Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ nhầm lẫn với hen suyễn hay viêm phổi và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Hiểu rõ về viêm tiểu phế quản giúp bạn phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả hơn.
Bệnh viêm tiểu phế quản là gì, có nguy hiểm không?
Viêm tiểu phế quản là tình trạng viêm nhiễm phế quản cấp tính ở các cuống phổi nhỏ hay còn được gọi là tiểu phế quản. Các tiểu phế quản có đường kính dưới 2mm mềm và dễ bị tổn thương, chèn ép khiến đường thở bị tắc nghẽn.
Viêm tiểu phế quản chỉ xảy ra ở trẻ dưới 24 tháng tuổi, phổ biến nhất ở trẻ 3-6 tháng. Thời tiết thay đổi, trở lạnh hay vào mùa mưa là thời điểm bệnh dễ bùng phát.
Bệnh có thể tự thuyên giảm nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy vậy nhiều trường hợp bệnh gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Trẻ bị suy hô hấp, xẹp phổi do tắc đờm
- Viêm phổi do viêm tiểu phế quản bội nhiễm
- Cơ thể bị thiếu oxy dẫn đến da, môi tím tái, trường hợp nặng trẻ còn bị co giật, ảnh hưởng thần kinh.
- Tình trạng ngưng thở thường xảy ra ở trẻ sinh thiếu tháng và trẻ sơ sinh giai đoạn 2 tháng đầu đời
- Viêm tai giữa là biến chứng phổ biến của viêm tiểu phế quản
- Viêm tiểu phế quản cấp chuyển sang mãn tính, khó điều trị và thường xuyên tái phát
Viêm phế quản do tắc nghẽn có thể khiến trẻ nhỏ tử vong khi ở mức độ nghiêm trọng. Cha mẹ không nên chủ quan trước căn bệnh này mà cần có biện pháp chăm sóc sức khỏe cho trẻ phù hợp.
THÔNG TIN BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:
Dấu hiệu nhận biết viêm tiểu phế quản
Ở giai đoạn đầu, các triệu chứng bệnh chưa rõ rệt và dễ bị nhầm lẫn với các bệnh hô hấp khác như cảm lạnh, cúm mùa,… Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm tiểu phế quản:
- Thở hụt hơi thở nhanh, khò khè
- Sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi
- Có dấu hiệu sốt nhẹ, ho, mệt mỏi
- Da trẻ xanh tái do bị thiếu oxy
- Dùng ống nghe phổi có thể thấy tiếng kêu lách tách hoặc rít nhẹ
- Có hiện tượng co rút cơ liên sườn, xương sườn lõm khi cố sức hít thở
- Hiện tượng phập phồng cánh mũi
Các triệu chứng bệnh thường kéo dài từ 2 tuần – 1 tháng. Do các triệu chứng dễ gây nhầm lẫn, người bệnh nên sớm được khám và chẩn đoán chính xác để có biện pháp chữa trị kịp thời.
Bệnh viêm tiểu phế quản bao lâu thì khỏi?
Các triệu chứng của bệnh thường kéo dài từ 4 -7 ngày. Trong vòng 2 tuần, các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm dần nếu người bệnh được chăm sóc cẩn thận. Trường hợp sức đề kháng ở trẻ nhỏ yếu, thời gian tự khỏi có thể lên đến 1 tháng.
Đối với trẻ sơ sinh, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ không bú sữa mẹ… cần phải cẩn trọng bởi bệnh có thể đeo bám dai dẳng cùng với nguy cơ biến chứng thành viêm tiểu phế quản bội nhiễm cao. Nếu bệnh kéo dài trong nhiều tuần, các triệu chứng nặng có thể xảy ra như nôn, trớ, thở khó khăn, hôn mê, khó ăn uống.
Các nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Nguyên nhân gây ra 35% các trường hợp viêm tiểu phế quản là do loại virus Respiratory syncytial ( RSV). Ngoài bệnh còn có nguyên nhân do virus Adeno, virus cúm,…
Một số yếu tố khác có thể tác động gây ra bệnh gồm có:
- Trẻ sinh non
- Trẻ có hệ miễn dịch kém, khát sữa mẹ
- Đối tượng trẻ nhỏ mắc bệnh tim, phổi bẩm sinh
- Người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc lá, hóa chất độc hại
- Người mắc bệnh mô liên kết tự miễn
Viêm tiểu phế quản có khả năng lây lan và bùng thành dịch. Người lớn cũng có khả năng mắc bệnh tuy nhiên mức độ bệnh nhẹ và nhanh chóng tự thuyên giảm.
Bệnh viêm tiểu phế quản điều trị bằng cách nào?
Dựa trên mức độ nặng, nhẹ của bệnh viêm tiểu phế quản mà phương pháp điều trị bệnh sẽ khác nhau. Ở mức độ nhẹ, cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ nhỏ tại nhà. Trường hợp bệnh nặng, trẻ cần nhập viện và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Chăm sóc tại nhà với trường hợp bệnh thể nhẹ
Khi các triệu chứng bệnh còn nhẹ, mới khởi phát, cha mẹ có thể áp dụng cách chăm sóc cẩn thận cho trẻ. Khi này phụ huynh cần chú ý:
- Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, chia thành nhiều bữa nhỏ đồng thời uống nhiều nước
- Có các biện pháp hạ sốt như lau người bằng khăn ấm, dùng miếng dán hạ sốt…
- Trẻ cần được vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý
- Hút đờm dãi cho trẻ nhỏ
- Vỗ rung, dẫn lưu tứ thế
- Cha mẹ thường xuyên theo dõi mạch, thân nhiệt và nhịp thở của trẻ nhỏ
Khi thấy các triệu chứng bệnh trở nặng, cha mẹ cần cho trẻ đi khám ngay và nhập viện để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Điều trị viêm tiểu phế quản thể nặng ở bệnh viện
Khi bệnh chuyển biến nặng, trẻ nhỏ cần được nhập viện để điều trị bát sát triệu chứng. Một số biện pháp chữa bệnh thường được bác sĩ chỉ định gồm:
Điều trị bằng kháng sinh
Kháng sinh dùng cho trường hợp bệnh có biểu hiện bội nhiễm, bạch cầu trung tính tăng, khi X-quang phổi thấy có đám mờ. Bác sĩ sẽ cấy dịch để làm kháng sinh đồ sau đó chỉ định phác đồ điều trị cụ thể.
Kháng sinh có thể dùng dưới dạng uống hoặc tiêm qua tĩnh mạch:
- Thuốc Ampicillin: 50- 100mg/kg/24h, chia 2 lần
- Thuốc Amoxicillin: 50- 100mg/kg/24h, chia 2 lần
- Thuốc Ampicillin sulbactam (Unasyn): 50-100mg/kg chia 2 lần/ngày
- Amoxicillin + clavulanic (Augmentin): 50-100mg/kg/24h, chia 2 lần
- Cefuroxim 750mg (Zinacef): 50-100mg/kg/ngày, chia 2 lần
Thuốc kháng sinh thường được chỉ định dùng trong 7-10 ngày.
Thở oxy
Phương pháp này nhằm duy trì SpO2 >92%: Áp dụng cho trẻ dưới 3 tháng có triệu chứng gắng sức khi thở, bão hòa oxy giảm thấp khi bú hoặc bão hòa oxy <90-92%.
Truyền dịch
Chỉ định khi trẻ có biểu hiện mất nước, cơ thể suy nhược.
Khí dung
Khí dung Ventolin 0,15mg/kg/lần, làm 2 lần, mỗi lần cách nhau 20 phút và cần được đánh giá sau 1 giờ. Sau 1h, nếu người bệnh có đáp ứng thì có thể áp dụng khí dung mỗi 4-6h/lần cho đến khi chứng suy hô hấp có biến chuyển. Nếu cơ thể người bệnh không có đáp ứng thì ngưng điều trị.
Với người bệnh thở nhanh trên 70 lần/phút, Sp02<92% cần điều trị bằng khí dung Salbutamol có oxy (dùng 6l/phút)
Corticoid
Phương pháp này áp dụng cho người bệnh nghi ngờ có bệnh hen hoặc suy hô hấp. Bác sĩ sẽ kê Prednisolon với liều lượng 1-2mg/kg/ngày hoặc Methylprednisolon 1-2mg/kg/ngày dùng liên tục 3-5 ngày.
Chế độ sinh hoạt giúp phòng ngừa, cải thiện bệnh hiệu quả
Tuân thủ một số lưu ý dưới đây giúp bệnh được phòng ngừa cũng như đẩy lùi nhanh chóng.
- Người bệnh cần uống đủ nước bù lượng nước đã mất của cơ thể
- Việc dùng các loại thuốc kháng sinh, hạ sốt cho trẻ nhỏ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ nhỏ nên được bú mẹ đến 2 tuổi để nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh
- Môi trường sống của bạn cần được giữ sạch sẽ, cân bằng độ ẩm và nhiệt độ để tránh không cho các vi khuẩn có hại phát triển.
- Chúng ta không nên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hay dùng chung đồ đạc cá nhân. Điều này khiến bệnh lây lan và dễ bùng dịch
- Khi thời tiết giao mùa, cơ thể cần được giữ ấm, che chắn khi ra đường
- Thường xuyên vệ sinh tay, chân, đồ đạc cá nhân để ngăn chặn vi khuẩn, virus trú ẩn
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cần được tiêm phòng đầy đủ
Viêm tiểu phế quản thường xuất hiện ở trẻ nhỏ do hệ hô hấp chưa hoàn thiện, dễ bị tổn thương. Để tránh cho bệnh không chuyển biến nặng dẫn theo biến chứng ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Phụ huynh cần hiểu rõ về bệnh cũng như chăm sóc cho trẻ kỹ lưỡng.
TÌM HIỂU THÊM:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!