Viêm tai giữa cấp là gì, điều trị như thế nào cho hiệu quả?

4.9/5 - (9 bình chọn)

Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng nhiễm trùng hoặc ứ dịch trong thành tai. Bệnh xảy ra ở nhiều đối tượng trong đó phổ biến nhất là trẻ nhỏ. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về dấu hiệu viêm tai giữa cấp và cách điều trị bệnh hiệu quả. 

Viêm tai giữa cấp tính là gì?

Viêm tai giữa cấp là tình trạng nhiễm trùng khỏi phát vùng phía sau màng nhĩ, được gọi là tai giữa. Bệnh được chia thành các dạng gồm:

Viêm tai giữa cấp ở trẻ nhỏ thường gặp ở những trẻ có tiền sử ho gà, sởi, cúm kéo dài. Ở người lớn, bệnh ít xuất hiện nhưng vẫn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh ở giai đoạn cấp tính thường khởi phát đột ngột, có triệu chứng rõ rệt và dễ nhận biết. Khi này nếu sớm điều trị, bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, trường hợp người bệnh không được chăm sóc đúng cách, viêm tai giữa chuyển sang mãn tính, theo đó là các biến chứng nặng hơn.

Bệnh kéo dài, khó điều trị, thậm chí có thể làm mất thính lực nếu người bệnh không được điều trị đúng cách. Ngoài ra các biến chứng mà người bệnh còn phải đối mặt là thủng màng nhĩ, viêm màng não, áp xe não…

Viêm tai giữa cấp bệnh học
Viêm tai giữa cấp bệnh học

Nhận biết dấu hiệu viêm tai giữa cấp

Triệu chứng bệnh điển hình là tình trạng đau nhức vùng tai, đau đầu hoặc ù tai… Bệnh gây ra các triệu chứng tương tự nhau ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ chưa tự nhận biết được bệnh, do đó cần được cha mẹ quan sát kỹ. Dấu hiệu nhận biết bệnh gồm có:

  • Người bệnh mất ngủ, mệt mỏi, ở trẻ nhỏ thường quấy khóc nhiều, bỏ bú,…
  • Giảm thính lực ở người bệnh, trẻ nhỏ thường phản xạ chậm khi được gọi tên
  • Chảy dịch, mủ ở lỗ tai, mủ có màu xanh và có mùi hôi
  • Đau nhức vành tai khiến trẻ có xu hướng dùng tay dụi hoặc kéo vành tai
  • Đau đầu, ù tai
  • Cơ thể bị mất nước, tiêu chảy

Khi thấy cơ thể có các dấu hiệu trên, người bệnh cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Điều trị bệnh sớm giúp tăng khả năng chữa khỏi hoàn toàn cũng như giảm thiểu nguy cơ xảy ra biến chứng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Hình ảnh viêm tai giữa cấp
Hình ảnh viêm tai giữa cấp

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp ở người lớn và trẻ nhỏ có đôi chút khác biệt. Với từng đối tượng cụ thể, tác nhân gây bệnh có thể khác nhau, cụ thể như:

Nguyên nhân ở trẻ nhỏ

Bệnh bùng phát có liên quan đến cấu trúc giải phẫu và chức năng miễn dịch của trẻ nhỏ. Vòi nhĩ ở trẻ ngắn và ngang hơn so với người lớn. Vi trùng và các chất xuất tiết từ mũi họng từ đó dễ xâm nhập vào tai giữa gây viêm.

Với trẻ còn đang bú mẹ, khi nằm bú, vòi nhĩ mở rộng khiến cho các chất xuất tiết ở mũi họng chảy vào vòm tai. Ngoài ra, sức đề kháng của trẻ còn yếu kém, nên dễ mắc các bệnh về hô hấp. Những bệnh lý này nếu không sớm điều trị sẽ trở thành nguyên nhân thứ phát gây viêm tai giữa cấp tính

Nguyên nhân ở người lớn

Ở người lớn, bệnh ít có khả năng bùng phát. Nếu xuất hiện thì nguyên nhân chủ yếu do người bệnh có tiền sử bị các bệnh cảm, cúm, dị ứng.. Người hút thuốc hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh.

Khói thuốc là nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp
Khói thuốc là nguyên nhân gây viêm tai giữa cấp

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Để đưa ra phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất, các bác sĩ cần tiến hành chẩn đoán bệnh. Việc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng lâm sàng và kết quả của một số xét nghiệm cần thiết, cụ thể như:

  • Ống soi tai: Dùng để kiểm tra tai giữa có xuất hiện dịch, sưng, màng nhĩ có thủng hay mưng mủ không…
  • Đo màng nhĩ: Nhằm kiểm tra thính giác bằng cách đo áp suất khí trong tai
  • Kiểm tra thính giác: Là xét nghiệm với mục đích xác định người bệnh có bị mất thính lực hay không
  • Phản xạ kế: Phương pháp dùng dụng cụ nhỏ để tạo âm thanh cạnh tai người bệnh. Mục đích nhằm xem trong tai có dịch hay màng nhĩ có bị thủng hay không?

Các xét nghiệm bắt buộc phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn, có kinh nghiệm. Chẩn đoán chính xác được nguyên nhân, mức độ bệnh sẽ giúp bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.

Kiểm tra thính giác để chấn đoán bệnh
Kiểm tra thính giác để chấn đoán bệnh

Những cách điều trị viêm tai giữa cấp tính

Khi bị viêm tai giữa cấp tính, dựa trên mức độ bệnh mà người bệnh có thể lựa chọn các phương pháp điều trị khác nhau. Một số cách chữa bệnh viêm tai giữa phổ biến phải kể đến gồm có:

Phương pháp chữa bệnh tại nhà

Chữa bệnh bằng phương pháp dân gian tại nhà được áp dụng từ lâu đời. Cách này được đánh giá cao về tính an toàn và lành tính. Người bệnh có thể áp dụng một trong những cách sau đây:

  • Sáp ong: Người bệnh dùng 1 miếng sáp ong cuộn trong giấy như điếu thuốc. Người bệnh nằm nghiêng, hướng tai bị viêm lên, đốt cháy một đầu sáp ong để tạo khói. Đầu giấy còn lại úp xuống tai thằng 90 độ để xông hơi. Cách này dùng 1-2 lần/ngày, mỗi ngày đốt 2-3 cuộn.
  • Rau diếp cá: Người bệnh dùng 30gr diếp cá rửa sạch, phơi khô. Diếp cá được đun trong 600ml nước cùng 10gr táo đỏ cho đến khi cạn còn 200m. Người bệnh dùng thuốc để uống thành 3 lần trong ngày.
  • Lá mơ: Bạn dùng 3-4 lá mơ để rửa sạch, sơ lên lửa nhỏ cho nóng. Lá mơ được vò nhỏ và nhét vào tai, để qua đêm.

Mẹo dân gian thường có tác dụng cải thiện tạm thời triệu chứng. Phương pháp dân gian này không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Khi thấy bệnh có biểu hiện bất thường, bạn nên đi khám để bác sĩ chỉ định cách điều trị thích hợp.

Chữa bệnh bằng lá mơ
Chữa bệnh bằng lá mơ

Chữa bệnh bằng Tây y

Chữa viêm tai giữa cấp thường sử dụng các loại thuốc điều trị triệu chứng tại chỗ. Các loại thuốc thường được chỉ định gồm amoxicillin, azithromycin, augmentin, các cephalosporin thế hệ 1, 2, 3…

Bên cạnh đó các loại kháng sinh, giảm đau, hạ sốt…cũng được chỉ định theo từng trường hợp cụ thể. Trường hợp người bệnh không đáp ứng được việc điều trị bằng thuốc, các phương pháp ngoại khoa sẽ được chỉ định:

  • Phẫu thuật cắt VA: Chỉ định cho trường hợp VA phì đại, nhiễm trùng hoặc nhiễm trùng tai tái phát
  • Chích rạch màng nhĩ: Bác sĩ sẽ tháo bỏ dịch mủ trong tai bằng cách chích rạch màng nhĩ. Cách này tránh cho mủ tự vỡ gây thủng màng nhĩ, lan vào xương và gây nhiễm trùng diện rộng.
  • Phẫu thuật ống tai: Cách này sử dụng thủ thuật chèn các ống nhỏ vào tai để dẫn dịch mủ ra ngoài.

Điều trị viêm tai giữa cấp bằng Đông y cần dưới sự theo dõi và hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh không được tự ý mua và dùng thuốc sai liều lượng.

Điều trị viêm tai giữa cấp bằng ngoại khoa
Điều trị viêm tai giữa cấp bằng ngoại khoa

Chữa bệnh bằng Đông y

Cách chữa bệnh bằng Đông y sử dụng nguyên liệu từ thảo dược an toàn, không gây biến chứng hay tác dụng phụ. Đông y chữa bệnh từ sâu căn nguyên nên hạn chế được bệnh tái phát. Một số bài thuốc chữa viêm tai giữa cấp từ y học cổ truyền gồm:

  • Bài thuốc 1:

Thành phần: Sài hồ 12gr, long đờm thảo 12gr, chi tử 12gr, ngưu bàng tử 12gr, hoàng cầm 12gr, bạc hà 6gr, kim ngân hoa 20gr.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu được sắc với 5 bát nước cho đến khi cạn còn 1 nửa và chia thành 3 phần. Người bệnh nên dùng thuốc đã sắc luôn trong ngày.

  • Bài thuốc 2: 

Thành phần: 10gr trạch tả, 10gr cam thảo, 12gr ngưu bàng tử, 4gr kim ngân hoa, 6gr mộc thông, 8gr sài hồ, 8gr xương bồ.

Cách thực hiện: Bạn sắc thuốc cùng 500ml nước, sao cho nước cạn còn một nửa. Phần thuốc đã sắc, bạn chia thành 2-3 phần dùng trong ngày.

Phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa từ y học cổ truyền
Phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa từ y học cổ truyền

Cách chăm sóc người bệnh viêm tai giữa cấp

Trong sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần lưu ý những điều sau:

  • Bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trẻ nhỏ nên bú mẹ trong 2 năm đầu.
  • Khi cho trẻ nhỏ bú, uống nước, bạn cần cho trẻ ngồi cao hơn, tránh để bé ngậm bình sữa lúc ngủ
  • Tiêm phòng các bệnh đường hô hấp, tai mũi họng đầy đủ
  • Người bệnh nên tránh uống rượu bia hay sử dụng thuốc lá
  • Bạn cần giữ môi trường sống sạch sẽ, tránh khói bụi, khói thuốc…
  • Khi trời lạnh, cơ thể cần được giữ ấm và che chắn khi ra đường
  • Vệ sinh tai mũi họng hàng ngày, đặc biệt sau khi bơi, tắm biển…

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh viêm tai giữa cấp. Sớm phát hiện và có biện pháp điều trị kịp thời giúp bệnh được chữa khỏi hoàn toàn cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm.

CÙNG CHỦ ĐỀ:

Ngày Cập nhật 23/09/2021


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *