Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Cách thực hiện và lưu ý bỏ túi

5/5 - (6 bình chọn)

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không là thắc mắc của rất nhiều người bị viêm amidan. Viêm amidan là chứng bệnh ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi. Bệnh gây ra nhiều cản trở cho cuộc sống sinh hoạt của mọi người và ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Để nắm được những thông tin hữu ích nhất về vấn đề này, mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây. 

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không
Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Khi nào nên cắt?

Amidan là cơ quan giúp chúng ta ngăn chặn sự xâm nhập, tấn công của các vi khuẩn, virus gây bệnh. Khi amidan bị vi khuẩn tấn công quá mạnh, không đủ khả năng chống đỡ sẽ xảy ra hiện tượng viêm nhiễm. Vùng cổ họng của người bệnh bắt đầu bị sưng đỏ, kèm theo nhiều triệu chứng khó chịu.

Khi bị viêm amidan hốc mủ, người bệnh sẽ cảm thấy hơi thở có mùi hôi, vùng họng bị khô rát. Cảm giác chán ăn và khó tiêu xuất hiện, kèm với đó là thể trạng giảm sút nhanh chóng. Đối với trường hợp này, bác sĩ thường chỉ định cắt amidan để tránh bệnh tình trầm trọng thêm.

Vậy viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải với bất cứ bệnh nhân mắc viêm amidan hốc mủ nào cũng cần cắt amidan.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng nhẹ khác nhau của mỗi người mà chúng ta lựa chọn phương án điều trị sao cho phù hợp. Sẽ có bệnh nhân chỉ cần sử dụng đơn thuốc cũng có thể điều trị triệt để bệnh. 

Những trường hợp bệnh nhân cần cắt amidan
Những trường hợp bệnh nhân cần cắt amidan

Đối với trường hợp cần cắt amidan, người bệnh sẽ được làm các cuộc kiểm tra, xét nghiệm tổng thể. Người bệnh sẽ chỉ được cắt amidan trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân có amidan bị sưng to quá mức, làm ảnh hưởng nhiều đến việc sinh hoạt cũng như ăn uống hàng ngày của người bệnh.
  • Người bị viêm amidan hốc mủ kèm chứng viêm hạch bạch huyết ở cổ.
  • Người bị tái phát chứng viêm amidan hốc mủ nhiều lần trong năm, bệnh xuất hiện 6 – 7 đợt và kéo dài.
  • Trường hợp người bệnh bị biến chứng sang áp xe amidan cũng cần thực hiện phẫu thuật cắt amidan.
  • Đồng thời, bệnh nhân gặp phải cái triệu chứng khó thở, hô hấp bị tắc nghẽn, ngủ không ngon hoặc có triệu chứng ngưng thở khi ngủ.
  • Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ amidan nếu bạn đang mắc các biến chứng nặng như: Viêm xoang, viêm khớp, viêm tai giữa, thấp tim,…
  • Bệnh nhân có amidan bị mủ chiếm tại nhiều khe hốc, có dấu hiệu của bệnh ác tính, bệnh ung thư.
  • Người bệnh đã chữa trị viêm amidan nhiều lần, sử dụng nhiều đơn thuốc nhưng không có hiệu quả cũng có thể thực hiện phẫu thuật amidan.

Cắt amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Cách thực hiện

Hiện nay, có khá nhiều phương pháp phẫu thuật cắt amidan. Tuy nhiên, các bạn cần biết rằng, ở một số trường hợp nhất định, người bệnh vẫn có thể gặp một số rủi ro sau:

  • Xuất huyết: Đây là hiện tượng xảy ra khi quá trình phẫu thuật các mạch máu bao quanh amidan vô tình bị tác động. Thông thường, hiện tượng xuất huyết sẽ xuất hiện sau phẫu thuật khoảng 24h. Ngoài ra, mạch máu cũng có thể bị tác động từ bên ngoài da người bệnh dẫn đến xuất huyết.
  • Nhiễm trùng: Rủi ro thứ 2 mà người bệnh có thể gặp phải là tình trạng nhiễm dùng. Nhiễm trùng có thể xảy ra do vi khuẩn từ dụng cụ phẫu thuật chưa xử lý hết. Hoặc do quá trình người bệnh vệ sinh, phục hồi vết thương sai cách.
  • Sốc phản vệ: Cũng có một số trường hợp bệnh nhân phẫu thuật cắt amidan bị dị ứng với một loại thuốc nào đó. Có thể là thuốc được tiêm trước hoặc sử dụng sau cuộc phẫu thuật. Gây ra triệu chứng ngất xỉu, nôn mửa và nặng hơn là đe dọa tính mạng. 

Ở thời điểm hiện tại, các bệnh viện tai mũi họng đang có 4 phương pháp phẫu thuật amidan. Sử dụng nhiều máy móc, thiết bị y tế hiện đại. Đảo bảo quá trình cắt amidan diễn ra nhanh chóng, thuận lợi. Tùy thuộc vào bệnh án của bệnh nhân mà chúng ta có phương pháp cắt thích hợp. 

Phẫu thuật amidan bằng laser

Phương pháp này sẽ đốt các mô tế bào amidan bằng nguồn Laser Carbon Dioxide. Thời gian thực hiện cắt amidan bằng laser rất nhanh, chỉ khoảng 15 phút hoàn thành phẫu thuật. Với phương pháp này, người bệnh ít có khả năng bị nhiễm trùng và dễ dàng cầm máu hơn. 

Tuy nhiên, nhược điểm là sẽ mất nhiều thời gian để bình phục hơn. Bác sĩ thực hiện phẫu thuật cũng cần có tay nghề rất vững. Để không gây ảnh hưởng sang các mô bên cạnh bởi tia laser.

Cắt amidan bằng phương pháp laser
Cắt amidan bằng phương pháp laser

Cắt amidan bằng Coblator

Đây là phương pháp phẫu thuật cắt amidan bằng sóng tần cao. Nhiệt độ nằm khoảng 67 độ C, gần như không gây ra cảm giác đau đớn hay tổn thương. Người bệnh cũng nhanh chóng có thể giao tiếp chỉ sau vài giờ phẫu thuật.

Phương pháp này được nhận xét là rút ngắn thời gian phẫu thuật. Vết thương của bệnh nhân nhanh lành, ít xảy ra biến chứng. Nhưng cùng với đó thì mức chi phí cho cuộc phẫu thuật cũng tương đối cao.

XEM THÊM:

Sử dụng dao siêu âm cắt amidan

Cách phẫu thuật loại bỏ amidan tiếp theo mà người bệnh cần biết là phương pháp dùng sóng siêu âm. Bác sĩ sẽ sử dụng các bước sóng siêu âm tần số 55.000Hz đưa vào cắt amidan.

Nhiệt độ dao động của sóng siêu âm này khá thấp nên người bệnh ít bị đau hơn, mô cũng không chịu nhiều tổn thương. Đổi lại, thời gian phẫu thuật tương đối lâu, vết thương mất nhiều ngày để lành. Và mạch máu to sẽ khó cầm máu hơn so với các phương pháp khác.

Cắt amidan bị viêm bằng dao siêu âm
Cắt amidan bị viêm bằng dao siêu âm

Phương pháp Plasma

Ở phương pháp phẫu thuật này, bệnh nhân bị viêm amidan hốc mủ sẽ thực hiện phẫu thuật bằng dao điện cao tần. Nhiệt độ sẽ được điều chỉnh nằm trong khoảng 60 – 80 độ C, không gây ra hiện tượng bỏng mô. 

Phần dao rất mỏng nên dễ dàng đi vào sâu các hốc amidan để loại bỏ hoàn toàn mô amidan viêm nhiễm. Tổng thời gian cho cuộc phẫu thuật khoảng 45 phút, thời gian phục hồi cho người bệnh cũng tương đối nhanh.

Lưu ý để phòng ngừa biến chứng khi cắt amidan hốc mủ

Vì biến chứng sau phẫu thuật cắt amidan có thể xảy ra ở bất cứ trường hợp bệnh nhân nào. Vì vậy, người bệnh cần hết sức chú ý, chăm sóc sức khỏe và sinh hoạt hợp lý.

  • Sau khi phẫu thuật cắt amidan trong vòng 24h, người bệnh không đánh răng và nên uống sữa ấm để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Từ ngày thứ  2 trở đi, người bệnh có thể làm vệ sinh cho răng miệng như thường. Thực đơn ăn uống lựa chọn các món ăn loãng, mềm, dễ ăn như: Sữa chua, súp, nước áp, cháo, trà thảo mộc,…
  • Sau 1 tuần, người bệnh có thể ăn thêm một số món ăn gồm: Phở, bún, bánh đa, mì gạo,…Vẫn cần tránh sử dụng các thực phẩm khô cứng có thể làm tổn thương vết phẫu thuật.
  • Kết thúc 2 tuần, các bạn có thể quay trở lại với chế độ ăn uống như thường. Nhưng tuyệt đối không sử dụng các đồ uống có chất kích thích hoặc đồ ăn cay nóng, đồ uống chứa cồn. Để tránh làm tổn thương đến vùng họng.
Phòng ngừa biến chứng amidan như thế nào
Phòng ngừa biến chứng amidan như thế nào
  • Để không gây ra những ảnh hưởng xấu cho vết cắt sau phẫu thuật, bệnh nhân nên thực hiện biện pháp ăn chậm, nhai kỹ, không nuốt thức ăn thành các miếng to. 
  • Tích cực uống nước, nước ép hoa quả hoặc trà thảo mộc để bổ sung vitamin cho cơ thể. Uống nhiều nước mỗi ngày giúp cơ thể người bệnh sau phẫu thuật amidan phục hồi một cách nhanh chóng. 
  • Hàng ngày, các bạn vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ. Sử dụng các loại nước súc miệng, nước muối để sát khuẩn. Không nói quá lớn, khạc nhổ hay hò hét làm tổn thương niêm mạc. Niêm mạc bị kích thích sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới vết phẫu thuật
  • Sau phẫu thuật, người bệnh vẫn cần thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng phục hồi của họng. Kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường, từ đó có các phương án xử lý phù hợp. Nếu bạn gặp phải tình trạng cơ thể đột ngột sốt cao, phần vết phẫu thuật bị đau nhức, sưng tấy, thậm chí không thể ăn uống. Cần lập tức liên hệ với các sĩ phụ trách điều trị.

Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không? Câu hỏi này đã được chúng tôi giải đáp một cách chi tiết. Phẫu thuật cắt amidan chỉ là phương án xử lý cuối cùng, bởi dễ xảy ra nhiều biến chứng. 

Vì vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh viêm amidan. Các bạn hãy nhanh chóng lựa chọn phương pháp điều trị sớm. Chấm dứt hoàn toàn bệnh. Không để bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính nặng, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.

THÔNG TIN THAM KHẢO:

Cập nhật: 3:28 Sáng , 18/09/2021
Trẻ bị amidan quá phát hay còn được gọi là tình trạng amidan phì đại là một dạng nặng của bệnh viêm amidan
Trẻ bị amidan quá phát là gì? Những thông tin cần biết
Trẻ bị amidan quá phát là tình trạng phù nề, sưng đỏ và tăng kích thước amidan rõ rệt. Tình...
Cách chữa viêm amidan hốc mủ
Tổng hợp cách chữa viêm amidan hốc mủ hiệu quả, dứt điểm (Chi tiết)
Cách chữa viêm amidan hốc mủ hiện nay rất đa dạng. Tuy nhiên, có phải cách chữa nào cũng điều...
Viêm amidan ăn thịt bò được không? (Giải đáp từ chuyên gia)
Viêm amidan ăn thịt bò được không? (Giải đáp từ chuyên gia)
Viêm amidan ăn thịt bò được không là thắc mắc của không ít người. Có những ý kiến cho rằng...
Cắt amidan cho trẻ là một thủ thuật khá phức tạp và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Có nên cắt amidan cho trẻ không? Những thông tin cha mẹ cần biết
Cắt amidan cho trẻ em là một phương pháp điều trị viêm amidan hoặc amidan quá phát ở trẻ. Tuy...
Theo dõi triệu chứng bệnh của trẻ là cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan rất quan trọng
Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan tại nhà hiệu quả
Viêm amidan là bệnh lý hô hấp thường gặp ở trẻ khiến cha mẹ rất lo lắng. Ngoài việc điều...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top