Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, bệnh có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng ở tiểu phế quản do một nhóm vi khuẩn gây nên. Giai đoạn bội nhiễm có các triệu chứng nặng và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, người bệnh có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là bệnh gì?
Tiểu phế quản là cơ quan hô hấp có kích thước nhỏ hơn phế quản, mềm và không có sụn nâng đỡ nên dễ bị tổn thương. So với bệnh viêm phế quản có thể gặp ở mọi đối tượng, bệnh viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt ở giai đoạn trẻ 3-6 tháng.
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm xảy ra khi tiểu phế quản bị nhiễm trùng do một nhóm vi khuẩn gây ra. So với giai đoạn viêm ban đầu, giai đoạn bội nhiễm thường nặng hơn và khó điều trị. Bệnh dễ bùng phát vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi nhanh chóng và đột ngột.
Triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Giai đoạn khởi phát của bệnh có các triệu chứng giống như cảm lạnh, cúm thông thường. Người bệnh thường bị sổ mũi, hắt hơi, ho hoặc sốt nhẹ. Giai đoạn ủ bệnh trong 4-6 ngày, sau đó các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ ràng và đặc trưng hơn.
Bạn đọc có thể nhận biết bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm qua các dấu hiệu sau:
- Sốt cao trên 38,5 độ C
- Ho khan, ho có đờm
- Cơ thể mệt mỏi, lờ đờ, đau đầu
- Khó thở, thở khò khè do đường thở bị cản trở
- Qua kiểm tra thấy có dấu hiệu thở nhanh, lồng ngực rút lõm, thông khí phổi kém…
- Trẻ nhỏ thường xanh xao, tím tái
- Viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ sơ sinh khiến trẻ bỏ bú, quấy khóc
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính của bệnh là sự xâm nhập của vi khuẩn, virus. Trong số đó, loại virus chính là VRS (Virus Respiratoire Syncytial). Loại virus này gây nên 35-50% các trường hợp viêm tiểu phế quản cấp hay bội nhiễm.
Virus VRS ít gây bệnh ở người lớn mà bùng phát mạnh ở đối tượng trẻ nhỏ. Virus này cũng có khả năng lây lan do đó dễ khiến bệnh bùng thành dịch.
Bên cạnh VRS, thì các virus như cúm, liên cầu khuẩn, haemophilus influenzae, moraxella catarrhalis gây ra khoảng 25% trường hợp bệnh. Virus adenovirus chiếm 10% các ca.
Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể tác động và làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm có:
- Trẻ nhỏ trong giai đoạn bú mẹ không được bú đầy đủ, thiếu dinh dưỡng gây ra suy giảm hệ miễn dịch.
- Trẻ nhỏ từng mắc các bệnh như viêm amidan, viêm họng, cúm…
- Trẻ nhỏ bị tim bẩm sinh, phổi bẩm sinh
- Người bệnh sống trong môi trường ô nhiễm, thường xuyên hít phải khói thuốc lá
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có gây nguy hiểm không?
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của nhiều người. So với giai đoạn viêm nhiễm thông thường của bệnh, tình trạng bội nhiễm được đánh giá nguy hiểm hơn nhiều. Các triệu chứng bệnh thường dễ nhầm lẫn với cảm cúm, ho thông thường khiến người bệnh chủ quan.
Nếu bệnh kéo dài, có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ em và trẻ sơ sinh đe dọa sức khỏe trẻ bằng các biến chứng như:
- Suy hô hấp: Đường hô hấp của trẻ bị tắc nghẽn do bị sưng, viêm… Trẻ sinh non dưới 44 tuần có thể gặp tình trạng ngưng thở.
- Xẹp phổi: Biến chứng này phổ biến ở trẻ dưới 3 tháng tuổi. Các chất dịch nhầy ứ đọng khiến cho hô hấp khó khăn, xẹp phổi…
- Co giật: Hô hấp kém khiến não bị thiếu oxy, người bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ dễ bị mất ý thức, xuất hiện tình trạng co giật. Trẻ bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể bị tổn thương thần kinh vào não bộ do biến chứng này.
- Các biến chứng khác: Bệnh có thể dẫn đến viêm màng não, tràn khí màng phổi, rối loạn tuần hoàn, rối loạn nhịp tim. Nhiều trường hợp trẻ nhỏ dưới 12 tháng tử vong do bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm.
Người bệnh và cha mẹ có trẻ nhỏ mắc bệnh nên sớm có biện pháp điều trị để đẩy lùi bệnh dứt điểm, tránh biến chứng và ngăn bệnh tái phát.
BÀI VIẾT HỮU ÍCH:
Các cách chữa bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Điều trị viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể áp dụng 3 phương pháp phổ biến là dùng thuốc Đông y, Tây y hoặc điều trị bằng dân gian:
Chữa bệnh bằng thuốc Tây
Đối với bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm, việc điều trị thường sử dụng thuốc kháng sinh kết hợp với các thuốc trị triệu chứng.
Thuốc kháng sinh:
Phác đồ điều trị bằng kháng sinh được xây dựng sau khi bác sĩ tiến hành làm kháng sinh đồ, nuôi cấy dịch hô hấp xác định nguyên nhân bệnh. Kháng sinh thường chỉ được sử dụng trong 7-10 ngày và kéo dài đến 14 ngày nếu bệnh do vi khuẩn không điển hình gây ra. Các loại kháng sinh thường được bác sĩ chỉ định gồm có:
- Nhóm penicillin gồm Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin, Oxacillin,…
- Nhóm Cephalosporin gồm các thuốc như Cefalexin, Cefadroxil, Cefaclor,…
- Kháng sinh nhóm quinolon gồm Levofloxacin, Ciprofloxacin, Moxifloxacin,…
- Kháng sinh phối hợp bao gồm Ampicillin + Sulbactam, Amoxicillin + A. Clavalanic
- Nhóm macrolide gồm Erythromycin, Arithromycin, Roxithromycin…
Thuốc kháng sinh có thể gây nhiều tác dụng phụ cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Người bệnh tuyệt đối không lạm dụng kháng sinh hay dùng sai liều lượng được chỉ định.
Thuốc điều trị triệu chứng
Dựa trên tình trạng bệnh cụ thể của từng người mà bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị triệu chứng lâm sàng. Những loại thuốc phổ biến được chỉ định gồm có:
- Hạ sốt: Acetaminophen dùng để cắt cơn sốt. Trẻ nhỏ không dùng NSAID hay Aspirin nếu không được bác sĩ cho phép.
- Giảm ho: Các loại siro, viêm ngậm làm dịu cổ họng, giảm các cơn ho, kháng khuẩn ở cổ họng…
- Thuốc tiêu đờm: Carbocistein, Acetylcystein, Bromhexin… dùng để làm loãng đờm, giảm tình trạng khó thở do đờm đặc.
- Thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9%: Có tác dụng giảm dịch nhầy, làm sạch cho đường hô hấp.
- Thuốc khí dung giãn phế quản: Dùng trong trường hợp người bệnh bị co thắt tiểu phế quản, khó thở hay thở khò khè.
Điều trị bằng mẹo dân gian tại nhà
Một số loại thảo dược thiên nhiên được áp dụng trong mẹo dân gian để cải thiện triệu chứng bệnh tại nhà. Phương pháp này lành tính, tiện lợi và dễ thực hiện. Dưới đây là một vài cách chữa bệnh an toàn tại nhà:
- Gừng: Gừng tươi được cạo vỏ, rửa sạch. Bạn thái lát nhỏ gừng và cho người bệnh ngâm trực tiếp. Đặc tính chống viêm của gừng có tác dụng làm giảm đau họng, sổ mũi, thở khò khè.
- Tỏi: Bạn dùng 3 tép tỏi đã bóc vỏ, thái nhỏ rồi đun sôi thành sữa tỏi. Dùng sữa tỏi để cho người bệnh uống mỗi tối trước khi ngủ. Tỏi được coi như một loại kháng sinh tự nhiên, ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh.
- Mật ong và chanh: Bạn dùng 1 thìa mật ong và 1 thìa nước chanh trộn đều. Người bệnh ngậm và nuốt từ từ nước chanh, mật ong 2 lần/ngày. Cách này giúp kháng viêm, làm dịu họng, cải thiện triệu chứng… Lưu ý: Tuyệt đối không dùng cách chữa bệnh bằng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Trẻ sơ sinh cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn chữa bệnh bằng phương pháp này. Mẹo dân gian cũng mang lại hiệu quả chậm, không thể thay thế thuốc chữa bệnh từ y học.
Đông y chữa viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Đông y là lựa chọn chữa bệnh an toàn và mang lại hiệu quả cao. Thuốc Đông y thường lành tính, không gây cho người bệnh các tác dụng phụ ngoài mong muốn. Dùng thuốc Đông y, bệnh sẽ được đẩy lùi dứt điểm. Thể trạng người bệnh được cải thiện, tăng cường sức đề kháng và ngăn được bệnh tái phát.
Một số bài thuốc chữa chứng viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể kể đến:
- Bài thuốc số 1:
Thành phần: Hạnh nhân 12gr, bán hạ chế, trần bì, chỉ xác mỗi vị 9gr, cát cánh, tô diệp mỗi vị 12gr, cam thảo 4gr, sinh khương 3 lát và phục linh 16gr.
Cách sắc: Bạn đem tất cả các vị thuốc sắc với 1,5 lít nước cho đến khi cô cạn. Thuốc dùng cho người bệnh thành 2 lần: sáng và chiều.
- Bài thuốc số 2:
Thành phần: Ngũ vị tử, cam thảo, can thường mỗi vị lấy 6gr, bạch thược 12gr, ma hoàng, quế chi mỗi vị 8gr, tế tân 4gr.
Cách sắc: Mỗi ngày người bệnh dùng 1 thang thuốc, sắc với 1 lít nước đến khi cạn còn ⅓. Thuốc được chia thành 2 phần và dùng để người bệnh uống mỗi sáng và tối sau khi ăn xong.
Lưu ý trong sinh hoạt khi bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm
Để phòng ngừa cũng như giúp việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Để phòng viêm tiểu phế quản bội nhiễm ở trẻ, mẹ nên cho con bú bằng sữa mẹ trong 2 năm đầu đời.
- Cơ thể người bệnh cần được giữ ấm, đặc biệt vùng cổ, mũi, họng, ngực, lòng bàn chân
- Khi mắc bệnh, người bệnh nên được nghỉ ngơi ở nhà, tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây nhiễm
- Người bệnh cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Với trẻ nhỏ biếng ăn, bạn có thể chế biến cá món ăn theo nhiều dạng mềm, dễ nuốt, kích thích vị giác cho trẻ.
- Bé bị viêm tiểu phế quản bội nhiễm nên ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tình trạng nôn, trớ
- Người bệnh cần uống nhiều nước lọc và các loại nước trái cây, rau củ để cải thiện thể trạng, nâng cao sức đề kháng.
- Vệ sinh môi trường sống để tránh các tác nhân gây bệnh. Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, lông động vật…
- Bạn không nên hút thuốc lá hoặc để trẻ nhỏ hít phải khói thuốc một cách bị động.
- Cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, khám sức khỏe định kỳ hoặc khi thấy sức khỏe trẻ có biểu hiện bất thường
- Người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc bừa bãi
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm có thể được điều trị khỏi dứt điểm và nhanh chóng nếu người bệnh được chăm cũng như áp dụng các chữa bệnh phù hợp. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những thông tin cần thiết về bệnh, từ đó xây dựng cho mình chế độ sinh hoạt và lựa chọn cách điều trị thích hợp nhất.
THAM KHẢO:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!