Bà bầu bị ho phải làm sao, uống thuốc gì nhanh khỏi?

4.9/5 - (10 bình chọn)

Nhiều mẹ bầu thường gặp tình trạng ho trong giai đoạn 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ. Vậy bà bầu bị ho liệu có ảnh hưởng đến thai nhi không và chữa như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng ho ở phụ nữ mang thai. 

Bà bầu bị ho có nguyên nhân do đâu?

Ho khi mang thai là tình trạng thường gặp ở các mẹ bầu. Người bệnh thường cảm thấy cổ họng ngứa ngáy, ho ra đờm, khó thở… Bệnh ho này xuất hiện có thể do một số nguyên nhân như:

  • Hệ miễn dịch yếu: Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi về nội tiết tố. Điều này dẫn đến sự suy giảm của sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Khi này mẹ bầu dễ mắc các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan gây ra ho.
  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết vào thời điểm giao mùa thường thay đổi đột ngột khiến cơ thể người mẹ chưa kịp thích ứng. Bệnh cảm cúm, cảm lạnh gây đau họng và ho dễ bùng phát ở điều kiện thời tiết này.
  • Dị ứng: Việc tiếp xúc với hóa chất, lông chó mèo, bụi bẩn có thể làm cho bà bầu bị ho
  • Lưu lượng tuần hoàn máu tăng: Từ tuần thứ 4 của thai kỳ lưu lượng máu trong cơ thể mẹ bầu tăng nhanh. Bà bầu bị ho 3 tháng đầu đa phần do áp lực các mạch máu ở khoang mũi. Chúng kích thích cơ thể người mẹ tiết dịch nhầy ở mũi, gây nghẹt mũi và ho có đờm.
  • Bệnh dạ dày: Bà bầu bị ho 3 tháng cuối là do thai nhi lớn và tạo áp lực lên ổ bụng gây ra các bệnh về dạ dày cho người mẹ. Bà bầu bị ho và trào ngược dạ dày do acid ứ đọng ở cổ họng gây viêm họng.
  • Các bệnh về phổi: Phổi tắc nghẽn, hen phế quản, xoang,.. là những bệnh lý mà phụ nữ mang thai dễ mắc phải và gây ra hiện tượng ho. Mẹ bầu không nên chủ quan mà cần sớm có phương pháp điều trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Hệ miễn dịch yếu khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh về hô hấp
Hệ miễn dịch yếu khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh về hô hấp

Em bé có bị ảnh hưởng khi bà bầu bị ho không?

Các cơn ho thông thường sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe thai nhi. Khi ho, mẹ bầu nên tập thói quen giữ tay dưới bụng để tránh các tác động đến em bé. Nếu được chăm sóc đúng cách, tình trạng bị ho khi mang thai có thể tự thuyên giảm sau vào ngày.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp bệnh kéo dài không được cải thiện, mẹ bầu nên sớm đi khám để có biện pháp chữa bệnh kịp thời. Các cơn ho đeo bám có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Bà bầu bị ho đờm gây tắc nghẽn đường thở. Nếu kéo dài sẽ khiến cơ thể bị thiếu oxy, gây mệt mỏi, ảnh hưởng sức khỏe của em bé.
  • Cơn ho kéo dài khiến tử cung bị co thắt, dễ gây động thai, sinh non
  • Bà bầu bị ho và ngạt mũi dẫn đến mệt mỏi, đau họng, chán ăn. Bà bầu bị ho về đem còn bị mất ngủ khiến cho sức khỏe suy giảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
  • Hiện tượng ho có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng ở cơ thể người mẹ. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi, làm mất tim thai đột ngột…
Ho kéo dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé
Ho kéo dài sẽ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé

Các cách trị ho an toàn cho phụ nữ mang thai

Bà bầu bị ho rát họng phải làm sao là nỗi lo lắng của nhiều phụ nữ. Điều trị ho cho phụ nữ mang thai cần hết sức cẩn thận. Mẹ bầu không nên dùng thuốc một cách tùy tiện bởi có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn. Dưới đây là một số những cách điều trị bệnh ho được đánh giá an toàn và phù hợp cho phụ nữ mang thai.

Chữa cho bà bầu bị ho bằng mẹo dân gian

Mẹ bầu có thể sử dụng một số mẹo dân gian để chữa ho tại nhà. Cách này dùng thảo dược lành tính, an toàn nên mẹ bầu có thể yên tâm áp dụng.

  • Trà gừng mật ong: Bạn dùng 4-5 củ gừng tươi thái lát mỏng, cho gừng hãm cùng 300ml nước sôi trong 15 phút. Bạn bỏ thêm mật ong vào rồi khuấy cho tan. Trà nên được dùng khi còn ấm. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên dùng quá nhiều gừng trong thời gian dài bởi dễ gây ợ nóng.
  • Lê hấp đường phèn: Bà bầu chuẩn bị 1 quả lê tươi, rửa sạch, bỏ cuống và khoét bỏ hạt. Đường phèn được cho vào ruột quả lê rồi đem chưng cách thủy trong 20 phút. Đợi lê nguội, mẹ bầu dùng để ăn cả nước lẫn cái.
  • Lá tía tô: Nguyên liệu cho bài thuốc gồm 1 nắm lá tía tô, gừng tươi, trứng gà và gạo tẻ. Gạo được ngâm mềm rồi nấu thành cháo. Khi cháo sánh mịn, bạn bỏ 2 quả trứng vào rồi khuấy đều. cho thêm gừng tươi và lá tía tô vào cháo rồi tắt bếp. Mẹ bầu ăn cháo khi nóng để giảm ho.
Lê hấp đường phèn cho bà bầu
Lê hấp đường phèn cho bà bầu

Dùng thuốc Tây y cho bà bầu bị ho

Nếu muốn điều trị bằng thuốc Tây, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến và dùng theo liều lượng bác sĩ chỉ định. Mẹ bầu ho 3 tháng đầu không được khuyến khích điều trị bằng thuốc, đặc biệt là kháng sinh bởi có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định gồm có:

  • Kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường chỉ được dùng cho bà bầu bị ho nếu có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc ho dạng siro hoặc viên ngậm: Một số loại thuốc ho có thể sử dụng cho bà bầu dạng viên ngậm hoặc siro ho. Mẹ bầu cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và dùng đúng liều lượng cho phép. Thuốc có tác dụng làm giảm cơn ngứa rát họng, giảm ho hiệu quả.
  • Nước muối sinh lý: Phụ nữ mang thai nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi, họng mỗi ngày. Cách này giúp đẩy lùi vi khuẩn trú ngụ trong hệ hô hấp, đồng thời giảm ho, tiêu đờm hiệu quả.
  • Vitamin, thuốc bổ: Một số trường hợp thể trạng của người mẹ yếu ớt, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc và vitamin bổ sung. Thuốc giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe của mẹ bầu.

Trị ho cho bà bầu bằng Đông y

Đông y là lựa chọn chữa bệnh an toàn cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể dùng thuốc lâu dài mà không lo về tác dụng phụ. Các bài thuốc Đông y giúp cải thiện triệu chứng của bà bầu bị ho viêm họng, ho có đờm,… Mẹ bầu có thể tham khảo một số bài thuốc dưới đây:

  • Bài thuốc số 1:

Thành phần: 100gr kha tử, 12gr cát cánh và 8gr cam thảo.

Cách sắc: Bạn rửa sạch các nguyên liệu rồi cho vào nồi sắc với nửa lít nước. Khi nước cạn còn ½, mẹ bầu dùng thuốc 2 lần sáng và tối.

  • Bài thuốc số 2:

Thành phần:  1 lạng thịt lợn nạc, 6gr trần bì và 1/2 quả la hán.

Cách sắc: Bạn rửa các nguyên liệu, thịt lợn cho lên luộc cùng trần bì và la hán quả. Khi thịt chín và mềm, mẹ bầu dùng thịt ăn như bình thường.

THAM KHẢO:

Thuốc Đông y dùng chữa bệnh
Thuốc Đông y dùng chữa bệnh

Cách phòng ngừa và cải thiện bệnh trong sinh hoạt

Để ngăn chặn và cải thiện ho hiệu quả, mẹ bầu cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp. Những lưu ý sau đây giúp phòng và điều trị cho bà bầu bị ho đạt kết quả tốt hơn:

  • Mẹ bầu nên nghỉ ngơi điều độ, hạn chế việc căng thẳng, lo âu
  • Khi mang thai, phụ nữ cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhằm tăng cường đề kháng chống lại bệnh cũng như tốt cho sự phát triển của trẻ
  • Mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm, không tắm muộn hay tắm quá lâu
  • Mùa đông, bà bầu cần chú ý giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng
  • Phụ nữ mang thai cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về việc dùng các loại thuốc chữa bệnh
  • Cần đi khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường.
  • Phụ nữ đang mang thai hạn chế tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, không nên đến những nơi có ổ dịch hay tiếp xúc gần với người đang mắc bệnh truyền nhiễm

Trên đây là những thông tin cần thiết giúp bạn giải đáp câu hỏi bà bầu bị ho nên dùng gì, nguyên nhân do đâu. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về bệnh để phòng và điều trị đúng cách.

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:

Ngày Cập nhật 24/03/2022


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *