Ho sổ mũi sốt là bệnh gì, uống thuốc gì nhanh khỏi?

4.9/5 - (7 bình chọn)

Ho sổ mũi thường đi kèm các triệu chứng khác như đau họng, sốt… Nếu tình trạng bệnh kéo dài, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh sẽ bị ảnh hưởng. Cùng tìm hiểu sốt ho sổ mũi là bệnh gì, điều trị như thế nào qua bài viết dưới đây.

Ho sổ mũi đau họng có nguyên nhân do đâu?

Ho sổ mũi là phản xạ của cơ thể khi gặp các dị nguyên từ môi trường hay tác động của nhiều bệnh lý khác nhau. Đây là dấu hiệu của một số vấn đề cho thấy sức khỏe bạn đang suy yếu hoặc bạn đang mắc các bệnh về hô hấp. Ho sổ mũi sốt có thể là triệu chứng của những bệnh sau:

Các bệnh lý về mũi họng

Các bệnh như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm xoang… thường có biểu hiện là ho và sổ mũi. Bệnh dễ gặp ở nhiều đối tượng trong đó phổ biến nhất là trẻ nhỏ.

Nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do sức đề kháng của người bệnh kém, dễ bị các vi khuẩn, virus từ môi trường xâm nhập và gây bệnh. Bên cạnh đó, các yếu tố như thời tiết thay đổi, tiếp xúc với khói bụi thường xuyên.. sẽ tăng khả năng nhiễm bệnh.

Trẻ nhỏ bị ho sổ mũi tiêu chảy
Trẻ nhỏ bị ho sổ mũi tiêu chảy

Các bệnh về phổi và thanh quản

Khi thấy cơ thể có hiện tượng ho, sổ mũi đồng thời bị mất giọng, khản tiếng thì có thể bạn đang bị viêm phổi hoặc viêm phế quản.

Viêm phế quản dai dẳng khiến chú Minh "ho nổ cổ" suốt ngày suốt đêm. Căn bệnh này đeo bám gần chục năm cho tới khi chú biết đến bài thuốc Thanh hầu bổ phế thang được phục dựng từ bài thuốc chữa ho của Ngự y Cung đình Huế.

Bệnh bùng phát do vi khuẩn, virus từ hệ hô hấp gây ảnh hưởng các cơ quan như phổi và thanh quản. Bạn không nên chủ quan trước những dấu hiệu trên, bởi bệnh có thể biến chứng nặng nếu không được điều trị kịp thời .

Cảm lạnh

Thời tiết thay đổi hay nằm trong phòng điều hòa lạnh là nguyên nhân khiến bạn bị cảm cũng như sổ mũi, đau đầu… Khi này người bệnh thường ho dai dẳng, ho có đờm kèm chảy nước mũi.

Ở mức độ nặng, bệnh còn dẫn đến sốt cao, khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, suy nhược. Do vậy, việc giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết lạnh, giao mùa là điều cần thiết, đặc biệt là với trẻ nhỏ.

Ho sổ mũi kéo dài có nguy hiểm không?

Hiện tượng ho sổ mũi kéo dài thường khiến người bệnh lo lắng. Mũi họng là các cơ quản thường xuyên phải tiếp xúc với vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh từ môi trường. Nếu không được chăm sóc và phòng bệnh, cơ quan này dễ bị tổn thương và bệnh có nguy cơ cao chuyển thành dạng mãn tính.

Triệu chứng bệnh đeo bám làm suy giảm sức khỏe của người bệnh. Đồng thời đây chính là khởi phát cho nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm họng mãn tính, hen suyễn…

Nếu bệnh không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng đe dọa tính mạng đặc biệt là với trẻ nhỏ. Do vậy, người bệnh không nên coi thường mà nên chủ động tìm kiếm cách chữa bệnh dứt điểm.

Đặc biệt, nếu cơ thể có các dấu hiệu sau, bạn cần sớm đến gặp bác sĩ để kiểm tra:

  • Sốt cao trên 38 độ, dùng thuốc hạ sốt không hiệu quả
  • Ho sổ mũi kéo dài trên 10 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Ho đi kèm đau tức ngực và khó thở
  • Ho, xì mũi ra máu hay đờm, dịch có máu
Nếu người bệnh sốt cao, kéo dài cần đi bệnh viện kiểm tra
Nếu người bệnh sốt cao, kéo dài cần đi bệnh viện kiểm tra

Những cách điều trị cho người bị ho sổ mũi

Nếu các biểu hiện của bệnh mới khởi phát và ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa bệnh ho tại nhà. Cách này được đánh giá cao về độ an toàn và tiện dụng. Dưới đây là hướng dẫn:

Dân gian chữa ho sổ mũi

  • Dùng lá hẹ 

Lá hẹ là thảo dược được dùng trong các bài thuốc chữa ho. Bài thuốc từ hẹ dùng được cho cả trẻ nhỏ và người lớn.

Cách làm: Bạn chuẩn bị 1 nắm lá hẹ, rửa sạch rồi cắt khúc cho vào bát cùng đường phèn. Hẹ được hấp cách thủy trong 20 phút rồi lấy phần nước để dùng hàng ngày.

  • Dùng húng chanh và quả quất 

Đây là bài thuốc dân gian được nhiều người áp dụng mang lại hiệu quả cao. Húng chanh và quất đều là những nguyên liệu giúp làm dịu cổ họng, thông mũi, tiêu đờm.

Cách làm: Nguyên liệu cần có gồm 20 lá húng chanh cùng 4-5 quả quất. Bạn rửa sạch các nguyên liệu, thái quất thành lát mỏng, bỏ hạt và đem xay nhuyễn. Hỗn hợp xay được đem chưng với đường phèn rồi chắt lấy nước. Người bệnh dùng phần nước để uống mỗi ngày.

Bài thuốc chữa ho sổ mũi dân gian từ lá hẹ
Bài thuốc chữa ho sổ mũi dân gian từ lá hẹ

Thuốc Tây y

Ho sổ mũi uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người. Thuốc Tây y có ưu điểm phát huy hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu dùng sai liều lượng, người bệnh có thể gặp những tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các loại thuốc thông dụng để điều trị ho sổ mũi lâu ngày không khỏi gồm có:

  • Nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch niêm mạc mũi họng. Cách này giúp giảm các triệu chứng khó chịu, đau rát ở mũi, họng đồng thời hỗ trợ điều trị ho, sổ mũi.
  • Thuốc ho: Codein,  Dextromethorphan,… mang lại công dụng ức chế quá trình hình thành các cơn ho. Tuy nhiên, thuốc dễ gây mệt mỏi, mất ngủ cho người dùng.
  • Thuốc kháng histamin: Dexclorpheniramin và Clorpheniramin… chống lại các tác nhân gây dị ứng, giảm tình trạng nghẹt mũi, ho, khó thở.
  • Thuốc kháng sinh: Tetracyclin, corticoid,… dùng ch trường hợp sổ mũi do đường hô hấp bị nhiễm khuẩn.
  • Siro ho: Astex, Atussin, Prospan… giảm ho, long đờm, điều trị ho khan, sổ mũi…

Người bệnh nên đi khám và dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn. Tuyệt đối không nên tự ý mua và dùng sai liều lượng, lạm dụng thuốc…

Thuốc ho, tiêu đờm, kháng sinh... thường được kê cho người bệnh
Thuốc ho, tiêu đờm, kháng sinh… thường được kê cho người bệnh

Thuốc Đông y

Ho và sổ mũi kéo dài ở người lớn cũng như trẻ nhỏ có thể chữa dứt điểm, an toàn nhờ thuốc Đông y. Đông y chữa bệnh tận gốc từ  căn nguyên bên trong, đồng thời bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, thuốc hạn chế được khả năng tái phát của ho, sổ mũi. Người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc Đông y trị bệnh dưới đây:

  • Bài thuốc 1: 

Thành phần: Quế chi 4 – 6gr, thương nhĩ tử 12gr, kinh giới 8gr, bạch chỉ 8gr, thông bạch 8gr, bèo cái 10gr, mã đề 10gr, đại táo 3 quả, gừng tươi 5gr

Cách dùng: Các vị thuốc được sắc chung với 600ml nước cho đến khi cạn còn 250ml. Thuốc sắc được người bệnh chia thành 2 lần uống trước khi ăn, uống khi thuốc ấm.

  • Bài thuốc 2:

Thành phần: Bồ công anh 12gr, ké đầu ngựa 12gr, kim ngân hoa 16gr, kinh giới 8g, mã đề 10gr, dâu tằm 10gr, cam thảo nam 8gr, cúc tần 8gr, diếp cá 10gr, bạc hà 8gr.

Cách làm: Bạn đem các vị thuốc đi sắc với 750ml nước cho đến khi còn 300ml. Thuốc được chia thành 2 phần dùng để uống trước khi ăn.

NGƯỜI ĐỌC CÓ THỂ THAM KHẢO:

Những lưu ý trong cách chăm sóc cho người bệnh

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao cũng như ngăn chặn bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Hạn chế tiếp xúc với những người mắc các bệnh hô hấp để hạn chế khả năng lây nhiễm
  • Người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, giàu dinh dưỡng, tránh xa những thực phẩm có hại, chất kích thích, khói thuốc, rượu bia…
Người bệnh không nên uống bia, rượu, hút thuốc lá...
Người bệnh không nên uống bia, rượu, hút thuốc lá…
  • Bạn cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết vào mùa lạnh, giữ nhiệt độ phòng ngủ trên 25 độ để không bị cảm lạnh
  • Tăng cường tập thể thao, vận động khoa học giúp thể trạng khỏe mạnh hơn, hệ miễn dịch được cải thiện
  • Người bệnh cần hạn chế tiếp xúc với khói bụi, lông động vật, phấn hoa…
  • Bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra khi bệnh chuyển biến nặng, kéo dài nhiều ngày

Trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp câu hỏi ho sổ mũi sốt là bệnh gì, cảm ho sổ mũi uống thuốc gì? Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình cách tự chăm sóc và lựa chọn phương pháp chữa bệnh phù hợp.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Cập nhật: 1:35 Chiều , 11/09/2021
Bác sĩ Lê Phương chia sẻ về giải pháp trị ho toàn diện
BS. Lê Phương chỉ rõ sai lầm phổ biến trong điều trị ho và gợi...
Khi có triệu chứng ho, không phải ai cũng xử trí đúng phương pháp. Nhiều người thường chủ quan tự...
Người bị ho có nên ăn trứng không? Cần lưu ý những gì?
Người bị ho có nên ăn trứng không? Cần lưu ý những gì?
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng giúp kiểm soát tình trạng ho hiệu quả. Việc ăn uống...
Ho khó thở
Ho khó thở là biểu hiện của bệnh gì, có nguy hiểm không?
Ho nhiều khó thở khiến cho sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh suy giảm. Vậy bị...
Bà bầu bị ho
Bà bầu bị ho phải làm sao, uống thuốc gì nhanh khỏi?
Nhiều mẹ bầu thường gặp tình trạng ho trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Vậy bà...
Thanh Hầu Bổ Phế Thang dùng cho đối tượng nào, chi phí bao nhiêu
Chuyên gia giải đáp: Bài thuốc chữa ho Quân dân dành cho đối tượng nào,...
Bài thuốc điều trị ho Quân dân 102 Thanh Hầu Bổ Phế Thang có hiệu quả thực tế cao trên...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top