Viêm tai giữa chảy mủ và phương pháp điều trị hiệu quả

4.9/5 - (13 bình chọn)

Viêm tai giữa chảy mủ là bệnh lý xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Triệu chứng phổ biến của bệnh gồm có: Ù tai, dịch tiết ra ngoài, giảm thính lực,…Nếu chúng ta không thăm khám hay điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. 

Viêm tai giữa chảy mủ là gì?

Viêm tai giữa chảy mủ là do lớp niêm mạc trong ống tai bị nhiễm trùng. Khi đó tăng tiết dịch gây tình trạng ứ đọng, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, mủ được hình thành.

Người bệnh mắc viêm tai giữa ứ mủ là thời kỳ hình thành căn bệnh viêm tai giữa cấp tính. Bệnh có xu hướng khởi phát nhanh sau khi kết thúc thời kỳ xung huyết. 

Nếu người bệnh không điều trị sớm, kịp thời, tình trạng sẽ một ngày nghiệm trọng. Đặc biệt, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bệnh viêm tai giữa chảy mủ
Bệnh viêm tai giữa chảy mủ

Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh viêm tai giữa chảy mủ

Nguyên nhân gây bệnh viêm tai nung mủ

Khi ống Ot – tát hoạt động không đúng cách. Điều này làm mất cân bằng áp suất không khí trong và bên ngoài tai. Do vậy, ống sẽ ngăn cản quá trình thoát dịch từ tai giữa,  gây tích tụ sau màng nhĩ. Đây chính là nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa chảy mủ.

Hiện nay, bất kỳ lứa tuổi nào đều có nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa. Theo thống kê, trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bởi nguyên nhân sau đây: 

  • Vệ sinh không đúng cách: Sau khi tắm gội, phụ huynh quên không lau khô vùng tai cho bé dẫn đến bệnh viêm tai giữa.
  • Ảnh hưởng thời tiết: Khí hậu đột ngột thay đổi, nhiệt độ thấp có thể gây bệnh viêm tai giữa ứ mủ cho trẻ.
  • Cơ quan chưa phát triển hoàn thiện: Ở trẻ nhỏ cơ thể chưa phát triển. Các chức năng vòi nhĩ không có khả năng miễn dịch vi khuẩn, virus xâm nhập.
  • Trẻ bị ốm, ngạt mũi, viêm họng: Sẽ làm tắc nghẽn vòi nhĩ. Khi đó chất dịch tồn đọng dẫn đến sưng, viêm vùng ống tai.

Dấu hiệu nhận biết về bệnh

Bệnh viêm tai giữa chảy mủ được chia làm 2 thời kỳ  ứ mủ và vỡ mủ. Mỗi một giai đoạn đều có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Cụ thể:

Dấu hiện thời kỳ ứ mủ

  • Màng tai đỏ, đục
  • Nghe không rõ, đau nhức, ù tai
  • Đi kèm cùng triệu chứng như ho, chảy nước mũi, sốt,…
  • Đau nhức, nóng vùng tai, cảm giác ứ đọng dịch bên trong tai
  • Ở trẻ nhỏ viêm tai ứ mủ sẽ gây rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, quấy khóc, khó chịu.

Dấu hiện thời kỳ vỡ mủ

  • Dịch máu mủ chảy ra bên ngoài tai
  • Xuất hiện các triệu chứng ù tai, sưng, đau nhức
  • Ban đầu dịch tiết ra trong, loãng, dần màu vàng, đặc dần, rồi chuyển thành mủ. 
Nguyên nhân và dấu hiệu nhân biết về bệnh
Nguyên nhân và dấu hiệu nhân biết về bệnh

Người bị viêm tai giữa chảy mủ có nguy hiểm không?

Viêm tai giữa ứ mủ là bệnh lý có thể xảy ra ở bất kỳ cứ ai. Nếu không điều trị bệnh sớm, nhanh chóng, đúng phương pháp sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng. Trong thời gian dài, bệnh gây ra nhiều triệu chứng như nhiễm trùng ống tai giữa, viêm tai xương chũm cấp tính, liệt mặt do tổn thương dây thần kinh số 7, nặng nhất là viêm màng não. 

  • Giai đoạn đầu: Người bệnh thường chảy mủ tai từng đợt, mủ chảy ra nhầy, không mùi hôi, hơi dính. 
  • Giai đoạn tiếp theo: Tình trạng chảy mủ liên tục kéo dài, đặc sệt, có màu xanh, mùi thối. Người bệnh nghe không thấy rõ, đâu âm ỉ trong tai và nặng đầu phí bên tai viêm.
  • Giai đoạn cuối: Âm thanh cần phát to để người bệnh nghe được. Bệnh nhân có biểu hiện đau dữ dội, đau sâu trong tai, lan ra các phía sau xương chũm, ù tai, hay chóng mặt. Lâu dần người mắc bệnh sẽ mất hẳn thính lực gây ảnh hưởng trực tiếp sinh hoạt, công việc.

XEM THÊM:

Giải pháp điều trị bệnh viêm tai giữa mủ nhầy

Người bệnh khi mắc chứng viêm tai giữa chảy mủ có thể sử dụng một trong các biện pháp điều trị sau đây.

Điều trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ bằng mẹo dân gian

Các bài thuốc dân gian điều chế thành phần tự nhiên có công dụng chữa trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ hiệu quả cao. Các bài thuốc được ông cha truyền lại, sử dụng rộng rãi đến ngày nay. Một số bài thuốc phổ biến như:

Rau diếp cá 

Nguyên liệu: Chuẩn bị 100g lá diếp cá, 2 quả tảo đỏ. 

Cách thực hiện:

  • Lá diếp cá và táo đỏ đem rửa sạch, cho vào nồi sắc, đổ ngập nước. 
  • Bạn đun đến khi nước cạn còn 1 nửa và tắt bếp.
  • Người bệnh uống 2 lần/ngày, áp dụng cho đến khi bệnh thuyên giảm. 
Điều trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ bằng lá diếp cá
Điều trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ bằng lá diếp cá

Xông hơi sáp ong 

Nguyên liệu: Chuẩn bị 1 miếng sáp nhỏ, cuộn giấy. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh cho miếng sáp vào, cuộn giấy lại. 
  • Đốt cháy 1 đầu, nửa đầu kia đưa vào tai để xông. 
  • Bệnh nhân thực hiện 3-4 ngày liên tục, mỗi ngày 2 lần. 

Cây sống đời 

Nguyên liệu: Vật liệu gồm 3-4 nhánh cây, ngâm nước muối. 

Cách thực hiện:

  • Thực hiện giã lấy nước cốt, bỏ cặn bã cho vào lọ xịt lỗ tai 2 lần/ngày.
  • Người bệnh mỗi lần dùng 2 giọt. Khi đó bệnh sẽ cải thiện.

Phèn chua

Nguyên liệu: Bài thuốc gồm có 50g ngũ bột tử và 20g phèn chua. 

Cách thực hiện:

  • Người bệnh cho 2 nguyên liệu trên vào nồi sắt đun chảy với nhau. 
  • Sau đó, ta tắt bếp được hỗn hợp xốp, đi nghiền thành bột mịn. 
  • Cho vào lọ, người bệnh dùng ngày/1 lần. Bệnh sẽ nhanh chóng cải thiện.

Điều trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ bằng vị thuốc Đông y

Trong Đông y, bệnh viêm tai giữa mủ nhầy là do tình trạng nhiệt tà, hàn khí, phong độc. Bệnh còn kết hợp cùng thể lực yếu, đặc biệt cơ thể lứa tuổi trẻ em chưa hoàn chỉnh gây nên. Do vậy người bệnh cần có giải pháp điều trị tận gốc bằng các vị thảo dược, thông qua một số bài thuốc sau:

Vị thuốc 1: 

  • Nguyên liệu gồm: Sài hồ, đan bì, kim ngân hoa, cam thảo, long đờm thảo, bạc hà, đường quy, hoàng cầm, sinh địa. Mỗi một vị thuốc lấy 10g
  • Cách thực hiện: Bệnh nhân trộn đều nguyên liệu, đổ ngập nước, đem sắc đặc. Chia nhỏ uống 2 lần sáng và chiều tối.

Vị thuốc 2: 

  • Nguyên liệu: 15g mỗi loại xương bồ, xa tiền, mộc thông, bạc hà, ý dĩ, ngưu bàng, cam thảo, kim ngân hoa, sài hồ, trạch tả.
  • Cách thực hiện: Tương tự giống bài thuốc 1. Người bệnh trộn tất cả nguyên liệu, đổ ngập nước, đem sắc. Uống 2 lần/ngày.

Vị thuốc 3: 

  • Nguyên liệu: 10g mỗi loại sinh địa, cát cánh, hoàng bá, đẳng sâm, bạch truật, sa nhân, liên kiều, hoàng liên, kim ngân hoa, đương quy, phục linh.
  • Cách thực hiện: Bạn rửa sạch nguyên liệu, cho nước ngập,  đem sắc. Tắt bếp. Uống 2-3 lần/ngày, thực hiện đến khi bệnh thuyên giảm.
Điều trị viêm tai giữa chảy mủ bằng đông y
Điều trị viêm tai giữa chảy mủ bằng đông y

Điều trị viêm tai giữa chảy mủ bằng Tây y

Ngoài điều trị bệnh viêm tai giữa vỡ mủ bằng phương pháp dân gian, Đông y. Người bệnh có thể áp dụng các cách điều trị hiệu quả từ Tây y. Tây y cũng được sử dụng phổ biến trong việc chữa các chứng viêm tai giữa ứ dịch hay xung huyết. Một số loại thuốc người bệnh có thể sử dụng như sau: 

  • Thuốc dạng xịt, rửa: Đây là loại thuốc nhỏ vào tai có công dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh, làm sạch, vệ sinh ống tai. Đồng thời, thuốc giúp hạn chế lây lan, kháng khuẩn, lưu thông dịch nhầy.
  • Thuốc kháng khuẩn, viêm nhiễm: Có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm hiệu quả, giảm sưng tấy.
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Gồm Ibuprofen, Acetaminophen, Diclofenac, NSAIDs, Paracetamol,…giúp giảm đau nhức, giảm vết sưng tấy, hạ thân nhiệt, cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng.
  • Thuốc đặc trị, kháng sinh: Gồm các loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh quinolon, macrolid, beta-lactam, Cloramphenicol…có chức năng kháng khuẩn, ngăn ngừa bệnh lây lau, chống viêm nhiễm.
Thuốc Tây y chữa trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ
Thuốc Tây y chữa trị bệnh viêm tai giữa chảy mủ

Biện pháp phòng ngừa viêm tai giữa ứ mủ

Bệnh viêm tai chảy mủ khi để lâu, không áp dụng biện pháp ngăn ngừa, điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng. Trình trạng nặng sẽ ảnh hưởng đến thính giác, tác động tiêu cực đến cơ quan hô hấp. Do vậy, chúng ta cần có các phương pháp phòng ngừa giúp cải thiện hiệu quả bệnh tình.

  • Khi bơi lội tránh không cho nước xâm nhập và gây ứng đọng bên trong ống tai. Người bơi nên sử dụng nút bịt tai trước khi xuống hồ bơi.
  • Khi có biểu hiện ngứa ngáy, hay dịch trong tai chảy ra ngoài, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở ý tế để bác sĩ thăm khám, điều trị sớm.
  • Người bệnh dọn dẹp không gian nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
  • Bệnh nhân thường xuyên vệ sinh tai, mũi, họng mỗi ngày, giữ cho tai luôn khô, sạch sẽ sau mỗi lần tắm gội.

Riêng đối với các bé, bậc phụ huynh lưu ý phòng ngừa bệnh viêm giữa ứ mủ như sau: 

  • Với các bé lớn tập cho bé thói quen vệ sinh tai sạch sẽ bằng nước muối sinh lý hay một số thuốc khác trước khi ngủ.
  • Phụ huynh không dùng các vật nhọn, sắc, cứng lấy ráy tai cho bé. Tránh trường hợp gây xước da, chảy máu,…
  • Vệ sinh tai cho bé sau mỗi lần tắm, gội xong.
  • Chúng ta đảm bảo không gian sống trong nhà thoáng mát, khô ráo.
  • Phụ huynh nạp thêm khẩu phần ăn cho bé nhiều rau xanh, trứng cá, thịt,…giúp tăng cường sức đề kháng, thể lực cơ thể.
  • Cha mẹ cho các bé thăm khám theo định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện và điều trị dứt điểm sớm.

Được biết đến là bệnh lý phổ biến, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng sức khỏe. Bệnh viêm tai giữa chảy mủ là căn bệnh không thể lơ là. Người bệnh khi xuất hiện các biểu hiện hay triệu chứng của bệnh như trên, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.  

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Ngày Cập nhật 11/09/2021


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *