Người bị ho có nên ăn tôm không? Cần lưu ý những gì khi bị ho?

4.9/5 - (12 bình chọn)

Nhiều người thường quan niệm rằng bị ho không nên ăn các chất tanh như tôm, thịt gà, cua, cá… bởi những thực phẩm này sẽ khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn. Quan niệm dân gian này đã ăn sâu vào thói quen và tiềm thức của nhiều người. Vậy thực hư điều này đúng sai ra sao? Người bị ho có nên ăn tôm không?

Người bị ho có nên ăn tôm không?

Theo một số chuyên gia dinh dưỡng, ho là do bệnh lý cũng như một số nguyên nhân khác chứ không phải do ăn uống. Các loại thực phẩm chỉ khiến tình trạng ho của người bệnh trở nên dai dẳng hoặc nặng hơn. Tuy nhiên, nói ăn tôm gây ho có thể hiểu là do phần vỏ và càng.

Bị ho có nên ăn tôm không?
Bị ho có nên ăn tôm không?

Theo đó, nếu người bị ho ăn tôm không bóc vỏ, bỏ càng thì chúng sẽ dễ mắc ở cổ họng, gây ngứa, kích ứng niêm mạc và gây ho. Còn thịt tôm không phải là nguyên nhân gây ho và khiến tình trạng này trở nên nặng hơn.

Ngoài ra, hiện tại chưa có bất cứ nghiên cứu và chứng cứ khoa học nào cho thấy ăn tôm khi bị ho sẽ khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Thêm vào đó, trong tôm chứa nhiều chất đạm và dễ tiêu hóa. Mặt khác, kiêng ăn các loại thực phẩm nói chung và tôm nói riêng có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn do thiếu vi chất, dẫn đến suy giảm sức đề kháng.

Vì vậy, nói người bị ho không nên ăn tôm là quan niệm sai lầm, mà chính xác phải là ăn tôm không đúng cách sẽ gây ra tình trạng ho.

Ăn tôm đúng cách để tránh bị ho

Tôm có rất nhiều vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là kẽm giúp tăng cường sức đề kháng và trị bệnh ho nhanh chóng. Tuy nhiên, phần vỏ và càng tôm có thể gây kích ứng niêm mạc đường hô hấp, gây ra tình trạng ho dữ dội và dai dẳng hơn. Chính vì vậy, người bị ho chỉ nên lấy thịt của tôm để ăn, bỏ phần vỏ và càng tôm.

Người bị ho chỉ nên lấy thịt của tôm để ăn, bỏ phần vỏ và càng tôm
Người bị ho chỉ nên lấy thịt của tôm để ăn, bỏ phần vỏ và càng tôm

Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, phụ huynh cũng cần lưu ý về cách chế biến tôm. Các mẹ cần bóc vỏ tôm nhằm giúp các bé dễ ăn và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất giúp mau khỏi bệnh. Bạn cần chế biến tôm ở dạng mềm, lỏng và dễ nuốt bởi khi bị ho, các loại thực phẩm cứng có thể khiến trẻ bị nôn trớ, kích ứng niêm mạc họng và khiến triệu chứng ho trở nên nghiêm trọng hơn.

XEM THÊM:

Lưu ý chế độ dinh dưỡng khi bị ho

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị ho, vì vậy, người bệnh cũng cần chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho sức khỏe và kiêng kỵ một số loại thực phẩm gây kích ứng và dẫn đến tình trạng ho nhiều hơn.

Người bị ho có thể tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A và sắt như thịt lợn nạc, thịt bò, rau xanh; các loại trái cây giàu vitamin C như chanh, táo, bưởi, cam… Đồng thời, uống trà mật ong, giấm táo và trà gừng… cũng có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn và giảm ho hiệu quả.

Người bị ho cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học để nhanh khỏi bệnh
Người bị ho cần lưu ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học để nhanh khỏi bệnh

Bên cạnh những thực phẩm tốt cần tăng cường bổ sung, người bệnh nên tránh sử dụng các thực phẩm sau khi bị ho như:

  • Lòng trắng trứng bởi trong lòng trắng trứng có chứa 23 loại glycoprotein khác nhau, chúng chính là những dị nguyên thường gặp gây ra hiện tượng dị ứng thức ăn ở người bệnh.
  • Một số loại hạt quả, ngũ cốc gây dị ứng thường gặp như đậu phộng, đậu nành, bột mì.
  • Tránh sử dụng bột ngọt vì loại gia vị này có thể khiến tình trạng bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
  • Các thực phẩm chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản như thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn đóng hộp, nước giải khát chứa các chất parabens, muối nitrat và nitrit.

Ngoài ra, các yếu tố về môi trường, virus, vi khuẩn hay các yếu tố thần kinh cũng là nguyên nhân khiến các cơn ho kéo dài, dai dẳng và dẫn tới tình trạng hen suyễn. Vì vậy, người bệnh cần áp dụng các phương pháp phòng bệnh và giữ sức khỏe, đặc biệt là vào thời điểm chuyển mùa.

Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp thắc mắc bị ho có nên ăn tôm không và loại bỏ suy nghĩ sai lầm này. Bên cạnh việc chế biến tôm đúng cách, người bệnh cần kết hợp bổ sung các thực phẩm khác có lợi cho sức khỏe đồng thời kiêng cữ các thực phẩm khiến tình trạng ho trở nên nghiêm trọng hơn.

ĐỪNG BỎ LỠ:

Ngày Cập nhật 23/03/2022

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan, ho được nhiều đơn vị báo chí "chọn mặt gửi vàng" đưa tin giới thiệu đến bạn đọc cả nước nhờ mang lại hiệu quả điều trị VƯỢT TRỘI, BỀN LÂU, AN TOÀN.

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *