Viêm phế quản dị ứng: Những thông tin người bệnh cần biết

4.9/5 - (14 bình chọn)

Viêm phế quản dị ứng là một dạng bệnh của bệnh lý viêm phế quản. Bệnh lý này khởi phát do yếu tố dị ứng xâm nhập vào cơ thể gây ra các phản ứng viêm đường dẫn khí. Viêm phế quản dị ứng có thể biến chứng thành nhiều bệnh lý nguy hiểm khác nếu không được điều trị kịp thời.

Viêm phế quản dị ứng là gì?

Viêm phế quản dị ứng là một dạng bệnh của bệnh lý viêm phế quản. Tình trạng này xảy ra do cơ thể bị phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể. Từ đó, dẫn tới kích ứng niêm mạc phế quản gây viêm nhiễm.

Bệnh lý này thường có các triệu chứng tiến triển trong thời gian dài, dễ tái phát. Do đó, bệnh được xếp vào thể bệnh mãn tính. Bệnh có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào, đặc biệt là trong thời điểm giao mùa thay đổi thời tiết gây ra viêm phế quản dị ứng thời tiết.

Viêm phế quản dị ứng là một dạng bệnh của bệnh lý viêm phế quản
Viêm phế quản dị ứng là một dạng bệnh của bệnh lý viêm phế quản

Nguyên nhân gây viêm phế quản dị ứng

Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do các tác nhân dị ứng tác động khiến cơ thể phản ứng quá mức làm giải phóng histamin khiến phế quản bị co lại và viêm nhiễm. Các yếu tố dị nguyên có thể gây dị ứng cho người bệnh là:

  • Lông động vật.
  • Phấn hoa.
  • Bụi mụn
  • Khói thuốc lá.
  • Khói bụi.
  • Hóa chất.

Trong một số trường hợp, người bệnh còn có thể có phản ứng dị ứng khi thay đổi thời tiết hoặc bị dị ứng với thực phẩm.

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh, một số trường hợp thuộc nhóm đối tượng nguy cơ dễ mắc bệnh có thể kể đến là:

  • Người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá thụ động.
  • Người từ 45 tuổi trở lên.
  • Những người thường xuyên phải làm việc trong môi trường nhiều khói bụi và hóa chất độc hại.
  • Những người có cơ địa khá nhạy cảm với điều kiện khí hậu, môi trường.

Các triệu chứng bệnh

Các triệu chứng của viêm phế quản dị ứng rất giống với bệnh lý viêm phế quản cấp thông thường. Người bệnh cần lưu ý đến các dấu hiệu sau:

  • Người bệnh có biểu hiện thở khò khè, khó thở.
  • Có cảm giác tức ngực.
  • Bị ho nhiều, ho dữ dội và có thể ho ra các chất nhầy.
  • Người bệnh bị mệt mỏi, có dấu hiệu suy nhược cơ thể.
  • Một số trường hợp có thể gặp phải triệu chứng sốt nhẹ.

Trong trường hợp các triệu chứng viêm phế quản dị ứng kéo dài trên 3 tháng, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn này có thể gây ra biến chứng tắc nghẽn phổi mạn tính rất nguy hiểm.

Ngoài ra, người bệnh có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng phổi, viêm phổi, thậm chí nhiễm trùng máu, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người bệnh.

Người bệnh xuất hiện các triệu chứng tương tự tình trạng viêm phế quản thông thường
Người bệnh xuất hiện các triệu chứng tương tự tình trạng viêm phế quản thông thường

Chẩn đoán và điều trị

Để cải thiện các triệu chứng bệnh, phòng ngừa biến chứng và giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng, người bệnh cần đến bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Chẩn đoán

Khi đến bệnh viện, các bác sĩ sẽ dựa trên các triệu chứng lâm sàng của người bệnh và điều tra tiền sử bệnh lý để đưa ra các kết luận ban đầu. Để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất, người bệnh cần tiến hành các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm đờm: Kiểm tra dịch đờm để phát hiện tình trạng dị ứng hoặc nhiễm trùng.
  • Chụp X-quang để đánh giá mức độ nhiễm trùng phổi.
  • Đo phế dung.

THAM KHẢO:

Điều trị bằng thuốc

Sau khi chẩn đoán chính xác bệnh lý viêm phế quản do dị ứng, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc điều trị sau đây:

  • Thuốc giãn phế quản: Giúp làm giãn cơ đường thở để dễ thở. Nhóm thuốc giãn cơ nhanh bao gồm Ipratropium, Albuterol và Levalbuterol. Nhóm thuốc có tác dụng dài hơn bao gồm Salmeterol, Formoterol và Tiotropium.
  • Nhóm thuốc chống viêm chứa Steroid: Có tác dụng giảm sưng viêm, được dùng kết hợp với các thuốc giãn phế quản tác dụng lâu dài. Nhóm thuốc này thường sử dụng dưới dạng hít, bao gồm: Budesonide, Flanomasone và Mometasone.
  • Thuốc làm tan chất nhầy.
  • Thuốc điều chỉnh nồng độ Oxy máu.
  • Tiêm vắc xin phòng cúm hoặc ngăn ngừa viêm phổi.

Việc bệnh nhân sử dụng thuốc phải dựa trên chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng thuốc dễ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Sử dụng thuốc điều trị cho người bệnh
Sử dụng thuốc điều trị cho người bệnh

Khắc phục viêm phế quản dị ứng tại nhà

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh nên thực hiện các biện pháp khắc phục tại nhà dưới đây để hỗ trợ điều trị cũng như giảm nhanh triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Giúp làm ẩm không khí, làm loãng dịch nhầy mũi.
  • Tích cực uống nước hàng ngày: Giúp thông thoáng đường thở và đào thải độc tố rất tốt.
  • Sử dụng viên ngậm ho để cổ họng bớt đau rát, giảm đờm cổ họng.
  • Súc miệng bằng nước muối để làm sạch cổ họng, giúp họng dễ chịu và phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Điều chỉnh hơi thở bằng cách áp dụng kỹ thuật thở mím môi để giúp hơi thở chậm lại.

Các phòng ngừa viêm phế quản dị ứng

Viêm phế quản dị ứng là bệnh lý hô hấp rất dễ gặp phải, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, để phòng ngừa căn bệnh này, mỗi người cần lưu ý những điều sau đây:

  • Luôn sử dụng khẩu trang khi ra ngoài, trong môi trường bụi bẩn hoặc tiếp xúc với người khác tại nơi công cộng.
  • Người bệnh không tiếp xúc với các dị nguyên có khả năng gây dị ứng.
  • Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh tay và môi trường sống xung quanh sạch sẽ.
  • Súc miệng bằng nước muối hàng ngày để làm sạch cổ họng, mũi và phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không hút thuốc lá và tránh xa khu vực có khói thuốc lá.
  • Khi có các triệu chứng bệnh, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được khám, điều trị. Sau khi điều trị, bệnh nhân cần tái khám thường xuyên.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm phế quản dị ứng. Người bệnh cần nắm rõ các thông tin này để chủ động hơn trong việc kiểm soát, điều trị và phòng ngừa bệnh, giúp cải thiện sức khỏe tốt hơn.

BẠN ĐỌC CÓ THỂ QUAN TÂM:

Ngày Cập nhật 11/09/2021


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *