Ho viêm phế quản có nguy hiểm không? Cách điều trị
Viêm phế quản là một trong những bệnh lý hô hấp rất thường gặp ở nước ta. Người bệnh khi mắc phải bệnh lý này thường có biểu hiện ho rất dữ dội. Vậy ho viêm phế quản có nguy hiểm không, cách điều trị như thế nào?
Ho viêm phế quản là gì? Có nguy hiểm không?
Phế quản hay còn được gọi là ống dẫn không khí vào phổi. Trong trường hợp người bệnh bị vi khuẩn, virus hoặc các yếu tố dị nguyên gây dị ứng tấn công phế quản có thể gây ra tổn thương niêm mạc lòng ống phế quản. Từ đó, gây ra tình trạng viêm phế quản ở người bệnh.
Khi bị viêm phế quản, người bệnh thường có các triệu chứng thở khò khè, khó thở, tức ngực kèm theo dấu hiệu sốt và mệt mỏi. Đặc biệt, triệu chứng điển hình của tình trạng này là ho nhiều.
Ho viêm phế quản có thể là những cơn ho dữ dội, ho có đờm hoặc ho dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, các cơn ho tăng dần. Thông thường, người bị viêm phế quản ho nhiều về đêm, ho theo cơn, ho liên tục và dữ dội.
Ngoài ra, người bệnh có cảm giác nặng ngực, thở khò khó, khạc ra đờm màu xanh hoặc màu vàng. Khác với tình trạng ho do viêm họng hoặc một số vấn đề hô hấp khác, ho do viêm phế quản không có cảm giác ho do dị vật hoặc ngứa, rát cổ họng.
Ho viêm phế quản gây ra cho người bệnh nhiều cảm giác khó chịu và lo lắng. Thậm chí, có nhiều người viêm phế quản ho ra máu. Vậy viêm phế quản ho ra máu có nguy hiểm không?
Trong trường hợp người bị bệnh viêm phế quản ho kéo dài, ho dữ dội và có máu là triệu chứng nặng, rất nguy hiểm. Đây có thể là tình trạng tổn thương niêm mạc phế quản nặng nề dẫn tới xuất huyết hoặc khi ho nhiều niêm mạc cổ họng bị rách, dẫn đến chảy máu.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ho ra máu xuất hiện liên tục, lượng máu nhiều, người bệnh cần lưu ý đến biến chứng bệnh về phổi như nhiễm trùng phổi rất nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Nguyên nhân viêm phế quản ho nhiều
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ho ở người bị viêm phế quản là do phản ứng của cơ thể chống lại tác nhân gây hại cho phế quản. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác có thể gây nguy cơ viêm phế quản ở người bệnh là:
- Do vi khuẩn, virus gây bệnh, tấn công vào niêm mạc phế quản gây viêm.
- Người có thói quen hút thuốc lá cũng khiến niêm mạc đường hô hấp bị viêm nhiễm.
- Những người cao tuổi thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh.
- Môi trường ô nhiễm cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản.
THAM KHẢO:
Cách điều trị
Ho là triệu chứng điển hình của bệnh lý này. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ho kéo dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh cần lưu ý khi xuất hiện tình trạng ho kéo dài, có máu hoặc bất cứ vấn đề bất thường nào phải nhanh chóng đến bệnh viện để được khám, điều trị.
Các biện pháp để giảm ho và điều trị viêm phế quản nói chung có thể kể đến là:
Sử dụng thuốc điều trị
Người bệnh khi được xác định chính xác tình trạng bệnh lý sẽ được các bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Với việc điều trị các triệu chứng như ho do viêm phế quản, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau đây:
- Thuốc giảm ho: Sử dụng phổ biến nhất là Terpin codein và Dextromethorphan trong trường hợp người bệnh ho dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
- Thuốc hạ sốt được chỉ định trong trường hợp người bệnh bị sốt cao.
- Thuốc loãng đờm cũng được sử dụng để chống viêm, thông thoáng đường thở như Acetylcystein, Carbocystein và Bromhexin.
- Nhóm thuốc giãn phế quản như Salbutamol hoặc Theophylin dạng khí dung.
- Người bệnh bị sổ mũi, ngạt mũi và xung huyết có thể sử dụng thuốc kháng Histamin hoặc thuốc thông mũi dạng xịt.
Bên cạnh đó, để điều trị nguyên nhân gây viêm phế quản, các bác sĩ có thể sử dụng thuốc kháng sinh hoặc kháng virus để điều trị bệnh.
Cách giảm ho viêm phế quản tại nhà
Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị, người bệnh khi bị ho do viêm phế quản gây ra có thể áp dụng một số phương pháp giảm ho tại nhà dưới đây:
- Sử dụng nước muối ấm để súc họng hàng ngày giúp làm sạch họng và ngăn ngừa tình trạng khô rát họng.
- Dùng mật ong và chanh: Trộn 1 thìa mật ong và 1 thìa nước cốt chanh, sau đó ngậm hỗn hợp và nuốt từ từ để cải thiện bệnh.
- Mật ong và tỏi trị ho: Chuẩn bị 1 củ tỏi, rửa sạch và băm nhuyễn, trộn với 1 thìa mật ong và sử dụng để ngậm, nuốt từ từ hàng ngày.
- Gừng và lá trầu không trị ho: Lá trầu không rửa sạch, ngâm trong nước nóng trong vòng 20 phút sau đó thêm vài lát gừng vào nước và uống mỗi ngày 2 lần sau bữa ăn.
- Người bệnh có thể ăn từ 1 đến 3 tép tỏi sống mỗi ngày để hỗ trợ điều trị viêm phế quản.
Đông y chữa viêm phế quản ho kéo dài
Để cải thiện triệu chứng ho, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc Đông y sau đây:
- Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 10gr trần bì, 10gr ngân hoa, 12gr xương bồ, 20gr tang diệp, 12gr liên kiều, 12gr mạch môn, 16gr thiên môn, 20gr cỏ mực, 16gr tía tô. Rửa sạch, phơi khô và đun các nguyên liệu với 500ml trong lửa nhỏ cho đến khi còn một nửa thì đem uống hàng ngày.
- Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 16gr bạch dược, 16gr sâm đại hành, 12gr quất hồng bì, 16gr nam dương sâm, 12gr mơ muối, 12gr rễ chanh, 12gr cam thảo, 10gr thủy ngọc, 16gr bạch mao căn, 16gr xa tiền thảo. Làm sạch, phơi khô nguyên liệu và sắc thuốc uống hàng ngày.
Lưu ý khi bị ho viêm phế quản
Để phòng ngừa các cơn ho tăng nặng hơn và giúp hỗ trợ điều trị viêm phế quản, người bệnh cần lưu ý các vấn đề sau:
- Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần ngực và mũi họng để tránh bị lạnh họng.
- Mỗi người cần tránh xa các dị nguyên có thể gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, khói bụi…
- Cần đeo khẩu trang thường xuyên khi ra khỏi nhà, đến nơi đông người hoặc tiếp xúc với người có bệnh lý hô hấp.
- Chúng ta rửa tay bằng xà phòng thường xuyên, giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống để có thể hít thở không khí trong lành.
- Các bạn không nên tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh hô hấp.
- Có chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thực phẩm có thể gây dị ứng.
Ho viêm phế quản khiến nhiều người rất lo lắng, gặp nhiều phiền toái và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, người bệnh cần chủ động và kiên trì điều trị bệnh để bệnh thuyên giảm, có thể điều trị dứt điểm và phòng ngừa tái phát.
BẠN ĐỌC NÊN THAM KHẢO:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!