Viêm tai giữa thanh dịch là bệnh gì, điều trị như thế nào?

4.9/5 - (8 bình chọn)

Viêm tai giữa thanh dịch phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh thường khó để nhận biết dẫn đến chậm trễ trong điều trị. Cùng tìm hiểu rõ hơn về viêm tai giữa thanh dịch trong bài viết dưới đây:

Bệnh viêm tai giữa thanh dịch là gì, có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa thanh dịch hay còn gọi là viêm tai giữa tiết dịch, viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín. Bệnh gây ra tình trạng viêm, có dịch nhầy trong hòm tai. Viêm tai giữa thanh dịch không phải do vi khuẩn gây nên.

Dựa trên mức độ bệnh mà viêm tai giữa thanh dịch được chia thành 2 thể là viêm tai giữa thanh dịch một bên hoặc hai bên. Đây là bệnh lý có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, tuy nhiên trẻ em thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Viêm tai giữa thanh dịch hay còn gọi là viêm tai giữa tiết dịch, viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín
Viêm tai giữa thanh dịch hay còn gọi là viêm tai giữa tiết dịch, viêm tai giữa màng nhĩ đóng kín

Khi bệnh chuyển nặng khiến dịch nhầy ứ đọng trong tai giữa khiến cho ống eustachian bị bít tắc. Nếu kéo dài, người bệnh có thể đối mặt với biến chứng mưng mủ, thủng nhĩ, thậm chí là mất thính lực…

Bệnh lý này ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ cũng như tiếp thu. Trẻ thường chậm nói hơn và phản xạ ngôn ngữ, giao tiếp kém.

Các nguyên nhân gây viêm tai giữa thanh dịch

Chức năng vòi nhĩ bị rối loạn gây viêm tai giữa thanh dịch. Đây là bộ phận đóng vai trò cân bằng áp lực giữa không khí bên ngoài, tai giữa và dịch thải.

Tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ nhỏ cao hơn người lớn do vòi nhĩ trẻ ngắn và rộng hơn, vi khuẩn, virus ở vùng mũi họng dễ xâm nhập. Ngoài ra các nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh gồm có:

  • Biến chứng của các bệnh lý mũi họng như chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm VA…
  • Các khối u lành tính hoặc ác tính ở vòm mũi họng, u xơ, u nang, VA phì đại chèn ép làm tắc vòi nhĩ cơ học
  • Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp, dị ứng, rối loạn chức năng lông chuyển…gây Rối loạn chức năng ống Eustachian
  • Người bệnh có các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, dị dạng cấu trúc mặt là đối tượng dễ bị bệnh
  • Người bệnh thường xuyên phải chịu các yếu tố như thay đổi áp lực đột ngột do đi máy bay, lặn sâu…
Biến chứng của các bệnh tai mũi họng, hô hấp có thể gây viêm tai giữa thanh dịch
Biến chứng của các bệnh tai mũi họng, hô hấp có thể gây viêm tai giữa thanh dịch

Dấu hiệu nhận biết bệnh

Các dấu hiệu nhận biết của viêm tai giữa thanh dịch thường không đặc trưng dẫn đến khó xác định bệnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn có những triệu chứng sau, có khả năng bạn đang mắc viêm tai giữa thanh dịch:

  • Thính lực suy giảm, nghe kém
  • Chảy mũi, hắt hơi, ngạt mũi
  • Dễ bị ù tai, tai luôn có cảm giác đầy nặng
  • Nghe thấy tiếng vang ở trong hai tai và trong đầu

Ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan sát kỹ để phát hiện bệnh. Khi bị viêm tai giữa thanh dịch, các bé thường có hành động kéo vành tai. Trẻ dưới 2 tuổi có dấu hiệu chậm nói, phản hồi chậm khi có người gọi tên.

Bệnh có thể khiến người bệnh bị suy giảm thính lực
Bệnh có thể khiến người bệnh bị suy giảm thính lực

Cách chẩn đoán viêm tai giữa thanh dịch

Việc chẩn đoán bệnh trước hết được bác sĩ thực hiện bằng cách tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng cũng như tiền sử bệnh lý của người bệnh.

Bác sĩ sẽ dùng ống soi nhằm quan sát bên trong tai, thổi không khí để kiểm tra phản ứng và các chuyển động của màng nhĩ. Nếu có dịch tụ trong ống tai giữa, màng nhĩ sẽ thụ động và không chuyển động được linh hoạt.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định nội soi tai mũi họng. Hình ảnh nội soi thường thấy màng nhĩ không thủng, nón sáng thu hẹp hoặc bị mất. Đặc biệt, màng nhĩ người bệnh có thể thay đổi màu sắc, dày hơn bình thường, mờ đục hoặc có màu vàng kim. Các thay đổi khác có thể xuất hiện gồm màng nhĩ ứ dịch, phồng to hoặc lõm do xơ dính…

Bước đo thính lực hoặc đo nhĩ thực nhằm chẩn đoán thông qua tình trạng hòm tai và khả năng nghe của người bệnh.

Chẩn đoán bệnh bằng cách soi tai
Chẩn đoán bệnh bằng cách soi tai

XEM THÊM:

Các phương pháp điều trị

Dựa trên triệu chứng và mức độ bệnh của từng người mà phương pháp chữa bệnh có thể điều chỉnh khác nhau. Cách chữa bệnh phổ biến hiện nay thường là chữa bằng thuốc hoặc cải thiện triệu chứng tại nhà.

Cải thiện triệu chứng tại nhà

Ở mức độ bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà để cải thiện triệu chứng bệnh. Dưới đây là một số cách làm người bệnh có thể tham khảo:

  • Rau diếp cá: Dùng rau diếp cá phơi khô đun cùng 10gr táo đỏ để dùng uống trong ngày.
  • Lá hẹ: Người bệnh giã nhuyễn lá hẹ với muối rồi chắt nước nhỏ vào tai hàng ngày.
  • Lá húng quế: Bạn lấy lá húng quế giã nhuyễn, lọc lấy nước rồi bôi xung quanh tai.

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm cho vùng tai sưng để giảm sự khó chịu. Khi ngủ, bạn áp tai lên gối đồng thời nằm nghiêng để dịch mủ dễ chảy ra ngoài.

Rau diếp các có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa thanh dịch
Rau diếp các có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm tai giữa thanh dịch

Điều trị bằng Tây y

Phần lớn trường hợp người bệnh viêm tai giữa thanh dịch đáp ứng tốt phương pháp điều trị nội khoa. Những trường hợp khác có thể điều trị bằng ngoại khoa để tăng hiệu quả.

Nội khoa:

Dùng các loại thuốc đặc trị được ưu tiên trong việc điều trị bằng Tây y. Thuốc nhằm ức chế hoạt động của vi khuẩn trong vòi nhĩ, giảm nhiễm trùng, cải thiện triệu chứng tại chỗ. Bác sĩ thường chỉ định những thuốc như:

  • Kháng sinh: Kháng sinh nhóm beta-lactam, quinolon hoặc macrolid. Nên cẩn trọng khi dùng kháng sinh cho trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai
  • Thuốc chống viêm: Thuốc corticoid hay non-steroid được dùng điều trị trong 7-10 ngày. Công dụng nhằm giảm sưng, viêm ở ống tai sữa.
  • Thuốc kháng histamin: Làm loãng dịch nhầy và thông mũi

Ngoại khoa: 

Các biện pháp ngoại khoa được cân nhắc nếu người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa. Các phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa thanh dịch phổ biến gồm:

  • Đặt ống thông khí: Áp dụng khi bệnh kéo dài hơn 4 tháng, ảnh hưởng đến thính lực. Thủ thuật tạo lỗ nhỏ ở màng nhĩ, đưa ống thông vào để hút dịch, giảm áp suất trong tai giữa.
  • Chích, rạch màng nhĩ: Dùng cho trường hợp hòm tai bị ứ dịch khiến màng nhĩ căng phồng. Bác sĩ sẽ rạch một đường 2-3mm để dẫn lưu dịch thải và mủ ở tai giữa ra ngoài.

Người bệnh cần theo dõi sức khỏe cẩn thận khi điều trị ngoại khoa nhằm có biện pháp can thiệp nếu có dấu hiệu bất thường.

Các biện pháp ngoại khoa được cân nhắc nếu người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa
Các biện pháp ngoại khoa được cân nhắc nếu người bệnh không đáp ứng điều trị nội khoa

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh

Để bệnh được nhanh chóng đẩy lùi, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau đây:

Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Khi bị bệnh, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm giàu các dưỡng chất gồm vitamin A, C, omega 3, kẽm…
  • Rau xanh, trái cây tươi
  • Nước uống tinh khiết, không chứa clo hay chất khử
  • Ngũ cốc bổ sung chất xơ

Trái lại, người bệnh cần tránh xa những thực phẩm như:

  • Đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ
  • Đồ ăn khô cứng khó nhai nuốt
  • Đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường tinh luyện
  • Rượu bia, chất kích thích, thuốc lá
  • Hải sản có vỏ như tôm, cua…
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn
Chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn

Chế độ sinh hoạt

Đối với chế độ sinh hoạt, người bệnh cần điều chỉnh như sau:

  • Người bệnh nên thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý 0,1%.
  • Nghỉ ngơi điều độ giúp người bệnh giải tỏa căng thẳng, giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn
  • Người bệnh cần giữ ấm cơ thể, che chắn khi ra đường
  • Bạn không nên tự ý dùng thuốc chữa bệnh nếu không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
  • Khi mắc các bệnh viêm amidan, viêm xoang… người bệnh cần điều trị dứt điểm, tránh bệnh biến chứng gây viêm tai giữa thanh dịch
  • Bạn không nên dùng tăm bông hay vật nhọn để đưa vào trong vệ sinh tai

Bài viết đã đưa đến bạn những thông tin chi tiết về bệnh viêm tai giữa thanh dịch. Điều trị bệnh kịp thời giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

CÙNG CHUYÊN MỤC:

Cập nhật: 9:36 Sáng , 23/09/2021
Viêm tai giữa mạn
Viêm tai giữa mạn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 
Tình trạng viêm, nhiễm trùng ở tai giữa kéo dài, thường xuyên tái phát được gọi là viêm tai giữa...
Bệnh viêm tai giữa xung huyết
Viêm tai giữa xung huyết: Nguyên nhân và Phác đồ điều trị
Viêm tai giữa xung huyết là triệu chứng tích tụ các chất dịch nhầy phía sau màng nhĩ, do ống...
viêm tai giữa
Viêm tai giữa là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tai giữa là bệnh lý nhiều trẻ em từ 1 – 2 tuổi thường mắc phải, đặc biệt là...
Bệnh viêm tai giữa chảy mủ
Viêm tai giữa chảy mủ và phương pháp điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa chảy mủ là bệnh lý xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Triệu chứng phổ biến...
Viêm tai giữa ứ dịch là chứng bệnh nguy hiểm
Viêm tai giữa ứ dịch và phác đồ điều trị 
Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh lý không trừ một ai. Bất kỳ lứa tuổi nào từ người già...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top