Viêm tai giữa mạn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 

4.9/5 - (9 bình chọn)

Tình trạng viêm, nhiễm trùng ở tai giữa kéo dài, thường xuyên tái phát được gọi là viêm tai giữa mạn tính. Bệnh có thể kéo theo những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh. Cùng tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.

Bệnh viêm tai giữa mạn tính là gì, có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa là tình trạng viêm ở niêm mạc tai giữa. Triệu chứng bệnh kéo dài trên 12 tuần được xếp vào dạng viêm tai giữa mạn tính. Bệnh thường đáp ứng kém hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị nội khoa.

Triệu chứng bệnh kéo dài trên 12 tuần được xếp vào dạng viêm tai giữa mạn tính
Triệu chứng bệnh kéo dài trên 12 tuần được xếp vào dạng viêm tai giữa mạn tính

Bệnh không chỉ gây đau đớn, khó chịu mà hệ quả của nó còn khiến người bệnh phải đối mặt với những đe dọa về sức khỏe và tính mạng. Cụ thể các biến chứng của viêm tai giữa mạn tính là:

  • Người bệnh có thể bị khiếm thính một phần hoặc hoàn toàn. Màng nhĩ bị xẹp, phồng hoặc thủng, gây phá vỡ cấu trúc xương con.
  • Tình trạng nhiễm trùng và viêm lan rộng vào xương chũm, nền sọ, não. Điều này gây tổn thương các dây thần kinh khiến cho người bệnh bị tiền đình, liệt cơ mặt…
  • Bệnh gây ra biến chứng viêm màng não, áp xe não, viêm xương chũm, tắc tĩnh mạch… đe dọa đến tính mạng.

Ở thể mạn tính, các triệu chứng bệnh ngày một nặng và đeo bám dai dẳng. Sớm phát hiện và có phương pháp điều trị giúp tăng khả năng khỏi bệnh hoàn toàn.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm tai giữa mạn tính

Bệnh viêm tai giữa mạn tính được chia thành 3 loại:

  • Viêm tai giữa mạn nhầy: Người bệnh bị chảy mủ tai theo từng đợt, phụ thuộc vào các đợt viêm V.A. Khi này, mủ chảy ra thường nhầy, dính, không có mùi hôi.
  • Viêm tai giữa mạn mủ: Triệu chứng là chảy mủ tai kéo dài, mủ đặc và có màu xanh, mùi hôi thối,dễ có cholesteatoma. Thính giác của người bệnh suy giảm, đầu đau âm ỉ, đau nặng đầu phía bên tai bị bệnh.
  • Viêm tai giữa mạn hôi viêm: Người bệnh có biểu hiện sốt cao và kéo dài, ăn ngủ kém, cơ thể suy nhược, sụt cân…
Viêm tai giữa mạn hôi viêm
Viêm tai giữa mạn hôi viêm

Triệu chứng chung của viêm tai giữa bạn còn được chia thành các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn khởi phát: Mủ tai chảy từng đợt, nhầy dính nhưng không thối
  • Giai đoạn sau: Tình trạng chảy mủ liên tục. Mủ trở nên đặc hơn, có màu xanh và thối. Thính giác suy giảm dần
  • Giai đoạn nặng: Đường dẫn truyền bị tổn thương toàn bộ, sức nghe giảm đáng kể. Tình trạng viêm nặng hơn, người bệnh bị sốt cao, co giật, đau và ù tai dữ dội.

Nguyên nhân gây bệnh

Viêm tai giữa mạn tính được xác định do các nguyên nhân phổ biến dưới đây gây ra:

  • Do virus, vi khuẩn xâm nhập qua đường hô hấp, tai -mũi- họng
  • Do quá trình điều trị cảm lạnh khiến vòi nhĩ bị tắc, không dẫn lưu được dịch tiết trong hõm nhĩ xuống họng được. Dịch nhầy ứ đọng trong tai giữa khiến vi trùng xâm lấn
  • Trẻ nhỏ bị bệnh do vòi nhĩ ngắn và hẹp, nằm ngang hơn so với người lớn nên dễ bị viêm
  • Do các chấn thương, áp lực lên tai như đi máy bay, lặn, dùng vật nhọn ngoáy tai,…
  • Người có cấu trúc xương chũm thông nối, trẻ bị suy dinh dưỡng hay người bị suy nhược… là những đối tượng dễ mắc bệnh
Người có cấu trúc xương chũm thông nối, trẻ bị suy dinh dưỡng hay người bị suy nhược… là những đối tượng dễ mắc bệnh 
Người có cấu trúc xương chũm thông nối, trẻ bị suy dinh dưỡng… là những đối tượng dễ mắc bệnh

Chẩn đoán bệnh

Chẩn đoán bệnh lâm sàng sẽ dựa trên các triệu chứng ở người bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số xét nghiệm nhằm đưa ra kết luận chính xác cho người bệnh:

  • Cấy dịch tai nhằm tìm ra vi khuẩn gây bệnh và làm kháng sinh đồ
  • Đo thính lực, đánh giá sức nghe của bệnh nhân
  • Chụp CT scan đầu, xương chũm để xác định nhiễm trùng lan tỏa ra ngoài tai giữa

Dựa trên kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán phân biệt:

  • Viêm ống tai ngoài: không có tiền sử chảy mủ tai, ấn bình đau tai, schuller không có gì bất thường
  • Viêm tấy hạch: Người bệnh không có tiền sử chảy mủ tai, nghe ổn định, phim schuller bình thường .
  • Viêm tai giữa sau lao phổi: Có tiền sử bệnh phổi, chụp X-quang phổi có nhiều biểu hiện không ổn định
  • Phản ứng xương chũm: Mủ chảy ra không có mùi thối, nghe bình thường

CÓ THỂ QUAN TÂM:

Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác bệnh
Bác sĩ thực hiện các xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác bệnh

Viêm tai giữa mãn tính có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Khi bệnh ở giai đoạn cấp tính, người bệnh chủ quan khi điều trị sẽ khiến bệnh không khỏi hẳn. Bệnh tái phát nhiều lần, các lần sau nặng và kéo dài hơn ở giai đoạn mãn tính.

Việc điều trị bệnh trong giai đoạn này thường gặp nhiều khó khăn do các triệu chứng phức tạp hơn. Tuy nhiên nếu giải quyết được tận gốc căn nguyên gây bệnh, viêm tai giữa mạn tính vẫn có thể được đẩy lùi dứt điểm.

Ngược lại, nếu điều trị không tận gốc mà chỉ làm thuyên giảm triệu chứng, bệnh vẫn có khả năng tái phát cao. Do vậy, người bệnh cần thận trọng để kịp thời phát hiện bệnh để đi khám và điều trị kịp thời .

Kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày cùng phác đồ điều trị thích hợp giúp tăng khả năng khỏi bệnh hoàn toàn.

Viêm tai giữa tái phát nhiều lần, các lần sau nặng và kéo dài hơn ở giai đoạn mãn tính
Viêm tai giữa tái phát nhiều lần, các lần sau nặng và kéo dài hơn ở giai đoạn mãn tính

Cách điều trị bệnh viêm tai giữa mạn tính

Ở giai đoạn bệnh mạn tính, các triệu chứng thường nặng và phức tạp hơn. Do đó, phương pháp điều trị tại nhà bằng dân gian không đem lại hiệu quả. Người bệnh nên đi khám và điều trị theo phác đồ y học được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.

Nguyên tắc chữa bệnh khi này là giải quyết được tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Dịch mủ được xử lý, ngăn biến chứng làm mất thính lực, đe dọa tính mạng…

Điều trị bằng thuốc

Điều trị bằng thuốc được áp dụng cho trường hợp không có cholesteatoma, không viêm xương chũm hay chưa có biến chứng. Các loại thuốc thường được chỉ định cho bệnh nhân viêm tai giữa mạn gồm có:

  • Thuốc vệ sinh tai, nước muối sinh lý hay oxy già
  • Nhóm thuốc giảm đau như paracetamol
  • Thuốc kháng viêm không có chứa steroid như thuốc ibuprofen
  • Thuốc tiêm vào tĩnh mạch
  • Nhóm thuốc kháng sinh ngăn chặn viêm nhiễm…

Thuốc điều trị sẽ được kê đơn dựa trên tình trạng bệnh của mỗi người. Bệnh nhân viêm tai giữa mạn hay viêm tai giữa chảy mủ, ứ dịch cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng sai liều lượng thuốc có thể gặp tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ
Điều trị bằng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Điều trị bằng phẫu thuật

Phẫu thuật được chỉ định cho đa phần trường hợp bị viêm tai giữa mạn tính. Cách này đặc biệt được dùng cho người bệnh có hiện tượng viêm xương chũm, có cholesteatoma, biến chứng lên não hay thủng màng nhĩ…

Các phẫu thuật thường dùng cho bệnh nhân viêm tai giữa mạn gồm:

  • Phẫu thuật chèn ống thông qua màng nhĩ dẫn dịch mủ
  • Mở thượng nhĩ trong trường hợp có dịch mủ nhiều ngày
  • Phẫu thuật mở sào bào ở thượng nhĩ
  • Chỉnh hình, loại bỏ viêm ở xương, làm sạch cholesteatoma, làm mới hệ thống dẫn truyền
  • Khoét rỗng đá chũm trong trường hợp bị viêm hay nhiễm trùng
  • Phẫu thuật xoang mũi và nạo VA
Phẫu thuật điều trị viêm tai giữa
Phẫu thuật điều trị viêm tai giữa

Những lưu trong việc chăm sóc người bệnh

Việc chăm sóc trước, trong và sau khi chữa bệnh đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Chăm sóc đúng cách còn giúp người bệnh rút ngắn quá trình điều trị. Một số lưu ý trong việc chăm sóc bệnh nhân gồm:

  • Người bệnh cần thường xuyên vệ sinh tai, lau khô sau khi tắm, bơi hay tiếp xúc với môi trường nước
  • Bạn nên hạn chế sử dụng các dụng cụ ngoáy tai như bông tăm, que ngoáy tai…
  • Chế độ ăn uống của người bệnh cần được bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế rượu bia, đồ cay nóng, dầu mỡ….
  • Người bệnh cần được nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, áp lực
  • Khi thấy bệnh có chuyển biến bất thường, bạn nên sớm đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Bài viết trên đây đã đưa đến bạn những thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa mạn. Hy vọng bạn đọc đã hiểu rõ hơn về bệnh và có được cho mình phương pháp phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả nhất.

TÌM HIỂU THÊM:

Cập nhật: 7:09 Chiều , 23/09/2021
Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp là gì, điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng nhiễm trùng hoặc ứ dịch trong thành tai. Bệnh xảy ra ở...
Bệnh viêm tai giữa xung huyết
Viêm tai giữa xung huyết: Nguyên nhân và Phác đồ điều trị
Viêm tai giữa xung huyết là triệu chứng tích tụ các chất dịch nhầy phía sau màng nhĩ, do ống...
viêm tai giữa
Viêm tai giữa là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Viêm tai giữa là bệnh lý nhiều trẻ em từ 1 – 2 tuổi thường mắc phải, đặc biệt là...
Bệnh viêm tai giữa chảy mủ
Viêm tai giữa chảy mủ và phương pháp điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa chảy mủ là bệnh lý xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Triệu chứng phổ biến...
Viêm tai giữa ứ dịch là chứng bệnh nguy hiểm
Viêm tai giữa ứ dịch và phác đồ điều trị 
Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh lý không trừ một ai. Bất kỳ lứa tuổi nào từ người già...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top