Viêm phế quản ở người lớn và những lưu ý khi điều trị bệnh
Viêm phế quản là hiện tượng viêm niêm mạc ở các ống phế quản. Bệnh dễ bắt gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về viêm phế quản ở người lớn và cách điều trị phù hợp.
Tìm hiểu nguyên nhân người lớn bị viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản ở người lớn có 2 dạng cấp và mãn tính. Bệnh xảy ra khi niêm mạc đường thở từ thanh quản đến nhu mô phổi bị kích thích và viêm. Khi này hệ hô hấp bị kích thích, tích tụ chất nhầy, cản trở không khí đi qua đường phổi.
Các tác nhân gây viêm phế quản ở người lớn gồm có:
- Sự xâm nhập của vi khuẩn, virus: Đây là nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất. Vi khuẩn, virus gây bệnh lợi dụng khi sức đề kháng người bệnh suy giảm, sẽ xâm nhập và gây ra các bệnh hô hấp.
- Thời tiết: Đây là tác nhân khiến bệnh viêm phế quản bùng phát. Thời tiết chuyển lạnh đột ngột, môi trường ô nhiễm, khói bụi tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công hệ hô hấp.
- Do bệnh lý: Người bị trào ngược dạ dày thực quản gây kích thích cổ họng; các bệnh về phổi dẫn tới tổn thương phế quản, nhiễm trùng phổi…
- Khói thuốc: 90% người lớn bị viêm phế quản là do thuốc lá. Khói thuốc dù là hút trực tiếp hay gián tiếp hít vào cũng sẽ làm tê liệt lông mao, gây viêm phế quản. Bệnh bùng phát do thuốc lá dễ chuyển sang mãn tính.
Nhận biết triệu chứng viêm phế quản ở người lớn
Dấu hiệu viêm phế quản ở người lớn thường bùng phát sau một đợt cúm. Người bệnh thường gặp các biểu hiện như sau:
- Sốt, đau đầu, cơ thể đau mỏi
- Cổ họng sưng viêm đau rát, ho khan hoặc ho có đờm
- Xuất hiện hiện tượng sổ mũi, chảy nước mũi
- Khó thở, khi thở phát ra tiếng khò khè
- Đau, tức ngực, người mệt mỏi
- Buồn nôn, tiêu chảy,…
Các dấu hiệu của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khác. Nếu các triệu chứng ho, khạc đờm, đau tức ngực… kéo dài quá 5 ngày, người bệnh cần đi khám để được chẩn đoán chính xác bệnh.
Các triệu chứng viêm phế quản ở người lớn còn khác nhau ở dạng cấp tính và mãn tính. Với trường hợp bệnh cấp tính, tình trạng ho, sổ mũi, khó thở có thể chỉ kéo dài 5-7 ngày. Nếu được chăm sóc đúng cách, người bệnh sẽ nhanh khỏi hơn
Tuy nhiên ở thể mãn tính, triệu chứng viêm phế quản tái đi tái lại, dễ bùng phát khi thời tiết giao mùa và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Một số biến chứng mà viêm phế quản ở người lớn mãn tính có thể gây ra như viêm phổi, ổ mủ phổi, tích mủ trong khoang màng phổi…
TÌM HIỂU THÊM:
Những cách điều trị viêm phế quản ở người lớn hiệu quả
Hiện nay, có nhiều cách trị viêm phế quản ở người lớn, trong đó phổ biến là dùng thuốc Tây y, Đông y hoặc mẹo dân gian.
Cách chữa viêm phế quản ở người lớn bằng Tây
Thuốc Tây y chữa viêm phế quản thường tập trung vào cải thiện triệu chứng tại chỗ. Một số loại thuốc chữa bệnh thường được bác sĩ kê cho người bệnh gồm:
- Kháng viêm: Nhằm giảm triệu chứng sưng viêm, phù nề niêm mạc phế quản.
- Thuốc giãn phế quản: Có tác dụng mở đường hô hấp trong phổi, giảm triệu chứng khó thở, thở khò khè. Thuốc thường được dùng dưới dạng hít hoặc bơm vào phổi.
- Thuốc giảm ho và long đờm: Thuốc dùng để cải thiện chứng ho có đờm. Tác dụng của thuốc là làm loãng dịch đờm và hạn chế tiết đờm ở niêm mạc. Nhờ đó, người bệnh sẽ hô hấp dễ dàng hơn.
- Kháng sinh: Các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm để xác định chính xác nguyên nhân bệnh. Từ đó, liều dùng và loại kháng sinh sẽ được kê cho phù hợp nhất với bệnh nhân.
Thuốc Tây y, đặc biệt là kháng sinh có thể gây ra một số tác dụng phụ nếu sử dụng lâu dài. Do vậy người bệnh cần đi khám và dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc cần dùng đúng liều lượng để phát huy tối đa công dụng chữa bệnh.
Cải thiện các triệu chứng bệnh tại nhà bằng mẹo dân gian
Ở một số trường hợp bệnh trong giai đoạn khởi phát ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể tự chữa tại nhà bằng các mẹo dân gian. Phương pháp này áp dụng một số nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc và lành tính. Dưới đây là một số cách chữa viêm phế quản cho người lớn tại nhà:
- Mật ong và giấm táo: Bạn lấy một cốc giấm táo, 1 thìa lớn mật ong cùng 1 cốc nước lọc. Mật ong, giấm và nước ấm được khuấy cho tan hết vào với nhau. Người bệnh dùng hỗn hợp trên để uống mỗi ngày.
- Trầu không: Người bệnh dùng 10 lá trầu không đã được rửa sạch và để ráo, đem giã nhuyễn. Cho hỗn hợp lá trầu vào 250ml nước nóng trong 20 phút. Bạn lọc lấy phần nước rồi cho thêm mật ong vào rồi uống. Uống hỗn hợp này 2 lần/ngày để cải thiện bệnh. Cách này không nên dùng cho người có tiền sử loét dạ dày.
- Tỏi, cà chua và chanh: Tỏi và cà chua dùng để ép lấy nước, trộn hỗn hợp với nước chanh nguyên chất rồi cho người bệnh dùng mỗi ngày.
Các mẹo dân gian chỉ có tác dụng với người bệnh nhẹ. Nếu điều trị bằng cách này mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đến gặp bác sĩ để khám và có hướng chữa bệnh thích hợp.
Cách điều trị bệnh viêm phế quản ở người lớn bằng Đông y
Theo y học cổ truyền, viêm phế quản ở người lớn thuộc chứng Khái thấu và Đàm ẩm. Nguyên nhân gây bệnh là do tạng can , thận phế bị suy nhược, dẫn đến tân dịch hao tổn, ngưng trệ phế khí.
Tác nhân gây bệnh từ bên ngoài là cảm thụ tà khí lục dâm, kết hợp phong hàn, phong nhiệt. Điều trị theo Đông y sẽ tập trung sơ phong, tán hàn, đồng thời bổ chính khu tà, tuyên tán phong nhiệt, phong hàn. Các bài thuốc Đông y được đánh giá cao về hiệu quả, ngăn được bệnh tái phát và không gây tác dụng phụ.
Những bài thuốc chữa viêm phế quản ở người lớn nổi tiếng từ Đông y gồm:
- Hạnh tô tán
Công dụng: Điều trị bệnh thể phong hàn, viêm phế quản giai đoạn đầu. Thuốc cải thiện tốt các chứng ho, đờm đặc, ngạt mũi, sốt…
Thành phần: 12gr hạnh nhân, 12gr tiên hồ, 6gr trần bì, 4gr cam thảo, 8gr bán hạ chế, 8gr chỉ xác, 10gr cát cánh, 3 lát sinh khương và 16gr thổ phục linh.
Liều dùng: Mỗi ngày người bệnh sắc 1 tháng, uống thành 2 lần sáng và chiều sau bữa ăn.
- Tang cúc ẩm
Công dụng: Chữa viêm phế quản thể phong nhiệt có triệu chứng ho nhiều, đờm vàng, sốt cao, cơ thể mệt mỏi…
Thành phần: 12gr tang diệp, 10gr cúc hoa, 10gr cát cánh, 8gr lô căn, 6gr bạc hà, 12gr tiên hồ, 16gr liên liều, 6gr hạnh nhân.
Liều dùng: Người bệnh dùng 1 thang/ngày, chia 2 lần uống sáng, chiều và sau bữa ăn.
- Tang bạch thang
Công dụng: Chữa bệnh ở thể khí táo, có dấu hiệu ho khan, khô họng, khô lưỡi, sốt…
Thành phần: 12gr hạnh nhân, 2gr sa sâm, 6gr xuyên bối mẫu, 12gr tang diệp, 12gr tiên hồ, 12gr đậu xị, 6gr cam thảo, 10gr cát cánh, 8gr chi tử.
Liều dùng: Người bệnh dùng 1 thang/ngày, dùng thành 2 lần sáng chiều sau ăn.
Lưu ý trong phòng ngừa và cải thiện bệnh viêm phế quản
Để phòng ngừa cũng như giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:
- Bạn nên tránh xa khói thuốc lá, việc hút thuốc hay hít phải khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản ở người lớn.
- Cơ thể cần được cung cấp lượng nước cần thiết để tăng cường thể trạng, nâng cao đề kháng.
- Người bệnh nên thường xuyên vệ sinh khoang họng, mũi bằng nước muối sinh lý.
- Người bệnh cần giữ ấm cơ thể, vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
- Chế độ dinh dưỡng của người bệnh nên bổ sung thêm trái cây, rau xanh cùng những thực phẩm giàu dinh dưỡng
- Rượu bia, chất kích thích, đồ chiên rán, dầu mỡ hay cay nóng là những gì cần kiêng khi bị viêm phế quản
- Bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ đều đặn và sớm gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Trên đây là những thông tin chi tiết về viêm phế quản ở người lớn. Hy vọng với những chia sẻ trong bài, bạn đọc đã hiểu rõ hơn cũng như có được cho mình cách phòng và điều trị bệnh thích hợp.
CÙNG CHỦ ĐỀ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!