Bị ho ăn thịt bò được không? Món ăn từ thịt bò tốt cho người bị ho
Người bị ho có thể điều chỉnh chế độ ăn uống giúp làm thuyên giảm các triệu chứng và nhanh chóng khỏi bệnh. Chính vì vậy, bị ho ăn thịt bò được không là mối bận tâm của rất nhiều người bởi có thông tin cho rằng ăn thịt bò không tốt cho người bị ho.
Bị ho ăn thịt bò được không?
Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh và thời gian phục hồi của người bệnh. Khi cơ thể được bổ sung các dưỡng chất phù hợp sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và nhanh chóng khỏi bệnh.
Nhiều thông tin cho rằng việc ăn thịt bò khi bị ho là không nên bởi thịt bò chứa nguồn đạm cao, sẽ tạo gánh nặng cho hệ thống tiêu hóa và hô hấp. Một số nguồn khác bảo rằng thịt bò có sớ thịt khô cứng, khi nhai và nuốt dễ gây kích ứng và tổn thương niêm mạc, khiến tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, tất cả những ý kiến này đều đã được các chuyên gia về tai – mũi – họng chứng minh là hoàn toàn sai lầm.
Thịt bò là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì vậy, thịt bò có tác dụng cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể, đặc biệt là đối với người bệnh.
Ngoài ra, trong thịt bò có chứa hàm lượng vitamin A,B,C, vitamin B6 và chất sắt, có tác dụng sản xuất máu, tăng cường miễn dịch và hỗ trợ các tế bào hoạt động hiệu quả hơn. Khi sức đề kháng được củng cố, cơ thể có thể tự loại bỏ các vi khuẩn gây bệnh và giảm ho.
Những đối tượng được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều thịt bò là người bị táo bón, vết thương hở hoặc dị ứng, người bị bệnh mỡ máu, cao huyết áp, u xơ tử cung, bệnh viêm khớp, sỏi thận, thủy đậu. Vì thế, người bị ho hoàn toàn có thể ăn thịt bò nếu không mắc phải các bệnh lý này.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về lượng thịt bò nên dùng mỗi ngày. Dùng quá nhiều thịt bò sẽ có thể khiến bạn bị đầy bụng, tim đập nhanh và khó tiêu. Do đó, dù khỏe mạnh hay người bị ho cũng chỉ nên bổ sung không quá 300g thịt bò mỗi ngày.
Các món ăn từ thịt bò tốt cho người bị ho
Người bị ho cần lưu ý cách chế biến thịt bò đúng cách để không bị cứng hoặc tanh, gây tổn thương niêm mạc họng của người bệnh. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người bệnh nên cắt miếng nhỏ, nấu canh hoặc hầm nhừ thịt bò với các loại rau củ quả để cơ thể dễ hấp thụ dưỡng chất. Tham khảo một số món ăn từ thịt bò cho người bị ho sau đây:
Cháo thịt bò đậu xanh
Theo Đông y, đậu xanh là vị thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm sưng phù và trừ nhiệt. Do đó, kết hợp đậu xanh với thịt bò sẽ tạo ra món ăn ngon, mang lại năng lượng giúp người bệnh nâng cao sức đề kháng và sớm phục hồi.
- Chuẩn bị: Gạo tẻ và đậu xanh mỗi loại 200gr, thịt bò 400gr, gia vị như muối, hạt nêm…
- Cách thực hiện: Thịt bò đem rửa sạch rồi băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn, sau đó có thể ướp cùng một thìa hạt nêm hoặc tiêu trong khoảng 10 phút. Đậu xanh thì ngâm với nước để qua đêm, gạo tẻ thì đem vo sạch rồi cho vào nồi. Đổ thêm nước vào nồi theo tỷ lệ 1:10 giữa gạo và nước rồi cho lên bếp đun sôi.
Khi nước sôi thì hạ nhỏ lửa và đun trong khoảng 20 phút cho đến khi gạo chín mềm thì cho thịt bò đã ướp và đậu xanh vào. Cuối cùng, dùng thìa khuấy đều cho thịt bò tơi ra, nêm nếm gia vị rồi nấu thêm khoảng 2 tiếng nữa là được.
Bị ho ăn thịt bò được không? Thịt bò hầm hạt sen
Hạt sen là nguyên liệu có tính hàn, có tác dụng an thần, giảm đau, đồng thời hỗ trợ tuần hoàn máu tốt. Thịt bò hầm hạt sen thích hợp dùng nóng để chữa chứng viêm họng, cảm lạnh, ho và thải độc tốt.
- Chuẩn bị: Thịt bò sườn rút xương, hạt sen tươi 400g, cà chua 3 quả, khoai tây 4 củ, cà rốt 2 củ, nước dừa 500ml, gia vị.
- Cách thực hiện: Thịt bò đem rửa sạch và thái miếng dày khoảng 3cm, ướp gia vị trong khoảng 30 phút. Hạt sen rửa sạch, bóc vỏ, còn rau củ thì đem rửa sạch rồi cắt miếng vừa ăn. Có thể bỏ tâm sen nếu không ăn được vị đắng.
Trước tiên, mang thịt bò vào xào sơ qua rồi cho vào đun sôi cùng nước dừa, tiếp tục cho thêm hạt sen vào hầm cùng thịt bò, đun đến khi hạt sen mềm. Sau đó, cho khoai tây, cà rốt, cà chua vào hầm thêm khoảng 20 phút thì nêm nếm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp và thưởng thức.
Bắp bò hầm tiêu xanh
Bắp bò hầm tiêu xanh cũng là một trong những món ăn giúp đem lại nguồn dinh dưỡng đa dạng cho người bị ho. Trong đó, tiêu xanh là vị thuốc được Đông y đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng viêm, nhiễm trùng.
- Chuẩn bị: Thịt bắp bò 600g, tiêu xanh 3-4 nhánh, bột bắp 30g, hành tím khô 1 củ, khoai tây 2 củ, cà rốt 3 củ, nước dừa 1 quả, ngò gai 3-4 lá và các loại gia vị.
- Cách thực hiện: Thịt bò đem rửa sạch rồi thái thành miếng hình chữ nhật theo độ dày khoảng 1-1,5cm, sau đó thêm gia vị và ướp trong khoảng 25-30 phút. Khoai tây và cà rốt thì rửa sạch và thái miếng vuông. Hành khô bóc vỏ, rửa sạch rồi băm nhuyễn, rau ngò rửa sạch bụi cát rồi thái nhỏ.
Sau khi sơ chế nguyên liệu xong, bạn cho thịt bò vào xào cho săn lại, sau đó cho vào nồi áp suất, đổ nước sốt cà chua, nước dừa tươi và nước lọc vào cùng để hầm thịt bò cùng với các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn. Cuối cùng, đậy nắp vung lại đun lửa nhỏ liu riu trong 10-15 phút rồi cho khoai tây, cà rốt vào đun tiếp 20 phút.
CÙNG CHỦ ĐỀ:
Lưu ý về chế độ dinh dưỡng của người bị ho
Bên cạnh việc bổ sung thịt bò vào khẩu phần ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng bệnh, người bị ho cũng cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường sử dụng các sản phẩm tốt cho sức khỏe và tránh ăn những thực phẩm khiến bệnh ho trở nên nghiêm trọng hơn.
Những thực phẩm nên ăn:
- Rau xanh: Trong rau xanh chứa nhiều chất xơ và các loại vitamin, dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh
- Thực phẩm nhiều đạm: Bổ sung đạm từ các loại thịt, cá để tăng cường năng lượng, miễn dịch để phòng tránh sự tấn công của vi khuẩn có hại.
- Trứng gà: Trứng là thực phẩm dễ tiêu hóa và có chứa nhiều chất đạm tốt cho việc tăng cường sức khỏe.
- Hoa quả và các loại nước ép: Các loại trái cây như táo, bưởi, chuối chứa nhiều chất chống oxy hóa, kháng viêm… từ đó cải thiện tình trạng ho.
Những thực phẩm nên tránh:
- Các loại thức ăn khô cứng: Thức ăn khô cứng sẽ cọ xát và khiến niêm mạc bị tổn thương nặng hơn, gây tình trạng ho nặng hơn.
- Các món ăn cay nóng: Thức ăn cay nóng như ớt, quế, hạt tiêu… thường dễ gây ra kích ứng tại niêm mạc hầu họng, đồng thời việc kiểm soát bệnh cũng trở nên khó hơn.
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Chất béo, đặc biệt là chất béo động vật sẽ khiến cổ họng bị viêm nghiêm trọng hơn.
- Thực phẩm lạnh: Thực phẩm lạnh sẽ gây kích ứng niêm mạc và khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn.
- Đồ ăn sống: Các món gỏi, tái, nộm có khả năng tiềm ẩn các vi khuẩn gây viêm nhiễm, khiến tình trạng ho dai dẳng hơn.
- Thức ăn chứa nhiều Arginine: Socola, đậu phộng… là nhóm thực phẩm có thể khiến các loại siêu vi phát triển và khiến tình trạng ho dai dẳng hơn.
- Chất kích thích hoặc đồ uống có cồn: Rượu, bia, cà phê và thuốc lá… Những chất kích thích này thường gây cản trở quá trình lưu thông máu khiến tình trạng ho không cải thiện.
Bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp vấn đề bị ho ăn thịt bò được không. Xây dựng chế độ ăn uống hàng ngày rất quan trọng đối với những người mắc các bệnh lý nói chung và bị ho nói riêng. Do đó, người bị ho cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý để các triệu chứng bệnh nhanh thuyên giảm.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!