Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì khi điều trị?

4.8/5 - (6 bình chọn)

Bệnh viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không là câu hỏi được rất nhiều người bệnh đặt ra trong các diễn đàn bàn luận về sức khỏe. Bài viết này của chúng tôi giúp bạn nắm được một số kiến thức cơ bản về bệnh amidan hốc mủ, từ đó giúp người bệnh dễ dàng lựa chọn hướng điều trị đúng cách.

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?

Viêm amidan hốc mủ kéo dài là chứng bệnh khi viêm amidan đã chuyển sang giai đoạn mãn tính. Hốc amidan bị vi khuẩn bám trụ xâm nhập. Cùng các thức ăn dư thừa dắt lại bên trong lâu ngày, gây ra viêm nhiễm nổi mủ.

Cụ thể, triệu chứng viêm amidan hốc mủ điển hình phải kể đến như: 

  • Amidan có dấu hiệu sưng phồng lớn, bề mặt đỏ tấy. Các tuyến dịch nhờn xuất hiện nhiều trên bề mặt của amidan.
  • Ngứa rát họng, đau và khó nuốt. 
  • Phần hốc của amidan nổi lên các ổ mủ. Mủ ban đầu có màu trắng, sau sẽ chuyển dần sang màu xanh và kèm theo mùi rất khó chịu.
  • Cổ họng của các bạn sẽ xuất hiện đờm, đờm có cả bên trong các hốc mủ. Người bệnh sẽ thấy rất khó chịu, thường cố khạc đờm để cổ họng dịu hơn.
  • Đi kèm sốt cao và cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải.

Vậy bị viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Với các triệu chứng này, bệnh viêm amidan hốc mủ thực ra KHÔNG NGUY HIỂM nếu chúng ta áp dụng biện pháp chữa bệnh kịp thời. 

Nhưng nếu người bệnh chủ quan, không chữa trị với suy nghĩ bệnh tự hết, sẽ có rất nhiều biến chứng xảy ra. Hoặc lựa chọn sai cách điều trị thì rất khó tránh khỏi các biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Biến chứng gần: Là các biến chứng xảy ra ở những cơ quan thuộc hệ hô hấp, do viêm nhiễm amidan gây ảnh hưởng lây lan: Bệnh thường gặp ở giai đoạn này là: Viêm tai giữa, viêm họng, viêm xoang tệ hơn là ung thư vòm họng.
Amidan hốc mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Amidan hốc mủ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
  • Biến chứng xa: Những biến chứng đó bao gồm: Ngưng thở khi ngủ, khó thở, chân tay bị phù, nhiễm khuẩn huyết hoặc viêm cầu thận, viêm cơ tim. Đây đều là các biến chứng rất nguy hiểm, tùy mức độ nặng mà người bệnh xảy ra một trong các biến chứng này. 
  • Biến chứng tại chỗ: Dạng biến chứng này nhẹ hơn so với 2 dạng biến chứng ở trên. Người bệnh bị viêm amidan hốc mủ sẽ gặp phải khó khăn khi nuốt nước bọt, ăn uống cũng gặp cản trở không ít.

Có thể thấy rằng, viêm amidan hốc mủ có gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm không phụ thuộc không ít vào ý thức điều trị của người bệnh. Vì thế, ngay khi mắc bệnh viêm amidan, người bệnh cần kiên trì điều trị. 

Tuân thủ nghiêm túc theo liệu trình chữa bệnh amidan hốc mủ mà bác sĩ đưa ra. Điều trị amidan có mủ dứt điểm và nhanh gọn là cách để chúng ta phòng ngừa viêm amidan hốc mủ. 

THAM KHẢO THÊM:

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm amidan hốc mủ

Khi đã có được câu trả lời thích đáng cho thắc mắc viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không. Mọi người cần lưu ý bảo vệ cơ thể thật tốt. Amidan bị vi khuẩn gây nhiễm bệnh sẽ kéo theo ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. 

Để tránh các biến chứng có khả năng xảy ra, chúng ta cần lưu ý thực hiện theo một số biện pháp phòng ngừa sau:

  • Người bệnh cần điều trị triệt để bệnh viêm amidan, không để bệnh tái phát nhiều lần làm tăng khả năng chuyển sang giai đoạn amidan mãn tính.
  • Luôn vệ sinh răng miệng bằng kem đánh răng và nước súc miệng hàng ngày. Nước súc miệng hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng và vòm họng, amidan.
  • Các bác sĩ rất khuyến khích việc bổ sung rau củ nhiều vitamin và các khoáng chất vào thực đơn hàng ngày. Những nhóm dinh dưỡng này là yếu tố để chúng ta tăng cường hệ miễn dịch. Bảo vệ tốt cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
Người bệnh nên chăm sóc cơ thể thật tốt để phòng ngừa amidan hốc mủ
Người bệnh nên chăm sóc cơ thể thật tốt để phòng ngừa amidan hốc mủ
  • Ngoài ra, các bạn cũng nên tập luyện thể dục thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe. 
  • Chúng ta nên hạn chế đến những nơi có không khí ô nhiễm cao, nhiều loại khói bụi độc và các hóa chất gây hại cho sức khỏe.
  • Người bệnh bị viêm amidan cần chú ý luôn giữ ấm cho cổ họng cũng như cả cơ thể. Cổ họng khi nhiễm lạnh sẽ dễ dàng bị các virus, vi khuẩn tấn công và gây viêm.
  • Việc lựa chọn các phương pháp điều trị bệnh là yếu tố rất quan trọng. Người bệnh nên kiên trì thực hiện đúng theo chỉ dẫn từ các bác sĩ. Nghiêm túc với các chế độ chăm sóc bản thân để có thể nhanh chóng đẩy lùi viêm amidan hốc mủ.

Qua bài viết viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không này, mong rằng các thông tin chúng tôi chia sẻ đều hữu ích với bạn đọc. Tóm lại, bệnh viêm amidan hốc mủ không nguy hiểm nếu được kịp thời xử lý, chữa trị dứt điểm. 

Vì vậy, người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe bản thân. Ăn uống, sinh hoạt điều độ và đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đồng thời, lựa chọn phương pháp trị bệnh đúng cách để nhanh đạt hiệu quả tốt nhất. 

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Cập nhật: 3:28 Sáng , 18/09/2021
Bã đậu amidan theo tiếng Anh có tên là Tonsil Stone còn được gọi là viêm amidan hốc mủ bã đậu
Bã đậu amidan là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh và cách điều trị
Bã đậu amidan là một nhiễm trùng tại khu vực amidan, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người...
Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày?
Trẻ bị viêm amidan sốt mấy ngày? Cần làm gì để hạ sốt?
Sốt là phản ứng tự vệ của cơ thể khi gặp phải tình trạng nhiễm trùng. Khi trẻ em bị...
Viêm amidan mãn tính là tình trạng các triệu chứng viêm amidan kéo dài từ 1 tháng trở lên và bệnh tái phát nhiều lần trong năm
Cách chữa viêm amidan mãn tính an toàn, hiệu quả người bệnh nên tìm hiểu
Viêm amidan mãn tính là hậu quả của các đợt viêm amidan cấp tính nhưng không được điều trị triệt...
Theo dõi triệu chứng bệnh của trẻ là cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan rất quan trọng
Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tại nhà hiệu quả
Viêm amidan là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ rất lo lắng. Ngoài việc điều...
Hình ảnh áp xe quanh amidan 
Áp xe amidan: Nhận biết triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Áp xe amidan là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm amidan. Các triệu chứng của bệnh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top