Viêm tai giữa là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị

4/5 - (28 bình chọn)

Viêm tai giữa là bệnh lý nhiều trẻ em từ 1 – 2 tuổi thường mắc phải, đặc biệt là vào mùa mưa. Tuy nhiên, bố mẹ thường không chú ý tới những biểu hiện của con cái dẫn đến khi điều trị thì cũng đã chuyển nặng hơn. Mời bạn đọc bài viết dưới đây để có thể hiểu biết và thông tin bệnh có cách phòng tránh và điều trị sớm nhất tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tổng quan về bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa tương đối phổ biến hiện nay do chất lượng cuộc sống, môi trường khói bụi, ô nhiễm và nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc hiểu biết một cách đầy đủ nhất những vấn đề của bệnh sẽ là cách phòng tránh tốt nhất.

Bệnh viêm giữa là gì? Phân loại

Viêm tai giữa tiếng anh là Otitis Media. Đây là tình trạng toàn bộ hệ thống hòm nhĩ và xương chũm bị vi khuẩn, virus viêm nhiễm. Khi mắc bệnh, khu vực này sẽ có dịch, mủ chảy ra gây nhiễm trùng hoặc vô trùng.

Hình ảnh người bị bệnh viêm tai giữa
Hình ảnh người bị bệnh viêm tai giữa

Bệnh chủ yêu gây ra bởi những nhiễm trùng về đường hô hấp trước đó, đặc biệt là vùng họng bởi tai – mũi – họng là nối liền nhau. Khi họng bị nhiễm trùng có dịch và đờm không được điều trị sớm, vi khuẩn sẽ sinh sôi và phát triển lan truyền và tụ lại ở sau màng nhĩ, gây bệnh.

Hiện nay số người mắc bệnh viêm tai giữa ngày càng nhiều hơn, đứng thứ hai sau những bệnh về đường hô hấp ở trẻ xem và cả người lớn.

Bệnh phát triển qua hai giai đoạn cũng là hai dạng viêm tai giữa mà mọi người cần đặc biệt chú ý. Theo nhiều chuyên gia, viêm tai giữa nếu điều trị đúng cách và phát hiện sớm sẽ chỉ khoảng 10 – 15 ngày là khỏi bệnh.

Tuy nhiên, 30% số bệnh nhân lại không sớm chữa trị mà để bệnh kéo dài dai dẳng gây nên những biến chứng nguy hiểm khác.

  • Viêm tai giữa cấp: Đó là khi bệnh bắt đầu có những chuyển biến xấu hơn, những tổn thương ở tai giữa và màng nhĩ gây mủ chảy ra, cảm giác đau nhức và còn làm suy giảm thính lực.
  • Viêm tai giữa có dịch tiết: Những người mắc bệnh này thường không có những biểu hiện rõ ràng nhưng lại là tình trạng nặng nhất. Cảm giác nặng, ù tai, ngứa ngáy, có dịch chảy ra nhưng lại không bị nhiễm trùng. Loại bệnh này thường phát triển âm ỉ, kéo theo nhiều biến chứng khác mà bệnh nhân không biết.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Viêm tai giữa là bệnh có thể xuất hiện ở tất cả mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn. Tuy nhiên người dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn rất nhiều mà chúng ta cần chú ý:

  • Trẻ em: Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất hiện nay, do sức đề kháng kém, chưa thực sự phát triển đầy đủ, dễ bị bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản…..
  • Cơ địa nhạy cảm: Những người bị dị ứng bởi sự thay đổi đột ngột của thời tiết, chuyển giao mùa thường dễ bị mắc bệnh hơn người bình thường.
  • Người trưởng thành: Những người thường xuyên sử dụng rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá,… sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn những người khác.
  • Người cao tuổi: Đây cũng là nhóm đối tượng dễ bị bệnh. Bởi những người này thường hay mắc nhiều bệnh nền cộng thêm hệ thống miễn dịch ngày càng yếu đi, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
  • Phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai cũng cần phòng tránh bệnh, bởi lúc này nội tiết tố và hormone trong cơ thể thay đổi dễ bị xâm chiếm của vi khuẩn.
Trẻ em là đối tượng mắc bệnh viêm tai giữa nhất
Trẻ em là đối tượng mắc bệnh viêm tai giữa nhất

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên bệnh viêm tai giữa mà chúng ta cần biết để phòng tránh một cách tốt nhất. Trong đó phải kể đến như:

  • Vi khuẩn, virus: Đây là nguyên nhân chính nhất gây nên bệnh viêm tai giữa. Một số loại phổ biến gây bệnh như: vi khuẩn liên cầu, phế cầu, Hemophilus Influenza,….Chúng thường bắt nguồn từ một số bệnh lý về họng hay đường hô hấp nói chung như ho, cảm cúm, viêm họng, viêm mũi, viêm phế quản,…
  • Do chấn thương: Những người đã từng có tiền sử các bệnh về tai như thủng màng nhĩ, mủ tai,… cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh mà chúng ta cần chú ý.
  • Do cơ thể chưa hoàn thiện: Những trường hợp này thường chỉ dành cho trẻ em sơ sinh, lúc này cơ thể chưa thực sự hoàn thiện ống Eustachian còn ngắn dẫn đến tình trạng vi khuẩn dễ xâm nhập hơn.
  • Môi trường sống, làm việc: Những trẻ nhỏ sinh sống trong môi trường bị ô nhiễm không khí, khói bụi,… cũng có thể gây bệnh. Còn người lớn thường là do tính chất công việc ở những nơi ồn ào, háo chất, khói bụi độc hại,… tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh viêm tai giữa.
  • Thời tiết thay đổi đột ngột: Vào những thời điểm giao mùa, chuyển từ khô nóng sang ẩm ướt là lúc vi khuẩn sinh sôi và phát triển rất nhanh. Đồng thời cơ thể chưa kịp thích ứng nên khả năng nhiễm bệnh cũng cao hơn.
  • Ngoài ra một số những nguyên nhân khác như: tuổi tác, sử dụng chất kích thích nhiều, rượu bia, thuốc lá, thói quen sống không lành mạnh,… cũng đều được xem là yếu tố gây bệnh.

Biểu hiện viêm tai giữa

Viêm tai giữa dấu hiệu phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng, độ tuổi và tình trạng bệnh của người mắc. Cụ thể như sau:

Với trẻ nhỏ

Trẻ bị viêm tai giữa thường có những biểu hiện sau:

  • Sốt cao trên 38 độ C.
  • Trẻ quấy khóc, khó ngủ, luôn chạm tay vào tai với bé chưa biết nói và kêu đau, ngứa rát với những bé đã lớn hơn.
  • Cơn đau xuất hiện nhiều về đêm khi nhiệt độ giảm xuống nên bé không chịu ngủ.
  • Khó ăn uống, sụt cân, khó chịu và dễ nổi nóng.
  • Thấy dịch chảy ra từ tai bé, tai sưng và biểu hiện của việc đỏ lên.
  • Bé nghe không rõ, phản ứng chậm với các loại âm thanh.
  • Bé bị rối loạn đường tiêu hóa, chậm tiêu, phân lỏng,…
Viêm tai giữa có nhiều biểu hiện khác nhau
Viêm tai giữa có nhiều biểu hiện khác nhau

Với người lớn

Viêm tai giữa triệu chứng ở người lớn cũng giống như trẻ nhỏ, bên cạnh đó còn một số biểu hiện khác:

  • Đau nhức tai kèm những cơn ngứa ngáy khó chịu nhưng không gãi được.
  • Cảm giác ù và nặng tai, hơi khó nghe trong mọi âm thanh, kể cả khi tiếp xúc gần.
  • Cảm giác buồn nôn và nôn.
  • Bệnh vào giai đoạn nặng còn thấy nổi hạch và tai luôn trong tình trạng sưng đổ.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, ốm yếu, không có tinh thần làm việc.

Tất cả những triệu chứng ở cả trẻ nhỏ và người lớn có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai tai cùng lúc. Người bệnh sẽ thấy những triệu chứng xuất hiện và có thể giảm nhẹ sau 3 tháng, rồi tái phát lại.

Trong khoảng thời gian này cần sớm được điều trị để tránh những biến chứng có thể xảy ra cũng như gây khó khăn đến chất lượng cuộc sống và công việc.

Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?

Bệnh có nguy hiểm không, có tự khỏi được không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm hiện nay. Và những chuyên gia y tế đầu ngành đã có câu trả lời rằng: bệnh KHÔNG THỂ TỰ KHỎI được mà cần có những biện pháp điều trị cụ thể thì mới chữa dứt điểm và phòng tránh tái phát được.

Bệnh tương đối nguy hiểm vì nếu không điều trị sớm sẽ dễ gây nên những biến chứng khác nghiêm trọng khác. Cụ thể như sau:

  • Suy giảm thính lực: Đó là biến chứng thường gặp nhất ở người bị viêm tai giữa. Lúc đâu chỉ là những phản ứng chậm hơn với âm thanh. Nhưng càng về sau, vi khuẩn tràn đến màng nhĩ gây mất thính lực vĩnh viễn cho người bệnh.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ: Viêm tai giữa ảnh hưởng và cản trở rất nhiều đến khả năng giao tiếp, nói chuyện, nghe của bé. Từ đó, cũng làm chậm quá trình phát triển của bé mà đây lại là giai đoạn bé học hỏi và tiếp thu mọi thứ xung quanh để hình thành nên nên tính cách về sau. Những bé bị bệnh thường có xu hướng hướng nội, khép kín và ít giao tiếp hơn.
  • Nhiễm trùng truyền nhiễm: Vùng viêm nhiễm ở tai giữa có thể lây lan sang những khu vực khác như xương chũm. Và khi lan đến bị phận này không chỉ gây mất thính lực mà còn nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
  • Thủng màng nhĩ: Bệnh viêm tai giữa ngày càng nặng và không có biện pháp điều trị kịp thời khiến các vi khuẩn, virus lan truyền đến màng nhĩ phá hủy kết cấu và gây thủng.
  • Viêm màng não, áp xe não: Ít ai biết viêm tai giữa còn ảnh hưởng đến não, nguy cơ gặp biến chứng này sẽ ít hơn nhưng không phải là không có nên người bệnh cần sớm được điều trị.
Viêm tai giữa rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ
Viêm tai giữa rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ

Phương pháp chẩn đoán và cách thức điều trị

Bệnh nhân khi xuất hiện những triệu chứng nhất định của viêm tai giữa cần sớm đến những cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời. Với những trường hợp bệnh nhẹ chỉ khoảng 1 – 3 tuần là khỏi, còn khi chuyển nặng hơn, thời gian có thể hơn 5 tuần.

Phương pháp chẩn đoán chính

Bệnh nhân khi đến khám bệnh sẽ được bác sĩ tiến hành một số phương pháp chẩn đoán để tìm ra được căn nguyên gây bệnh từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Chẩn đoán xác định

Đó là phương pháp kết hợp giữa khám nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng.

Lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành hỏi một số câu hỏi về triệu chứng gần đây nhất có sử dụng thuốc gì không, có bị bệnh về đường hô hấp hay không,… Dựa vào những câu trả lời của bệnh nhân và quan sát bằng mắt thường về biểu hiện của tai để bước đầu phân chia thành 3 thể riêng biệt:

  • Viêm tai giữa dịch nhầy: Bệnh nhân có mủ ở tai, đưa một tăm bông vào là có thể thấy dịch vàng chảy ra. Người bệnh vẫn có thể nghe rõ ràng.
  • Viêm tai giữa tính mủ: Mủ trắng bắt đầu chảy ra và kéo dài hơn, có màu xanh, trắng, mùi hôi, khả năng nghe bắt đầu kém hơn. Những cơn đau âm ỉ từ tai lan đến thái dương.
  • Viêm tai giữa mãn tính hồi viêm: Bệnh nhân xuất hiện sốt cao, thể trạng suy yếu rõ ràng. Những cơn đau từ tai truyền đến dữ dội hơn, khiến ù tai, thị lực kém. Cơn đau lan truyền đến cả vùng thái dương và hốc não. Những triệu chứng biểu hiện một cách rõ ràng hơn.
Chẩn đoán viêm tai giữa
Chẩn đoán viêm tai giữa

Cận lâm sàng: Bác sĩ sẽ tiến hành khám tai và thực hiện một số xét nghiệm, chụp CT,…

Khám tai: Một ống soi có gắn camera được đưa vào lỗ tai của người bệnh và bác sĩ sẽ quan sát biểu hiện thông qua màn hình máy tính. Bác sĩ sẽ nhìn được ống tai, tai giữa, màng nhĩ, vết sưng viêm và lượng mủ, dịch ở trong vị trí này như thế nào.

Cấy dịch tai: Điều này giúp bác sĩ xác định loại vi khuẩn gây bệnh và làm phác đồ kháng sinh hiệu quả nhất.

Chụp CT: Hình ảnh chụp được sẽ xác định chính xác những vùng bệnh đã lan đến những đâu góp phần vào việc điều trị tốt hơn.

Đo thính lực: Nhằm đánh giá chính xác khả năng nghe hiện tại của bệnh nhân.

Chẩn đoán phân biệt

Chẩn đoán phân biệt để xác định chính xác bệnh viêm tai giữa chứ không phải những bệnh lý khác:

  • Nhọt hay viêm ống ngoài tai: Đó là khi kéo vành tai người bệnh thấy đau, kết quả chụp CT bình thường.
  • Viêm tấy hạch: Đó là khi khả năng nghe của bệnh nhân tương đối bình thường, phim chụp bình thường, có không có mủ chảy ra.
  • Phản ứng xương chũm: Lúc này khả năng nghe của bệnh nhân không quá kém, có mủ nhưng không có mùi và chụp X-quang thấy bình thường.
  • Viêm tai giữa sau lao phổi: Chụp X-quang phổi và hỏi về tiểu sử bệnh lý của người bệnh.
  • Viêm tai giữa do xoắn khuẩn: Chủ yếu là dựa vào tiền sử đã có của bệnh nhân.

Mẹo dân gian điều trị viêm tai giữa

Để điều trị bệnh viêm tai giữa tùy vào tình trạng hiện tại của bệnh nhân mà có biện pháp điều trị khác nhau. Trong đó mẹo dân gian để chữa tại nhà được áp dụng tương đối nhiều. Phương pháp này thực hiện nhanh, nguyên liệu dễ kiếm tìm lại an toàn cho người bệnh.

Tuy nhiên, đôi khi mẹo dân gian chỉ giúp triệu chứng thuyên giảm đi chứ không trị dứt điểm. Bệnh rất dễ tái phát lại vào 1 – 2 tuần sau và lúc này tình trạng còn nặng hơn. Vì thế mẹo dân gian chỉ áp dụng cho người bệnh nhẹ, viêm tai giữa do những bệnh lý về đường hô hấp thể cấp tính.

Một số mẹo dân gian phổ biến được nhiều người áp dụng hiện nay:

Xông hơi để chữa viêm tai giữa

Xông hơi là hình thức rất hữu dụng được nhiều người dùng để điều trị bệnh tại nhà. Xông hơi giúp tác động trực tiếp vào tai, làm lành những vết tổn thương và giảm nhanh những triệu chứng khó chịu nhất mà người bệnh đang gặp. Cách thực hiện như sau:

  • Bạn chuẩn bị những nguyên liệu sau: Bạch chỉ, hoàng cầm, huyền sâm, hạ thổ thảo, hoa kim ngân, bồ công anh, củ kim cang, xi lạnh sạch nước muối sinh lý.
  • Bạn cho tất cả các thành phần này vào một que thuốc nhỏ.
  • Nằm nghiêng một bên tai bị bệnh, dùng tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý để vệ sinh tai sạch sẽ.
  • Đặt xi lanh vào gần tai bị viêm và đặt qu thuốc vào đầu của xi lanh để tạo khói.
  • Nhẹ nhàng thổi khói hoặc để chúng luồn vào tai.
  • Mỗi ngày dùng 1 que thuốc hoặc ½ que một ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp xông hơi trong điều trị viêm tai giữa tại nhà
Phương pháp xông hơi trong điều trị viêm tai giữa tại nhà

Dùng lông nhím để chữa bệnh viêm tai giữa

Biện pháp này được rất nhiều người ứng dụng để điều trị bệnh viêm tai giữa một cách hiệu quả nhất. Phương pháp được lưu truyền trong dân gian nhanh làm biến mất những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa chỉ sau 7 – 10 ngày.

  • Bạn cần chuẩn bị từ 2 – 3 lông nhím rửa sạch và sao vàng, hạ thổ.
  • Bạn đem lông nhím đi xay thành một mịn.
  • Bạn cho lông nhím bằng 1 hạt đậu vào trong một ống giấy, cuộn lại cho vừa lỗ tai.
  • Vệ sinh tai bằng cách dùng tăm bông nhúng vào nước muối sinh lý hoặc oxy già rửa qua tai bị bệnh.
  • Bạn nằm nghiêng sang một bên và đưa ống giấy có lông nhím thổi nhẹ vào tai để chúng đi sâu vào tai.
  • Bạn cần kiên trì thực hiện từ 5 – 7 ngày thì các triệu chứng sẽ sớm biến mất đi.

Điều trị viêm tai giữa bằng Y học cổ truyền

Trong Đông y lưu truyền rất nhiều bài thuốc dân gian để điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả. Những vị thuốc đều lấy từ thiên nhiên rất an toàn và lành tính. Đồng thời sử dụng Đông y để điều trị bệnh còm giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch phòng chống mọi bệnh tật khác.

Tuy nhiên người bệnh áp dụng phương pháp này sẽ mất nhiều thời gian cả để sắc, chưng thuốc và điều trị. Một số bài thuốc Đông y nổi tiếng được dùng nhiều nhất hiện nay.

Bài thuốc 1:

Thành phần: Long đờm thảo, đan bì, hoa kim ngân, sinh địa, lá bạc hà, đương quy, cam thảo, sài hồ, hoàng cầm.

Cách thực hiện:

  • Tất cả các vị thuốc trên đem đi rửa sạch và để ráo.
  • Cho thuốc vào ấm đất để sắc thuốc cùng 600ml nước. Sắc trên lửa nhỏ để thuốc tiết hết dịch chất.
  • Đến khi còn khoảng 200ml thì dừng lại, chắt ra bát và uống khi còn ấm.
  • Mỗi thang như thế sắc làm hai lần và dùng luôn trong ngày.
Thuốc Đông y với những bài thuốc y học cổ truyền
Thuốc Đông y với những bài thuốc y học cổ truyền

Bài thuốc 2:

Thành phần: Trạch tả, xa tiền, bạc hà, cam thảo, hoa kim ngân, sài hồ, mộc thông, ngưu bàng, ý dĩ, xương bồ.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch tất cả các vị thuốc và để ráo.
  • Cho thuốc vào ấm sắc thuốc cùng 1 lít nước. Sắc trên lửa nhỏ để thuốc tiết hết dịch chất.
  • Đến khi còn khoảng 400ml thì dừng lại, chắt ra bát và chia thành 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc 3:

Thành phần: Sinh địa, hoàng cầm, liên kiều, cam thảo, long đờm thảo, kim ngân hoa.

Cách thực hiện:

  • Tất cả các vị thuốc trên đem đi rửa sạch và để ráo.
  • Cho thuốc vào ấm để sắc thuốc cùng 500ml nước. Sắc trên lửa nhỏ để thuốc tiết hết dịch chất.
  • Đến khi còn khoảng ½ lượng nước ban đầu dừng lại, chắt ra bát và uống khi còn ấm.
  • Mỗi thang như thế sắc làm ba lần và dùng luôn trong ngày không để sang ngày hôm sau mới dùng, tác dụng sẽ không được như mong muốn nữa.

Điều trị viêm tai giữa bằng Tây y

Hiện nay y học hiện đại đã nghiên cứu và xuất ra thị trường rất nhiều loại thuốc Tây y để điều trị bệnh viêm tai giữa. Đồng thời là một số hình thức phẫu thuật, hút dịch để chữa tận gốc bệnh đối với những người tình trạng nặng.

Ưu điểm của ứng dụng Tây y là hiệu quả nhanh, thời gian điều trị so với Tây y cũng sẽ ngắn hơn. Nhưng người bệnh dùng quá lâu trong thời gian dài dễ bị lạm dụng thuốc, nhờn thuốc và xuất hiện tác dụng phụ, nhất định.

Dùng kháng sinh

Có rất nhiều loại thuốc và dung dịch vệ sinh tai được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn gây bệnh một cách hiệu quả nhất.

Nhỏ nước muối sinh lý vào tai là biện pháp thường được áp dụng nhất, hút rửa và lau khô để tai được thông thoáng, tiêu diệt vi khuẩn.

  • Ngoài ra một số số loại kháng sinh dưới dạng dung dịch cũng được bơm rửa vào tai như: Neomycin, Chloromycetin, Gentamicin, Polymyxin,….. Bác sĩ có thể hòa thêm steroids vào các dung dịch sát khuẩn để chống viêm, sưng. Tuy nhiên các loại thuốc nhỏ tai này cần được sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng sao cho đem lại kết quả tốt nhất.
  • Bên cạnh các loại thuốc nhỏ tai thì thuốc kháng sinh, kháng viêm cũng được kê đơn để điều trị căn nguyên của bệnh. Một số loại thuốc phải kể đến như:
  • Thuốc kháng sinh: Augmentine, Sparloxacine, Cefixime,…Một số loại thuộc nhóm beta-lactam, nhóm quinolon, aminoglycoside, nhóm macrolid,….
  • Thuốc kháng viêm chứa Steroide như: Prednisolone, Methylprednisolone, Non-steroid,…
  • Các thuốc giảm đau có thể sử dụng để trị bệnh thể cấp và mãn tính như: Panadol, Paracetamol, Acemol, Dafalgan, Efferalgan,…
  • Thuốc kháng Histamine: Fexofenadine, Actifed, Chlopheniramin, Cetirizine,…
Thuốc tây điều trị bệnh, tác dụng rất nhanh
Thuốc tây điều trị bệnh, tác dụng rất nhanh

Tất cả các loại thuốc trên đều không được tự ý sử dụng vì chúng có thể gây tác dụng phụ nếu quá liều. Vì thế bạn cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn và liều lượng cụ thể tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Phẫu thuật

Một vài trường hợp nhất định, sử dụng thuốc không mang lại hiệu quả, tình trạng bệnh vàng nặng hơn bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị ngoại khoa. Một số biện pháp bao gồm:

  • Phẫu thuật cắt bỏ mô hạt, Polyp hòm nhĩ: Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật nội soi để cắt bỏ phần Polyp bị thừa ra. Trường hộp này chỉ được thực hiện khi viêm tai giữa xuất hiện biến chứng.
  • Phẫu thuật phục hồi: Tiến hành vá màng nhĩ với những bệnh nhân bị rách màng do biến chứng của viêm tai giữa.
  • Phẫu thuật tiệt căn xương chũm: Có hai hình thức là hạ thấp thành hoặc giữ nguyên thành sau của ống tai.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tai giữa hiệu quả

Viêm tai giữa là bệnh lý vô cùng nguy hiểm điều trị khó và kéo dài lại dễ gây ra nhiều biến chứng. Vì thế mỗi chúng ta cần có biện pháp phòng ngừa cho trẻ nhỏ và chính bản thân mình.

  • Luôn vệ sinh sạch sẽ vùng tai cho bé bằng tăm bông sau khi tắm, bơi lội, gội đầu.
  • Chủ động những biện pháp để phòng tránh bệnh về đường hô hấp.
  • Hạn chế đưa bé hoặc đến gần những nơi có khói bụi, ô nhiễm, bụi bẩn và các chất độc hại.
  • Với người lớn hạn chế sử dụng những loại bia rượu, thuốc lá, chất kích thích,…. Xây dựng một lối sống lành mạnh nhất.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức khỏe để nâng cao sức đề kháng, phòng chống mọi loại dịch bệnh.
  • Luôn cố gắng giữ ấm cho trẻ nhất là vào những ngày thời tiết trở lạnh, chuyển mùa. Những vị trí cần đặc biệt quan tâm như: cổ, tai, lòng bàn tay, lòng bàn chân.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung chất xơ, vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng từ những loại rau củ quả, trái cây và nhiều loại thực phẩm khác.
  • Khám định kỳ 6 tháng/ lần, đến cơ sở y tế ngay khi có những triệu chứng biểu hiện kéo dài trên 1 tuần không thuyên giảm.

Trên đây là một số những thông tin hữu ích nhất về bệnh viêm tai giữa mà nhiều người quan tâm hiện nay. Hy vọng, với những điều này sẽ giúp bạn biết cách điều trị và phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất.

Cập nhật: 4:59 Chiều , 23/03/2022
Viêm tai giữa ứ dịch là chứng bệnh nguy hiểm
Viêm tai giữa ứ dịch và phác đồ điều trị 
Viêm tai giữa ứ dịch là bệnh lý không trừ một ai. Bất kỳ lứa tuổi nào từ người già...
Bệnh viêm tai giữa chảy mủ
Viêm tai giữa chảy mủ và phương pháp điều trị hiệu quả
Viêm tai giữa chảy mủ là bệnh lý xảy ra ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Triệu chứng phổ biến...
Viêm tai giữa cấp
Viêm tai giữa cấp là gì, điều trị như thế nào cho hiệu quả?
Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng nhiễm trùng hoặc ứ dịch trong thành tai. Bệnh xảy ra ở...
Viêm tai giữa thanh dịch
Viêm tai giữa thanh dịch là bệnh gì, điều trị như thế nào?
Viêm tai giữa thanh dịch phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Các triệu chứng của bệnh thường...
Viêm tai giữa mạn
Viêm tai giữa mạn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị 
Tình trạng viêm, nhiễm trùng ở tai giữa kéo dài, thường xuyên tái phát được gọi là viêm tai giữa...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top