứng thứ phát của trào ngược dạ dày thực quản. Acid ở dạ dày trào ngược và động ở niêm mạc họng gây tổn thương họng dẫn đến ho. Triệu chứng bệnh thường bùng phát vào buổi tối và đêm.
  • Lao phổi: Ho dai dẳng kéo dài vào ban đêm và sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lao phổi. Đây là bệnh lý hết sức nguy hiểm do đó người bệnh không được chủ quan.

Hay ho về đêm có nguy hiểm không, khi nào cần đi bác sĩ?

Thông thường, ho về đêm có thể tự thuyên giảm sau một thời gian nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, một số trường hợp bệnh dễ chuyển biện nặng, đi kèm các bệnh lý nguy hiểm như: Viêm họng mãn tính, ung thư phổi, ung thư vòm họng…

Khi nhận thấy bệnh chuyển biến bất thường, bạn nên sớm đi khám để có biện pháp chữa trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo bệnh đang ở mức độ nghiêm trọng:

  • Ho dai dẳng kéo dài trên 2 tháng
  • Người bệnh thường xuyên mất ngủ và có dấu hiệu suy nhược cơ thể do ho nhiều về đêm
  • Ho kèm sốt cao, đau tức ngực, ho ra đờm có máu, sụt cân bất thường…

Người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan khi có hiện tượng ho, khó thở về đêm kéo dài. Sớm có biện pháp điều trị sẽ giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh.

Ho ra máu, ho kèm sốt cao là dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ
Ho ra máu, ho kèm sốt cao là dấu hiệu cho thấy bạn cần đi khám bác sĩ

Cách điều trị cho người bị ho về đêm

Có nhiều phương pháp điều trị chứng ho về đêm kéo dài như mẹo dân gian, thuốc Tây y, thuốc Đông y… Dựa trên cơ địa và thể trạng bệnh mỗi người mà biện pháp chữa bệnh được áp dụng sẽ khác nhau. Bạn đọc có thể tham khảo những cách chữa ho phổ biến dưới đây:

Chữa bệnh ho nhiều vào ban đêm bằng thuốc Tây y

Thuốc Tây y giúp làm giảm nhanh triệu chứng ho, khó thở. Tuy nhiên, cách này tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, người bệnh không tự ý mua và dùng thuốc mà cần làm theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Một vài loại thuốc phổ biến dùng để chữa ho vào ban đêm gồm:

  • Giảm ho: Neo Codion, Codepect, Rhumenol…. Có tác dụng giảm đau, hạn chế các cơn ho nhiều về đêm
  • Thuốc kháng sinh: Roxithromycin, Penicillin, Amoxicillin… Mang lại hiệu quả tiêu diệt và hạn chế hoạt động gây bệnh của vi khuẩn và giảm các cơn ho vào ban đêm.
  • Thuốc long đờm: Acodine, Acetylcystein, Terpicod, Passedyl, Terpin,… Làm loãng đờm trong cổ họng, sử dụng nhiều cho người bệnh ho nhiều về đêm có đờm.
  • Thuốc chống viêm: Alphachymotrypsin, Serrapeptase,… Tác dụng giảm tình trạng viêm sưng, đau rát cổ họng, làm thông thoáng cổ họng khi bị ho.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol, Aspirin… Giúp giảm đau, hạ sốt hiệu quả, dùng cho người bệnh ho có kèm triệu chứng sốt cao
  • Viên ngậm, siro ho: Dùng để làm dịu cơn rát họng, đẩy lùi cơn ho tại chỗ
Các loại thuốc chữa ho từ Tây y
Các loại thuốc chữa ho từ Tây y

Chữa ho nhiều về đêm bằng mẹo dân gian tại nhà

Nếu dùng thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ thi mẹo dân gian lại an toàn, lành tính hơn. Người bệnh có thể dễ dàng áp dụng cách này tại nhà để cải thiện chứng ho dai dẳng vào ban đêm. Một số công thức thường được người bệnh áp dụng có thể kể đến như:

  • Bài thuốc từ mật ong:

Trong mật ong chứa nhiều dưỡng chất có công dụng kháng viêm, tiêu diệt vi khuẩn đồng thời làm dịu cổ họng. Mật ong còn cải thiện chứng trào ngược dạ dày thực quản – một trong những nguyên nhân gây ho về đêm.

Bạn dùng 1-2 thìa cà phê mật ong nguyên chất, pha với nước ấm để uống trước khi đi ngủ và sáng khi thức giấc. Cách này chỉ áp dụng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và người trưởng thành.

  • Củ cải trắng:

Củ cải trắng có tính mát, vị thanh ngọt, được dùng trong một số bài thuốc Đông y chữa bệnh tiêu hóa, hô hấp… Bạn có thể sử dụng củ cải trắng để cải thiện triệu chứng ho có đờm về đêm. Cách chữa bệnh này áp dụng được cả cho trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai…

Bạn dùng 200gr củ cải tươi thái hạt lựu, cho củ cải vào 800ml nước và đun sôi trong 15 phút. Phần nước đun được, chia thành nhiều phần để cho người bệnh uống giúp giảm ho, long đờm.

  • Ngậm ô mai mơ

Người bệnh ngậm ô mai mơ trực tiếp để giảm đau rát ở cổ họng, hoặc hãm ô mai với nước sôi, dùng nước để uống trước khi đi ngủ.

Lưu ý: Cách chữa bệnh bằng mẹo dân gian thường có tác dụng chậm và không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Khi thấy tình trạng ho về đêm chuyển biến phức tạp, người bệnh nên sớm đi khám và áp dụng cách điều trị được bác sĩ chỉ định.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

Ô mai có công dụng giảm ho
Ô mai có công dụng giảm ho

Phương pháp chữa ho từ Đông y

Hiện nay, không ít người bệnh tìm đến Đông y để chữa bệnh. Đông y có ưu điểm giúp trị ho tận gốc từ sâu căn nguyên. Thành phần thuốc từ thảo dược, an toàn và lành tính. Triệu chứng ho nhiều về đêm sẽ được đẩy lùi và ngăn chặn tái phát. Một số bài thuốc Đông y chữa ho về đêm bạn đọc có thể tham khảo:

  • Bài thuốc với kha tử:

Kha tử có vị chua, đắng, được quy vào kinh phế, dùng nhiều trong thuốc chữa viêm họng, ho kéo dài. Trong thảo dược này còn chứa nhiều dưỡng chất có tính kháng viêm, kháng khuẩn…

Nguyên liệu: 10gr kha tử, 8gr cam thảo và 12gr cát cánh

Cách sắc: Các thảo dược đem đi sắc cùng 400ml nước cho đến khi cô đặc còn ½. Người bệnh dùng thuốc mỗi ngày sẽ thấy bệnh có chuyển biến tốt.

  • Bài thuốc với la hán quả: 

La hán có vị ngọt, công dụng nhuận phế và lợi hầu. Quả la hán cũng có các dưỡng chất kháng viêm, giảm đau vùng họng hiệu quả.

Thành phần: 100gr các nguyên liệu gồm la hán quả, cát cánh, nạ sâm sa, la tỳ bà

Cách sắc: Các nguyên liệu được chuẩn bị đem đi sắc với 500ml nước cho đến khi nước còn lại phân nửa. Bạn thêm vào thuốc một ít đường phèn và khuấy cho tan. Mỗi ngày dùng cho người bệnh 10ml, uống mỗi ngày 3 lần.

  • Bài thuốc với cây bách bộ: 

Bách hộ có vị ngọt, ấm quy vào kinh phế. Dưỡng chất trong bách bộ có khả năng ức chế phản xạ ho, giảm các cơn ngứa rát họng về đêm.

Thành phần: 12gr bách bộ, 8gr mỗi loại kinh giới và cát cánh, 6gr mỗi loại cam thảo và gừng tươi.

Cách sắc: Các nguyên liệu đem sắc với 500m nước cho đến khi cô đặc còn 1/2 . Người bệnh chia thuốc thành các phần nhỏ để uống trong ngày.

Thuốc Đông y chữa ho dứt điểm
Thuốc Đông y chữa ho dứt điểm

Những điều cần lưu ý khi bị ho nhiều vào ban đêm

Để ngăn chặn bệnh ho kéo dài cũng như hỗ trợ việc điều trị, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bạn nên điều chỉnh tư thế ngủ, sao cho đầu được gối cao vừa phải, hơi dốc tránh tình trạng gập cổ
  • Người bệnh có thể áp dụng cách làm nóng gan bàn chân bằng cách xoa dầu để hạn chế cơn ho
  • Xông hơi tinh dầu thảo dược cũng là cách để giảm ho hiệu quả, giúp tinh thần thư giãn, dễ ngủ hơn.
  • Người bệnh nên tắm nước ấm, không nên tắm muộn để tránh cho cơ thể không bị lạnh
  • Cơn ho kéo dài quá 5 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đi khám để có biện pháp chữa bệnh cho phù hợp
  • Người bệnh cần thường xuyên vệ sinh vòm họng bằng cách súc miệng nước muối
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng có nhiều thực phẩm có lợi cho cổ họng giúp bệnh nhanh khỏi hơn
  • Người bệnh cần hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích, hút thuốc lá
  • Cơ thể cần được cung cấp lượng nước cần thiết từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày
  • Khi bị bệnh, bạn phải hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi và các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông động vật…
  • Giữ cho phòng ngủ được thoáng sạch, nhiệt độ phòng không nên thấp hơn 25 độ C

Ho về đêm có thể là dấu hiệu cảnh báo rằng sức khỏe của bạn đang gặp những vấn đề nghiêm trọng. Nhận biết và sớm có biện pháp phòng cũng như chữa bệnh sẽ hạn chế được các biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình các thông tin hữu ích để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

BÀI VIẾT HỮU ÍCH:

Cập nhật: 1:35 Chiều , 11/09/2021
Điều trị ho bằng thuốc nam tại Hồ Chí Minh địa chỉ nào uy tín
Điều trị ho bằng thuốc nam tại Hồ Chí Minh địa chỉ nào uy tín?
Câu hỏi: Mấy năm trước, con tôi bị viêm phế quản 2 lần. Cháu đã được điều trị bằng kháng...
Ho kéo dài
Ho kéo dài không hết là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Ho nhiều kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm. Việc...
Giải pháp ho Quân dân 102
Giải pháp ĐỘT PHÁ chữa ho HẾT DAI DẲNG tại Bệnh viện Tai Mũi Họng...
Điều trị ho kéo dài luôn là thách thức lớn đối với nhiều bệnh nhân, điều trị không đúng hướng...
Nhiều tờ báo uy tín đánh giá cao Thanh hầu bổ phế thang
Góc Nhìn Báo Chí Về Thanh Hầu Bổ Phế Thang Chữa Viêm Họng, Viêm Amidan
Mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm họng, viêm amidan, ho và được hàng nghìn người bệnh...
Chú Nguyễn Xuân Mai
Chấm dứt chuỗi ngày khổ sở dùng kháng sinh chữa ho nhờ bài thuốc VÀNG
Gần 10 năm chung sống với bệnh ho mãn tính, lúc nào trong người cũng đủ loại thuốc uống, thuốc...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top