Bệnh Ho Lao Là Gì? Những Thông Tin Người Bệnh Cần Biết

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Bệnh ho lao là một bệnh lý lao phổi có khả năng lây lan qua đường hô hấp và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Để hiểu hơn về bệnh lý này cũng như biết cách phòng tránh và điều trị bệnh, mời bạn đọc tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

Bệnh lao hô hấp là gì?

Bệnh ho lao là một dạng bệnh lý đường hô hấp do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh ho lao là Mycobacterium Tuberculosis. Vi khuẩn này dễ lây nhiễm qua đường hô hấp. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn sẽ tấn công và hủy hoại mô phổi gây ra phản ứng ho.

benh ho lao
Bệnh ho lao là một dạng bệnh lý đường hô hấp do nhiễm khuẩn. Vi khuẩn gây bệnh ho lao là Mycobacterium Tuberculosis

Thông thường, bệnh lao hô hấp sẽ tiến triển qua hai giai đoạn chính là giai đoạn ủ bệnh và giai đoạn bệnh bùng phát. Trong giai đoạn ủ bệnh, người bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng. Sau khi xâm nhập vào cơ thể trong một thời gian nhất định từ vài tuần cho tới vài năm, vi khuẩn lao sẽ hoạt động và gây ra các triệu chứng bệnh.Bệnh thường tiến triển nhanh ở những người có hệ miễn dịch yếu. Vi khuẩn lao ảnh hưởng chủ yếu tới phổi nhưng khi phát tán và lây lan có thể ảnh hưởng đến xương, hạch bạch huyết, hệ thần kinh, tim hoặc một số cơ quan khác.

Dấu hiệu bệnh ho lao

Bệnh ho lao có một thời gian ủ bệnh nhất định. Thời gian dài hay ngắn phụ thuộc nhiều vào hệ miễn dịch và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Trong thời gian này, người bệnh không có triệu chứng bất thường.Sang giai đoạn bộc phát, vi khuẩn lao tấn công và hoạt động mạnh mẽ trong cơ thể sẽ khiến người bệnh gặp phải nhiều triệu chứng bất thường sau đây:

  • Người bệnh bị ho kéo dài, ho liên tục. Các cơn ho có thể kéo dài từ 3 tháng đến vài tháng với các biểu hiện ho khan hoặc ho có đờm, xuất hiện dịch tiết hô hấp.
  • Người bệnh thường xuyên bị đau tức ngực và xuất hiện các cơn khó thở.
  • Có cảm giác ớn lạnh, đổ mồ hôi về đêm.
  • Người bệnh bị sốt nhẹ về chiều.
  • Có cảm giác chán ăn, sút cân và suy nhược cơ thể.
  • Trong khi ho, người bệnh có thể bị buồn nôn.
  • Vi khuẩn lao hoạt động mạnh khiến người bệnh bị mệt mỏi, mất sức.
  • Có tình trạng sưng tấy ở các vị trí kín như nách, hàng, cổ…

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây ra bệnh ho lao là do vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis xâm nhập, tấn công vào cơ thể gây ra tình trạng ho. Vi khuẩn này có khả năng lây lan qua đường không khí rất mạnh. Chỉ cần tiếp xúc với người bệnh, hít phải không khí có chứa vi khuẩn này, người khỏe mạnh cũng có thể bị truyền nhiễm ngay lập tức.Vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ rơi vào trạng thái “ngủ đông” trong giai đoạn ủ bệnh. Lúc này, người bệnh không có các triệu chứng lâm sàng mà chỉ có thể phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn thông qua xét nghiệm.Theo các nghiên cứu, có khoảng 10 người bị nhiễm vi khuẩn Mycobacterium Tuberculosis sẽ có một người bị phát bệnh. Vi khuẩn ho lao khi vào cơ thể sẽ tấn công khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu. Trong giai đoạn hoạt động, vi khuẩn này sẽ sinh sôi và ăn mòn phổi sau đó di chuyển tới các cơ quan khác.Một số đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao mắc phải bệnh lao hô hấp là:

  • Người mắc hội chứng suy giảm hệ miễn dịch như HIV/AIDS.
  • Người bị bệnh tiểu đường.
  • Bệnh nhân bị bệnh thận giai đoạn cuối hoặc bị ung thư.
  • Người đang điều trị viêm khớp, bệnh vảy nến hoặc bệnh Crohn.
benh ho lao
Người bệnh có thể bị ho nhiều, dữ dội và tổn thương mô phổi khi nhiễm khuẩn lao

Bệnh ho lao có nguy hiểm không?

Vi khuẩn ho lao có thể ăn mòn phổi, lây lan sang các cơ quan khác để tấn công các mô lành dẫn tới tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra, bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới một số biến chứng sau đây:

  • Biến chứng sưng phù não hoặc viêm màng não.
  • Biến chứng đau cột sống.
  • Người bệnh có thể bị tổn thương khớp hoặc bị viêm đa khớp.
  • Chức năng thận và gan có thể bị tổn thương nghiêm trọng.
  • Gặp phải tình trạng rối loạn tim mạch.
  • Một số trường hợp nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tử vong ở người bệnh.

Cách điều trị bệnh ho lao

Khi vi khuẩn lao bước vào giai đoạn bùng phát bệnh, sức đề kháng của người bệnh bị suy giảm rất nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần được điều trị kịp thời các triệu chứng ho để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác bệnh lý ho lap, người bệnh được chỉ định tiến hành một số xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán bên cạnh các dấu hiệu lâm sàng. Các kỹ thuật thường dùng để chẩn đoán ho lao là:

  • Nhuộm soi tiêu bản đờm.
  • Chụp X-quang phổi.
  • Nuôi cấy vi khuẩn trong phòng thí nghiệm.
  • Thử phản ứng Tuberculin.
  • Thực hiện xét nghiệm Xpert – MTB.

Điều trị

Vi khuẩn lao là một vi khuẩn rất mạnh, có khả năng sinh sôi và lây nhiễm cao. Vì thế, người bệnh khi được chẩn đoán ho lao cần cách ly y tế và điều trị để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cộng đồng.Các phương pháp điều trị bằng Đông y và các mẹo dân gian không có tác dụng trong điều trị ho lao. Người bệnh cần được điều trị tích cực bằng thuốc Tây để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh.Người bệnh sẽ được điều trị bằng kháng sinh dựa vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng kháng thuốc. Người bệnh cần sử dụng nhiều loại thuốc kết hợp trong khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng.Các loại thuốc thường được chỉ định để điều trị ho lao là:

  • Isoniazid
  • Ethambutol
  • Rifapentine
  • Pyrazinamid
  • Rifampin
benh ho lao
Người bệnh cần được cách ly y tế và điều trị bằng thuốc đặc trị lao

Việc điều trị ho lao cần kiên trì trong một thời gian dài. Trong quá trình điều trị, người bệnh khó có thể tránh khỏi một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:

  • Nước tiểu bị đậm màu hơn hoặc có hiện tượng vàng da.
  • Sốt cao kéo dài, ăn không thấy ngon miệng.
  • Bị nôn hoặc buồn nôn không rõ nguyên nhân.
  • Các triệu chứng khác như đau dạ dày, đau bụng.

Nếu các triệu chứng này trở nên nghiêm trọng, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để được đánh giá tổn thương gan và thay thế phương pháp điều trị phù hợp.

XEM THÊM:

Cách phòng ngừa bệnh ho lao

Do đặc tính lây nhiễm cao của vi khuẩn ho lao nên bệnh lý này rất dễ lây nhiễm, bùng phát tại cộng đồng. Do đó, để phòng ngừa ho lao, người bệnh cần thực hiện một số lưu ý sau đây:

  • Tiêm vắc xin phòng bệnh lao: Tiêm vắc xin là cách phòng ngừa bệnh lao tốt nhất hiện nay. Vắc xin tạo khả năng miễn dịch chủ động cho cơ thể. Hiện nay, vắc xin phòng bệnh lao phổ biến nhất là BCG.
  • Đeo khẩu trang bảo hộ: Đeo khẩu trang khi ra ngoài cộng đồng và sử dụng khẩu trang chuyên dụng khi tiếp xúc gần với người bị lao phổi là cách phòng tránh lây nhiễm bệnh lao khá triệt để.
  • Cách ly y tế người bị bệnh lao để điều trị, hạn chế nguy cơ lây nhiễm.
  • Cần chú ý rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, vệ sinh nơi ở, nơi làm việc và khu vực sinh hoạt chung sạch sẽ.
  • Không ngủ cùng phòng với người bệnh và tuyệt đối không sử dụng chung đồ cá nhân với người khác.
  • Cần ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh để tăng cường sức đề kháng.
  • Cần khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện sớm bệnh lý nếu có.
benh ho lao
Tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ là cách bảo vệ trẻ tốt nhất

Trên đây là những thông tin về bệnh ho lao bạn đọc cần biết. Đây là bệnh lý hô hấp rất nguy hiểm do có khả năng lây nhiễm mạnh và để lại nhiều biến chứng nghiêm trọng. Do đó mỗi người cần chủ động phòng tránh, bảo vệ bản thân trước tác nhân gây bệnh và kịp thời thăm khám và điều trị khi mắc bệnh.

THÔNG TIN QUAN TRỌNG:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *