Viêm họng hạt có nên đốt không và vì sao: Giải đáp từ chuyên gia

4.9/5 - (8 bình chọn)

Điều trị ngoại khoa bằng cách đốt laser cho người bệnh viêm họng hạt khá phổ biến. Tuy nhiên nhiều người còn lo lắng không biết khi bị viêm họng hạt có nên đốt không, vì sao? Bài viết dưới đây sẽ mang đến các thông tin hữu ích giúp bạn giải đáp câu hỏi trên. 

Đốt viêm họng hạt và các kỹ thuật phổ biến

Đốt họng hạt vốn là thủ thuật ngoại khoa nhằm tiêu diệt các hạt viêm hình thành ở thành họng. Có nhiều phương pháp và kỹ thuật khác nhau để thực hiện đốt viêm họng hạt. Theo đó mỗi kỹ thuật sẽ có những đặc điểm, chi phí khác nhau.

Dựa trên tình trạng bệnh và trường hợp cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Để biết viêm họng hạt có nên đốt không, trước hết người bệnh nên hiểu rõ về các thức điều trị bệnh bằng các kỹ thuật ngoại khoa.

Đốt laser

Đốt laser là kỹ thuật đốt viêm họng hạt phổ biến nhất. Bác sĩ sẽ dùng nhiệt từ laser di chuyển vùng viêm họng, phá vỡ các tế bào hạt, giảm cảm giác vướng víu và đau cho người bệnh.

Dùng laser có độ xâm lấn thấp, ít gây đau đớn cho bệnh nhân và thời gian thực hiện nhanh gọn. Tuy nhiên nhiệt laser không loại bỏ triệt để được các mô lympho có kích thước nhỏ nên bệnh vẫn có thể tái phát sau khi điều trị.

Đốt laser là kỹ thuật đốt viêm họng hạt phổ biến nhất
Đốt laser là kỹ thuật đốt viêm họng hạt phổ biến nhất

Kỹ thuật Plasma

Đây là kỹ thuật tạo ra các Ion Plasma nhiệt độ thấp có tác dụng phá vỡ mô nhưng không gây đau hay chảy máu. Nhờ đó, người bệnh hạn chế được nguy cơ hình thành sẹo. Bên cạnh đó, cách này có độ xâm lấn thấp, giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng, giảm nguy cơ nhiễm trùng,

Dùng điện

Phương pháp dùng điện ít được áp dụng bởi khả năng gây đau, chảy máu kéo dài. Người bệnh cũng dễ có sẹo sau phẫu thuật. Cách đốt điện viêm họng hạt cũng không giải quyết được triệt để bệnh.

Viêm họng hạt có nên đốt không, có ảnh hưởng gì không?

Nhiều người bệnh vẫn còn phân vân giữa việc có nên đốt họng hạt không. Việc lo sợ đau đớn, lâu hồi phục hay chi phí cao khiến người bệnh băn khoăn.

Viêm họng hạt có nên đốt không, khi nào cần đốt?

Trên thực tế, chỉ định đốt viêm họng hạt thường được bác sĩ cân nhắc kỹ. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cân bằng giữa lợi ích cũng như sự phù hợp của phương pháp này với từng người bệnh.

Đốt viêm họng hạt làm giảm nhanh chóng triệu chứng vướng víu, khó chịu. Tuy nhiên đốt viêm họng hạt chỉ điều trị triệu chứng viêm họng cơ năng và cải thiện tổn thương thực thể. Cách này dùng cho người bệnh có nhiều các hạt viêm to ở thành họng, gây cản trở sinh hoạt hàng ngày.

Người bị viêm họng hạt do trào ngược dạ dày, đốt họng không mang lại hiệu quả. Người bệnh viêm họng hạt nên cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn phương pháp này.

Với trường hợp người bệnh bị viêm họng hạt nhẹ, hạt nhỏ và số lượng chưa nhiều, điều trị bằng việc đốt dễ làm tăng khả năng bệnh tái phát. Khi này, người bệnh chỉ cần dùng thuốc, tránh xa tác nhân gây bệnh. Kết hợp với việc chăm sóc đúng cách, bệnh nhân sẽ nhanh khỏi bệnh.

Chỉ định đốt viêm họng hạt thường được bác sĩ cân nhắc kỹ
Chỉ định đốt viêm họng hạt thường được bác sĩ cân nhắc kỹ

Đốt viêm họng hạt có ảnh hưởng gì cho người bệnh không?

Sau khi đốt viêm họng hạt, nếu không chăm sóc đúng cách, người bệnh dễ tái bệnh với mức độ nặng hơn. Bên cạnh đó phương pháp này còn có thể dẫn theo các biến chứng như:

  • Tình trạng viêm họng hạt tái phát với nhiều hạt viêm dày đặc hơn
  • Đốt viêm họng hạt để lại sẹo, bỏng ở thành họng, lưỡi…
  • Niêm mạc họng người bệnh bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng trong và sau quá trình đốt.
  • Bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòng họng.

Biện pháp đốt họng chỉ giúp trị bệnh tức thời, không thể điều trị tận gốc nên dễ tái phát lại. Nhiều trường hợp bệnh nhân viêm họng hạt đã thực hiện đốt 2 – 3 lần nhưng vẫn mọc những hạt mới.

XEM THÊM:

Những lưu ý cho người bệnh sau khi đốt viêm họng hạt

Chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng như chăm sóc sức khỏe sau khi đốt viêm họng hạt ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị. Theo đó, để đảm bảo sức khỏe nhanh hồi phục, cải thiện sức đề kháng, người bệnh cần lưu ý:

  • Bạn nên làm vệ sinh răng miệng 2 lần mỗi ngày bằng nước muối sinh lý
  • Trong bữa ăn, người bệnh nên ăn những thức ăn mềm như: Cháo, canh hầm, sữa, súp, nhằm hạn chế gây thương tổn cho vết đốt..
  • Bệnh nhân có thể bổ sung thực phẩm giàu Vitamin B, C: Cam, bưởi,táo, rau xanh… để bảo vệ vùng họng.
  • Trứng, thịt bò, mật ong, trà gừng… là những thực phẩm giúp chống viêm tốt.
  • Người bệnh nên che chắn mũi họng kỹ khi ra đường, giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng khí…
Người bệnh nên che chắn mũi họng kỹ khi ra đường
Người bệnh nên che chắn mũi họng kỹ khi ra đường
  • Tránh xa rượu bia, thuốc lá, chất kích thích, đồ uống lạnh… không tốt cho sức khỏe vòm họng.
  • Bạn nên ngủ đúng giờ, không làm việc quá sức để sức khỏe nhanh phục hồi.
  • Nếu thấy cơ thể có biểu hiện bất thường sau khi đốt viêm họng hạt, cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Trên đây là thông tin giải đáp cho bạn đọc về thắc mắc viêm họng hạt nên đốt không. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình lời giải để chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình tốt hơn.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Ngày Cập nhật 23/09/2021

Thanh hầu bổ phế thang là bài thuốc chữa viêm họng, viêm amidan, ho được nhiều đơn vị báo chí "chọn mặt gửi vàng" đưa tin giới thiệu đến bạn đọc cả nước nhờ mang lại hiệu quả điều trị VƯỢT TRỘI, BỀN LÂU, AN TOÀN.

Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *