Trẻ bị viêm phế quản: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị an toàn 

4.9/5 - (8 bình chọn)

Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh viêm đường hô hấp dưới cấp tính. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Bài viết dưới đây đưa đến cho bạn những thông tin cần thiết về bệnh, để sớm có biện pháp chăm sóc và điều trị cho trẻ bị viêm phế quản. 

Bệnh viêm phế quản trẻ em là gì?

Niêm mạc phế quản là đường dẫn khí nối giữa khí quản và phổi. Khi niêm mạc phế quản bị kích thích dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh do sức đề kháng còn yếu, hệ hô hấp dễ bị tổn thương do sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh.

Bệnh viêm phế quản cấp tính thường bùng phát trong thời gian ngắn và tự thuyên giảm nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Một số trường hợp viêm phế quản ở trẻ chuyển sang dạng mãn tính thường xuyên tái phát.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm phế quản là do các loại virus gây bệnh đường hô hấp gây ra. Các loại virus thường gặp gồm có:

  • Respiratory syncytial  (RSV) – virus hợp bào hô hấp
  • Virus Adeno kiến phế quản co thắt, gây các bệnh về phổi, cúm…
  • Virus parainfluenza là nguyên nhân dẫn đến viêm đường hô hấp trên và dưới

Các loại virus này có thể tồn tại trong không khí hay trên bề mặt đồ vật. Virus có khả năng lây lan từ người sang người do đó cha mẹ nên cẩn trọng không cho trẻ tiếp xúc gần với người bệnh.

Vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Bên cạnh đó, một số yếu tố sau tác động làm gia tăng khả năng trẻ bị viêm phế quản:

  • Trẻ suy dinh dưỡng hoặc béo phì hệ miễn dịch yếu kém
  • Trẻ có tiền sử bị hen suyễn hoặc có cha mẹ bị hen suyễn
  • Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Trẻ mắc các bệnh như trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng, nấm…

XEM THÊM:

Các triệu chứng viêm phế quản ở trẻ em và trẻ sơ sinh

Dấu hiệu viêm phế quản ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường không rõ ràng. Ở trẻ sơ sinh, khi bị bệnh, các bé thường quấy khóc, biếng ăn, nôn trớ,… Đường thở bị sưng tấy, nhiều dịch nhầy khiến trẻ ho nhiều, khó thở, mặt tím tái.

Khi phụ huynh thấy con ho nhiều, ho có đờm kèm sốt nhẹ thì khả năng cao bé đang bị viêm phế quản. Các triệu chứng bệnh phát triển theo 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn bệnh mới khởi phát: Bé bị viêm phế quản có triệu chứng ho khan, sốt nhẹ, hắt hơi và chảy nước mũi. Các triệu chứng thường bị nhầm với cảm lạnh hay cảm cúm thông thường.
  • Giai đoạn bệnh bùng phát: Trẻ có hiện tượng sốt cao, thở dốc, khó thở, da xanh xao… Một số trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, chán ăn.
  • Giai đoạn nặng: Khi này trẻ nhỏ bị sốt cao trên 38,5 độ C, da và môi khô, đổ mồ hôi và khó thở. Các đầu ngón tay, chân, da mặt trẻ trở nên tím tái. Trẻ bị tiêu chảy nặng, nôn liên tục. Bệnh khiến trẻ kiệt sức, ngủ li bì, có hiện tượng co giật.. Khi này, bé cần được đưa đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.
Ho khan, sốt nhẹ là biểu hiện bệnh giai đoạn khởi phát
Ho khan, sốt nhẹ là biểu hiện bệnh giai đoạn khởi phát

Trẻ bị viêm phế quản liệu có nguy hiểm không?

Viêm phế quản ở trẻ nhỏ thực chất không phải là bệnh nan y nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng thuyên giảm nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Tuy vậy, nhiều trường hợp phụ huynh chủ quan trước bệnh khiến viêm phế quản gây ra các biến nặng nề, dai dẳng, khó khăn khi điều trị.

Viêm phế quản cấp khi chuyển sang dạng viêm phế quản mãn tính sẽ thường xuyên tái phát, đi kèm các biến chứng như bội nhiễm hoặc một số bệnh lý khác như:

  • Tim mạch: Vi khuẩn, virus gây bệnh lan rộng ra các bộ phận khác, làm viêm nhiễm các mô trong hệ mạch máu.
  • Hen suyễn: Khi này, trẻ có triệu chứng phế quản co thắt, thở rít, khó chữa. Biến chứng này có thể đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.
  • Viêm phổi, áp xe phổi: Các triệu chứng bệnh kéo dài khiến phổi bị tổn thương. Viêm phổi hay áp xe phổi đều có nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư phổi hết sức nguy hiểm.

Khi thấy trẻ có biểu hiện bệnh ở mức độ nghiêm trọng, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đến bệnh viện, tránh các biến chứng đe dọa sức khỏe con nhỏ.

Viêm phế quản có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé
Viêm phế quản có thể gây biến chứng nguy hiểm cho bé

Các cách trị dứt điểm viêm phế quản cho bé

Hiện nay có nhiều cách chữa viêm phế quản ở trẻ em. Dựa trên tình trạng bệnh của mỗi bé mà cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Phương pháp cải thiện bệnh tại nhà không dùng thuốc

Bệnh viêm phế quản ở trẻ em ở giai đoạn khởi phát có mức độ nhẹ. Các triệu chứng của bệnh có thể nhanh chóng được đẩy lùi nhờ được chăm sóc đúng cách. Khi này, phụ huynh có con bị bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Cho trẻ nhỏ uống nhiều nước ấm để làm dịu niêm mạc họng
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở mức ấm áp, độ ẩm phù hợp, có thể sử dụng máy xông hơi giúp bé thấy dễ chịu hơn
  • Cha mẹ dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi họng cho trẻ nhỏ
  • Khi trẻ sốt nhẹ, cha mẹ dùng các cách hạ sốt như chườm nước ấm, bổ sung điện giải…
  • Trẻ cần được kê cao đầu khi ngủ hay nằm chơi giúp bé thoải mái, dễ thở hơn
Cha mẹ có thể chườm khăn ấm để hạ sốt cho bé
Cha mẹ có thể chườm khăn ấm để hạ sốt cho bé

Cách điều trị cho trẻ bị viêm phế quản bằng thuốc

Khi triệu chứng bệnh ở trẻ chuyển nặng, bác sĩ có thể chỉ định một số thuốc điều trị như sau:

  • Thuốc giãn phế quản khí dung: Dùng Theophylin hoặc Salbutamol nhằm giảm bít tắc, co thắt phế quản.
  • Giảm ho: Thuốc Terpin Codein hoặc siro ho dùng khi trẻ ho nhiều nhằm ức chế các cơn ho.
  • Thuốc long đờm: Acetylcystein, carbocystein, bromhexin, methylcysteine,… có tác dụng long đờm, tiêu đờm. Nhóm thuốc này không dùng được cho trẻ dưới 2 tuổi.
  • Thuốc dị ứng:  Alimemazin, diphenhydramin, clorpheniramin… đi vào cơ thể với tác dụng giảm các tác nhân gây kích ứng ở họng. Nhờ đó trẻ hạn chế được tình trạng ho về đêm, ho do dị ứng… Tuy nhiên, nhóm thuốc này sẽ gây tác dụng phụ khiến trẻ chán ăn, táo bón…
  • Hạ sốt: Dùng Paracetamol với liều 10 -15mg/kg khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ.
  • Kháng sinh: Trẻ được kê kháng sinh nhóm Beta Lactam, Cephalosporin hoặc nhóm các Macrolid dựa trên độ tuổi và loại vi khuẩn gây bệnh mà trẻ gặp phải.

Cơ thể trẻ thường nhạy cảm với thuốc. Do vậy, để tránh các tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ, cha mẹ không tự ý cho con dùng thuốc mà cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc cho trẻ nhỏ
Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc cho trẻ nhỏ

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị viêm phế quản

Một số điều phụ huynh cần lưu ý trong việc chăm sóc trẻ nhằm giúp bệnh được đẩy lùi hiệu quả gồm:

  • Cha mẹ nên cho bé ăn đồ ăn mềm, dễ tiêu. Lượng thức ăn được chia thành nhiều phần để bé ăn thành các bữa nhỏ
  • Bổ sung cho trẻ các chất dinh dưỡng, vitamin cần thiết giúp hệ miễn dịch được cải thiện, thể trạng bé khỏe mạnh hơn
  • Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ nhiều giúp trẻ khỏe mạnh và phòng được bệnh
  • Cơ thể trẻ nhỏ phải được giữ ấm khi thời tiết chuyển lạnh, mưa nhiều…
  • Cha mẹ cần vệ sinh môi trường sống xung quanh các bé để giữ vệ sinh, tránh khói bụi, ô nhiễm…
  • Trẻ không nên tiếp xúc với khói thuốc hay người vừa hút thuốc lá
  • Cha mẹ không nên cho con tiếp xúc với người đang mắc các bệnh về hô hấp để tránh bị lây bệnh
  • Vệ sinh tay, chân và đồ dùng cá nhân cho trẻ thường xuyên để loại bỏ môi trường phát triển của vi khuẩn cùng các tác nhân gây bệnh
  • Trẻ cần được đưa đi tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng

Trên đây là những thông tin bạn đọc nên biết về bệnh viêm phế quản ở trẻ. Hiểu rõ bệnh giúp các bậc cha mẹ sớm có cách phòng ngừa và điều trị phù hợp khi trẻ bị viêm phế quản.

CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cập nhật: 1:35 Chiều , 11/09/2021
Viêm phế quản mạn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh, cách điều trị
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm nhiễm kéo dài gây...
viêm phế quản
Viêm phế quản là gì? Bệnh có lây không? Cách điều trị dứt điểm
Viêm phế quản là căn bệnh có thể xảy đến với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn....
Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh hiệu quả 
Viêm phế quản cấp là bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột. Bệnh có...
Viêm phế quản dạng hen: Những thông tin cần biết
Viêm phế quản dạng hen là một thể bệnh rất phức tạp với các triệu chứng nặng của bệnh lý...
Khi bị bệnh, trẻ thường khó thở, xanh xao, tím tái...
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, bệnh có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng ở tiểu phế quản do một nhóm vi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top