Viêm xoang hàm ở trẻ em: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa
Viêm xoang hàm là bệnh lý tai mũi họng có thể xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Cơ thể trẻ nhỏ còn yếu ớt, nên nếu không sớm điều trị, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ nên nắm rõ nguyên nhân và cách chữa viêm xoang hàm ở trẻ em để có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho con.
Các nguyên nhân gây bệnh
Hiện nay, tỷ lệ trẻ nhỏ mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp có xu hướng gia tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do trẻ sống ở môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động, khói bụi từ môi trường hoặc cơ địa của trẻ nhạy cảm, dễ dị ứng…
Sự giảm dần về diện tích cây xanh trong môi trường sống của trẻ cũng tác động lớn đến sức khỏe, đặc biệt là hệ hô hấp. Theo điều tra của Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương năm 2005, trong số các trẻ bị bệnh tai mũi họng, có 1,7% trường hợp mắc viêm xoang.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm xoang hàm ở trẻ em còn có thể kể đến gồm:
- Trẻ mắc các bệnh viêm mũi dị ứng trong thời gian dài khiến xoang sưng viêm, tiết nhiều chất nhầy. Dịch mủ ứ đọng tạo áp lực lên xoang, chảy xuống họng khiến trẻ bị nhiễm trùng và xuất hiện các triệu chứng viêm xoang hàm
- Đối tượng dễ mắc bệnh là trẻ nhỏ bị lệch vách ngăn mũi bẩm sinh hoặc do chấn thương, phẫu thuật…
- Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus từ môi trường gây ra nhiễm trùng đường hô hấp, biến chứng thành viêm xoang hàm ở trẻ.
- Trẻ mắc các bệnh lý về răng, viêm răng, viêm lợi không được điều trị kịp thời gây viêm xoang hàm.
Triệu chứng nhận biết viêm xoang hàm ở trẻ em
Với trẻ nhỏ, kích thước các xoang trong đó có xoang hàm rất nhỏ. Đôi khi cấu tạo xoang chỉ là một rãnh hằn vào xương. Điều này khiến việc chẩn đoán bệnh khó khăn hơn. Các triệu chứng viêm xoang hàm ở trẻ cũng thường không điển hình, khó xác định chính xác.
Tuy vậy, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh xoang hàm ở trẻ phải kể đến là:
- Ở trẻ xuất hiện tình trạng bệnh như cảm lạnh cùng triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi ở một bên mũi viêm.
- Dịch mũi của trẻ thường đặc dần và có màu vàng, mùi hôi.
- Trẻ có triệu chứng sốt nhẹ.
- Trẻ thường mệt mỏi, quấy khóc do các cơn đau đầu, đau mặt âm ỉ
- Nếu bị viêm xoang hàm trái, các cơn đau của bé sẽ xuất hiện bên mặt trái và ngược lại.
- Với trường hợp trẻ bị viêm xoang hàm do các bệnh lý về răng miệng triệu chứng đi kèm có thể là hơi thở, khoang miệng có mùi hôi khó chịu.
Thông thường, các triệu chứng viêm xoang ở trẻ em chỉ kéo dài khoảng 4-6 tuần. Nếu bệnh không có xu hướng thuyên giảm và đeo bám dai dẳng, khi này có thể trẻ đã bước sang giai đoạn viêm xoang hàm mãn tính.
Viêm xoang hàm ở trẻ có nguy hiểm không?
Do cơ thể trẻ yếu ớt nên nếu không sớm có biện pháp điều trị bệnh, sức khỏe và sự phát triển của trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Viêm xoang hàm ở trẻ em khi chuyển thành mãn tính thường đeo bám dai dẳng, khó trị dứt điểm. Bệnh có thể kéo dài tận đến khi trẻ trưởng thành, khiến sức khỏe giảm sút và sinh hoạt bất tiện.
Ngoài ra, bệnh viêm xoang hàm ở trẻ em còn có thể gây biến chứng nguy hiểm như sau:
- Làm tăng khả năng trẻ bị viêm màng não, viêm não…
- Gây ra các bệnh nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng
- Viêm xoang hàm làm giảm thính lực, thị lực thậm chí dẫn đến mù mắt
- Viêm xoang hàm ở trẻ em biến chứng thành các bệnh hô hấp, tai mũi họng khác như viêm amidan, viêm họng, viêm phế quản..
Với mức độ nguy hiểm của bệnh, phụ huynh không nên chủ quan khi thấy trẻ bắt đầu có triệu chứng viêm xoang. Sớm phát hiện và điều trị đúng cách mang lại khả năng khỏi bệnh cao cho các bé.
CÙNG CHUYÊN MỤC:
Điều trị viêm xoang hàm ở trẻ em
Để có được cách chữa bệnh phù hợp, trẻ cần được chẩn đoán chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên thể trạng mỗi bé mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị chuẩn xác nhất.
Quy trình chẩn đoán bệnh viêm xoang hàm ở trẻ em
Để chẩn đoán viêm xoang hàm ở trẻ em, bác sĩ thường hỏi kỹ về các triệu chứng, tiền sử mắc bệnh của bé và người thân trong gia định. Đồng thời, một số xét nghiệm được thực hiện để đưa ra chẩn đoán cuối cùng bao gồm:
- Chụp X-quang xoang: Hình ảnh x-quang giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng và vị trí xoang của bé.
- CT xoang: Chụp CT cho hình ảnh rõ và chi tiết hơn để bác sĩ chẩn đoán.
- Lấy mẫu xoang để nuôi cấy: Bác sĩ sẽ quyệt một miếng gạc vào trong mũi trẻ để lấy mẫu rồi đem xét nghiệm vi khuẩn.
- Nội soi mũi: Ở trẻ nhỏ bị viêm xoang, nội soi mũi giúp thấy được tình trạng dịch nhầy ở hốc mũi từ đó xác định mức độ bệnh.
Phương pháp điều trị
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, việc điều trị cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Cơ địa các bé nhạy cảm, do đó dễ xảy ra các phản ứng với thuốc hay các biện pháp chữa bệnh. Thông thường chữa viêm xoang hàm ở trẻ em sẽ sử dụng các loại thuốc như:
- Kháng sinh: Dùng cho trường hợp trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp dẫn đến viêm xoang. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tác nhân gây bệnh xâm nhập từ bên ngoài. Liều dùng kháng sinh cho bé thường không quá 3-5 ngày. Nếu trẻ không có dấu hiệu thuyên giảm, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc khác.
- Thuốc chống dị ứng: Nếu trẻ bị viêm xoang hàm do dị ứng thì cần dùng thuốc kháng histamin cùng một số thuốc đặc trị khác. Mục đích dùng thuốc là để giảm sưng, giảm kích ứng ở trẻ.
- Điều trị bệnh răng miệng: Viêm lợi, hay các bệnh răng miệng khác là nguyên nhân dẫn đến viêm xoang hàm. Do đó để chữa dứt điểm bệnh, trước hết các bác sĩ sẽ cần đẩy lùi tận gốc các vấn đề răng miệng của trẻ.
Một trong những cách chữa viêm xoang hàm là can thiệp ngoại khoa, phẫu thuật. Tuy nhiên cách này không áp dụng được cho các trường hợp viêm xoang hàm ở trẻ em.
Chăm sóc cho trẻ tại nhà
Có một số phương pháp cha mẹ có thể áp dụng tại nhà để cải thiện viêm xoang hàm ở trẻ em như sau:
- Cho trẻ rửa mũi với dung dịch nước muối sinh lý. Cách này giúp mũi và xoang của trẻ giữ được độ ẩm. Rửa mũi làm sạch mũi, giảm triệu chứng khó chịu do viêm mũi dị ứng, viêm xoang do vi khuẩn, virus.
- Cho trẻ xông mũi bằng tinh dầu như bạch đàn để kháng khuẩn, thông thoáng đường thở và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
- Trẻ nhỏ được chườm ấm lên mũi, má, mắt để giảm đau nhức, thư giãn.
- Cha mẹ bổ sung vào thực đơn ăn uống của các bé rau củ quả, cho con uống nhiều nước để làm loãng dịch mủ trong xoang hàm…
Lưu ý trong cách chăm sóc trẻ
Khi trẻ nhỏ bị viêm xoang hàm, bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng trong việc chăm sóc các bé. Những lưu ý dưới đây giúp bạn phòng ngừa và kịp thời phát hiện khi trẻ bị bệnh:
- Trẻ cần được điều trị dứt điểm các bệnh viêm đường hô hấp, răng miệng. Từ đó tránh không cho các bệnh lý này biến chứng gây viêm xoang hàm.
- Cha mẹ giữ cho môi trường sống của bé được thông thoáng, sạch sẽ, có độ ẩm phù hợp. Trẻ không nên thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc, phấn hoa hay các tác nhân gây dị ứng.
- Bảo vệ đường hô hấp của trẻ bằng việc đeo khẩu trang, che chắn mũi họng cho bé khi ra đường.
- Trẻ nhỏ không nên tiếp xúc với người đang mắc các bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp. Sau khi về nhà, các bé nên rửa tay, sát khuẩn để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Viêm xoang hàm ở trẻ em hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và nhanh chóng nếu sớm phát hiện và có biện pháp phù hợp. Cha mẹ cần chú ý, quan tâm đến bé để phòng ngừa và ngăn không cho bệnh chuyển biến nặng.
ĐỪNG BỎ LỠ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!