9 công thức chữa viêm amidan bằng lá trầu không cực đơn giản

4.8/5 - (5 bình chọn)

Chữa viêm amidan bằng lá trầu không là một trong số những bài thuốc từ dân gian được đông đảo người bệnh biết đến. Lá trầu không nổi tiếng với các thành phần có công dụng chống viêm và sát khuẩn mạnh. Cũng bởi vậy, ông bà ta từ xa xưa đã chọn lá trầu để trị bệnh cho người viêm amidan. 

Chữa viêm amidan bằng lá trầu không
Chữa viêm amidan bằng lá trầu không

Lá trầu không chữa viêm amidan có hiệu quả không?

Lá trầu không có tên tiếng Anh là Piper Betle. Trầu không thuộc dạng cây leo, được trồng rất nhiều tại Việt Nam, đặc biệt là vùng thôn quê. Trầu không có tính chất ấm, vị cay và mùi thơm cũng rất dễ nhận biết. 

Lá trầu không vốn được coi là một loại dược liệu có công dụng: Làm giảm cơn ho, tiêu viêm, long đờm và sát khuẩn rất tốt.

Do đó, lá trầu không đã nhanh chóng trở thành vị thuốc giúp người bệnh trừ phong hàn, làm ấm họng, ấm cơ thể. Chữa trị chứng viêm nhiễm ở amidan hay viêm họng.

Ngoài ra, lá trầu không còn được nghiên cứu và chỉ ra khá nhiều công dụng khác đối với sức khỏe con người. Theo đó, trong mỗi 100g lá trầu có chứa: 2,4% tinh dầu (bao gồm các tinh dầu Chavicol, Phenolic, đồng phân của Eugenol), các axit amin, tanin.

Sau nhiều năm "chung sống" với viêm amidan, chị Hồng đã tìm ra giải pháp đơn giản CHỮA KHỎI viêm amidan hốc mủ mà không cần kháng sinh hay phẫu thuật. THAM KHẢO NGAY kinh nghiệm chữa bệnh viêm amidan của chị Hồng trong bài viết này!

Những thành phần này đều mang lại những lợi ích chữa bệnh hiệu quả được các chuyên gia ghi nhận:

  • Làm lành, làm dịu các tổn thương tại vùng niêm mạc của họng do bị viêm amidan.
  • Lá trầu giúp người bệnh kháng một số loại virus, vi khuẩn như: Song cầu khuẩn, trực trùng coli, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn subtilis, liên cầu khuẩn.
  • Ngoài ra, lá trầu không còn giúp chúng ta ức chế hiện tượng tăng nhu động ruột vượt quá mức. Làm hạn chế các cơn co thắt cơ trơn tương đối hiệu quả.

Tổng hợp 9 bài thuốc chữa viêm amidan bằng lá trầu không hiệu quả

Thực tế có rất nhiều cách kết hợp lá trầu không với các nguồn nguyên liệu khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu, mong muốn của mỗi người mà chúng ta lựa chọn công thức phù hợp. 

Dưới đây, chúng tôi tổng hợp 9 công thức kết hợp lá trầu không dành cho bạn. 

Lá trầu không và mật ong

Không xa lạ khi mật ong luôn được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày. Mật ong giúp người bệnh viêm amidan giảm sưng, giảm đau nhờ lượng Carbohydrate dồi dào. 

Các vitamin và axit amin cùng chất chống oxy hóa góp phần làm lành niêm mạc bị tổn thương. Quá trình hồi phục của người bệnh cũng vì thế mà được đẩy nhanh hơn. 

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị khoảng 7 lá trầu không rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút rồi vớt ra để lá ráo nước.
  • Lá trầu chúng ta đem xay nhuyễn hoặc cho vào cối để giã nát. 
  • Lá trầu đã giã hòa cùng 200ml nước sôi, ngâm lá trầu khoảng 30 phút.
  • Sau đó, các bạn chắt lấy phần nước cốt, hòa thêm 5 – 6 thìa mật ong để uống.
  • Mỗi ngày người bệnh nên uống 2 lần vào các buổi sáng tối. Uống sau bữa ăn 30 phút, duy trì liên tiếp trong vòng 1 tuần sẽ thấy hiệu quả.

CLICK ĐỌC NGAY:

Công thức chữa amidan bằng mật ong và lá trầu không
Công thức chữa amidan bằng mật ong và lá trầu không

Chữa viêm amidan bằng lá trầu không và củ hành tăm

Hành tăm hay còn được gọi là hành trắng, hoặc củ nén. Hành tăm màu trắng, có kích thước nhỏ hơn nhiều so với hành thông thường. Hành tăm cũng có tính ấm giống trầu không, hành có vị cay và cũng rất thơm. 

Công thức chữa viêm amidan bằng hành tăm và lá trầu giúp người bệnh dịu họng, giảm viêm, cổ họng được ấm và đơm tiêu.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 10 lá trầu, đem lá rửa và ngâm nước muối. Lá ngâm xong đem thái nhỏ.
  • Hành tăm chúng ta bóc vỏ, rửa sạch. Hành tăm và lá trầu cho chung vào cối để giã nát.
  • Tiếp theo, các bạn ngâm lá trầu cùng hành đã giã với khoảng 250ml nước sôi. Ngâm nước 15 phút thì lọc bỏ bã, lấy phần nước cốt và uống.
  • Hàng ngày, mọi người nên duy trì uống nước cốt trầu không và hành tăm 2 lần. Duy trì trong khoảng 1 tuần sẽ thấy bệnh có tiến triển tốt hơn.

Lá trầu và nhục đậu khấu, nụ đinh hương

Theo Đông y, nhục đậu khấu cùng đinh hương đều là những vị thuốc kháng viêm rất hiệu quả. Cả 2 nguyên liệu này đều có tính ấm, chứa các hoạt chất ức chế virus. Phát huy tốt công dụng chữa các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp: Viêm amidan, viêm họng hay cảm lạnh,..

Cách thực hiện:

  • Chúng ta chuẩn bị khoảng 10 lá trầu, một ít nụ đinh hương và nhục đậu khấu. Các nguyên liệu này đem rửa sạch và để cho ráo nước.
  • Bước tiếp theo, bạn mang các nguyên liệu này nấu với 0,5 lít nước. Đun sôi với lửa nhỏ.
  • Phần nước thu về bằng ½ lượng nước ban đầu. Người bệnh chia nước thành 3 phần bằng nhau để uống hết trong ngày.
Lợi ích từ nụ đinh hương và nhục đậu khấu
Lợi ích từ nụ đinh hương và nhục đậu khấu

Công thức chữa viêm amidan với trầu không và gừng

Gừng cũng là một vị thuốc thuộc nhóm có tính ấm, cay. Gừng giúp chúng ta làm ấm cơ thể, giảm các triệu chứng sưng đau và viêm. Người có đờm trong họng cũng nên sử dụng gừng để làm long đờm. Với bài thuốc này, người bệnh thực hiện theo phương pháp sau.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 10 lá trầu rửa sạch, ngâm nước muối. Gừng sử dụng 1 củ, cạo vỏ và rửa sạch, sau đó thái thành các lát mỏng.
  • Người bệnh mang lá trầu và gừng giã nát. Thêm khoảng 200ml nước sôi để ngâm trong 20 phút.
  • Ngâm xong, chúng ta chắt lấy phần nước và chia thành 2 lần uống. Người bệnh cần uống tối thiểu 1 tuần để có thể đạt được hiệu quả.

Nước lá trầu đun nóng

Bên cạnh việc kết hợp lá trầu với các nguyên liệu khác, thì người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng nước trầu nguyên chất. Cách làm này đơn giản, không mất nhiều thời gian và vẫn giảm các triệu chứng viêm amidan ở người lớn hiệu quả. 

Lá trầu khi đã đun sôi sẽ giảm mùi cây, vì vậy cũng không quá khó uống. Tuy nhiên, người bệnh không nên đun lại nước lá lần 2, đun lại sẽ làm dược tính của lá bị giảm bớt.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 7 – 8 lá trầu, rửa sạch và ngâm lá với nước muối pha loãng 15 phút.
  • Ngâm lá xong, chúng ta rửa lại lá thêm một vài lần rồi vò nhẹ lá trầu, nấu cùng 250ml nước.
  • Khi nước sôi, chúng ta đun thêm 2 – 3 phút rồi tắt bếp. Lọc bỏ lá, lấy phần nước để uống. Nước nên uống khi còn ấm. Trước khi nuốt, bạn ngậm nước khoảng 30 giây để các hoạt chất đi sâu vào phần niêm mạc bị viêm.
  • Mỗi ngày người bị viêm amidan nên uống nước 1 lần, uống đều trong khoảng 10 ngày là tốt nhất.
Nước lá trầu không chữa viêm amidan tại nhà
Nước lá trầu không chữa viêm amidan tại nhà

Lá trầu không và mù tạt

Đã bao giờ bạn nghĩ đến mù tạt có thể chữa viêm amidan? Mù tạt vốn là một loại gia vị quen thuộc của nhiều gia đình. Nhưng trong Đông y, mù tạt còn là vị thuốc. Bởi mù tạt có khả năng kháng viêm, ngừa nhiễm trùng cao. Các thành phần có trong mù tạt cũng đánh bật các vi khuẩn xâm nhập một cách hiệu quả.

Cách thực hiện:

  • Lá trầu không bạn chuẩn bị khoảng 10 – 15 lá. Đem rửa sạch và để ráo nước.
  • Chúng ta đem lá trầu không tẩm bằng dầu mù tạt, sau đó đem lá hơ qua lửa cho nóng.
  • Ngay khi lá vẫn còn nóng, đem lá trà trực tiếp lên vùng ngực cho đến khi lá nguội hẳn. 

Nhai trực tiếp lá trầu để chữa viêm amidan

Nếu người bệnh có thể trực tiếp nhai lá trầu thì cũng có thể áp dụng cách này để giảm viêm amidan. Các bạn cần lưu ý, khi nhai lá trực tiếp sẽ có cảm giác nồng và cay hơn so với nấu nước. Tuy vậy, nhai lá trầu không sẽ là cách lấy hết các hoạt chất trong lá trầu để chữa bệnh. Lá không bị giảm bớt dược tính như khi sử dụng cách cách nấu nước.

Cách thực hiện:

  • Chúng ta chọn 1 – 2 lá trầu tươi, đem ngâm nước muối và rửa sạch.
  • Lá sau khi đã rửa sạch thì trực tiếp cho vào miệng để nhai. Người bệnh cần nuốt từ từ phần nước, phần bã sẽ nhả ra. 
  • Mỗi ngày các bạn có thể nhai lá trầu 2 lần. Nhai liên tiếp trong khoảng 1 tuần sẽ thấy viêm amidan được cải thiện đáng kể.
Nhai lá trầu không làm giảm sưng viêm amidan
Nhai lá trầu không làm giảm sưng viêm amidan

Nước ép lá trầu

Tương tự hiệu quả như nước lá trầu không đun nóng hoặc nhai trực tiếp lá trầu. Các bạn có thể sử dụng phương pháp xay lá trầu lấy nước ép để uống mà không cần đun nấu. Các bước thực hiện của phương pháp này vô cùng đơn giản.

Cách thực hiện:

  • Người bệnh chuẩn bị từ 8 – 10 lá trầu, ngâm lá với nước muối và đem rửa sạch lá.
  • Phần lá bạn có thể cắt nhỏ, cho vào cối xay và xay nhuyễn.
  • Sau đó, chúng ta thêm khoảng 60ml nước lọc để nguội. Hòa nước với phần lá xay cho đều và lọc nước cốt.
  • Nước cốt người bệnh lấy ra uống trực tiếp mỗi ngày 1 lần. Duy trì uống 1 tuần để cải thiện các triệu chứng do viêm amidan gây ra.

Chữa viêm amidan với trầu không và nghệ

Nghệ giúp người viêm amidan kháng khuẩn, kháng viêm nhờ hoạt chất Curcumin. Trong dân gian, nghệ cũng được sử dụng để hỗ trợ chữa rất nhiều bệnh. Khi sử dụng hỗn hợp nghệ và lá trầu, các vi khuẩn gây bệnh sẽ bị kìm hãm phát triển. Quá trình làm lành lớp niêm mạc cũng được thúc đẩy, amidan giảm sưng khá nhiều.

Cách thực hiện:

  • Các bạn chuẩn bị 4 lá trầu, ngâm muối và rửa sạch. Thêm 15 gam nghệ tươi cao vỏ và rửa sạch.
  • Đem nguyên liệu cho vào máy xay hoặc cối giã nhuyễn. Thêm vào hỗn hợp 150ml nước sôi.
  • Chúng ta lọc lấy phần nước và chia thành 5 phần bằng nhau để uống trong ngày.
  • Khi uống người bệnh nên ngậm khoảng 1 – 2 phút rồi nuốt từ từ.
Công thức trầu không và nghệ tươi
Công thức trầu không và nghệ tươi

Các chú ý quan trọng khi sử dụng lá trầu chữa viêm amidan

Vì lá trầu là nguồn dược liệu thiên nhiên, lành tính, nên có thể phù hợp để sử dụng với mọi đối tượng bệnh nhân. Người bệnh có thể yên tâm sử dụng vì lá trầu khi sử dụng không gây ra các tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Các bài thuốc kết hợp với lá trầu không đều được người bệnh sử dụng phản hồi rất tốt.

Tuy vậy, người bệnh cũng cần biết rằng, lá trầu khi sử dụng không thể cho kết quả ngay tức khắc. Bạn cần có thời gian kiên trì sử dụng để thấy bệnh có những tiến triển rõ ràng.

Hiệu quả mà người bệnh nhận được cũng sẽ có sự khác biệt.Tùy thuộc vào cơ địa từng người mà lá trầu phát huy tác dụng ở mức cao hay thấp. Hơn nữa, lá trầu chỉ thích hợp cho người bệnh viêm amidan ở tình trạng nhẹ. 

Nếu bệnh của bạn đang ở giai đoạn có nhiều dấu hiệu nặng, bệnh xấu đi thì cần có phương pháp điều trị khác tốt hơn.

Sau đây là các chú ý chi tiết dành cho người chữa viêm amidan bằng lá trầu không:

  • Trước khi sử dụng lá trầu không hay bất cứ bài thuốc theo mẹo dân gian nào, người bệnh cũng cần sự tư vấn từ các bác sĩ.
  • Lá trầu trước khi sử dụng đều phải được ngâm nước muối và rửa sạch để loại bỏ các vi khuẩn xâm nhập.
  • Các bạn nên chọn lựa lá trầu có màu xanh đậm, lá già và dày. Lá trầu già sẽ chứa lượng tinh dầu, các hoạt chất chữa bệnh cao hơn so với lá non. Sử dụng lá non làm giảm đi hiệu quả chữa bệnh cho người dùng.
  • Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi bị mắc viêm amidan, không sử dụng mật ong cho trẻ. Mật ong có thể làm trẻ bị ngộ độc, rất nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Người bệnh cần ghi nhớ, lá trầu không chỉ là phương án hỗ trợ bệnh. Lá trầu không thể thay thế cho các đơn thuốc đặc trị khác. Nếu không lựa chọn đúng hướng điều trị, bệnh sẽ có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng.
  • Lá trầu kết hợp với hành tăm, hoặc mật ong, nhưng không trộn cả 3 nguyên liệu này cùng nhau. Khi kết hợp cùng, 3 nguyên liệu này tương khắc sẽ gây ra một số tác dụng phụ rất đáng lo ngại.
  • Chỉ sử dụng lá trầu không ở mức hợp lý, không lạm dụng lá trầu. Lá trầu khi sử dụng quá mức cho phép sẽ gây ra hiện tượng nóng trong, viêm nhiễm. Viêm amidan cũng bị ảnh hưởng và có thể lở loét nặng hơn.
  • Nếu trong quá trình sử dụng lá trầu chữa viêm amidan, người bệnh không thấy có hiệu quả, hoặc bệnh nặng hơn. Cần lập tức ngưng sử dụng và đến các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám kịp thời.
  • Cần kết hợp chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý. Lựa chọn các thực phẩm nhiều dinh dưỡng để phục vụ cho quá trình điều trị. Ngủ nghỉ khoa học, tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng. Bạn cũng nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày để làm dịu cơn đau vùng họng, cổ bớt khô rát hơn.

Qua bài viết này, chúng tôi đã chia sẻ với các bạn các cách chữa viêm amidan bằng lá trầu không ngay tại nhà. Những phương pháp này mong rằng sẽ giúp ích trong quá trình điều trị của bạn. 

Hãy lựa chọn hướng điều trị hợp lý, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kết hợp mẹo chữa dân gian để nhanh đẩy lùi bệnh. Đặc biệt, người bệnh nên nhớ, thăm khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện triệu chứng bệnh. Cũng như sớm có phương án điều trị, chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất.

XEM THÊM:

Ngày Cập nhật 15/09/2021


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *