Viêm phế quản phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

4.9/5 - (15 bình chọn)

Viêm phế quản phổi là bệnh lý hô hấp, xảy ra khi phế nang và phế quản bị viêm nhiễm. Đây là một bệnh lý khá phức tạp và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh nếu không được điều trị bệnh đúng cách, kịp thời. Vậy nguyên nhân và triệu chứng bệnh như thế nào, cách điều trị ra sao?

Viêm phế quản phổi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu

Viêm phế quản phổi là một bệnh lý hô hấp thuộc thể cấp tính. Các tổn thương phế nang và phế quản phổi do viêm nhiễm thường ở tình trạng cấp tính. Bệnh lý viêm phế quản này có thể khởi phát do virus tấn công và người bệnh bị bội nhiễm vi khuẩn.

Viêm phế quản phổi là một bệnh lý hô hấp thuộc thể cấp tính, khởi phát do vi khuẩn, virus tấn công
Viêm phế quản phổi là một bệnh lý hô hấp thuộc thể cấp tính, khởi phát do vi khuẩn, virus tấn công

Dấu hiệu viêm phế quản phổi

Các triệu chứng viêm phế quản phổi có biểu hiện khác nhau ở từng bệnh nhân, phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh và độ tuổi. Các triệu chứng ban đầu của bệnh khá giống với bệnh cúm và trở nên nghiêm trọng hơn chỉ sau vài này.

Người bệnh có thể nhận diện bệnh lý này thông qua các triệu chứng sau:

  • Có biểu hiện sốt, ho và khạc đờm nhầy.
  • Người bệnh bị khó thở, hơi thở nhanh và nông.
  • Có triệu chứng đau tức ngực. Cơn đau tăng nặng hơn khi khó thở hoặc ho nhiều.
  • Người bệnh bị đổ mồ hôi và ớn lạnh.
  • Có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, mỏi cơ…
  • Một số trường hợp rơi vào trạng thái mê sảng, dễ nhầm lẫn.

Các triệu chứng này thường có biểu hiện nghiêm trọng hơn ở người già, trẻ em hoặc những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Đặc biệt, đối với trẻ sơ sinh, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng này nặng hơn và thời gian bệnh chuyển biến xấu cũng nhanh hơn. Do đó, cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu bệnh ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ như sau:

  • Trẻ bị thở nhanh, thở gấp hoặc phát ra tiếng khò khè, rên rỉ khi thở.
  • Có biểu hiện sốt, ho, xuất hiện dịch đờm.
  • Có dấu hiệu nghẹt mũi, chảy nước mũi.
  • Có cảm giác ớn lạnh, đau bụng và nôn trớ.
  • Trẻ có thể bị đau tức ngực, mệt mỏi, ít hoạt động và lười ăn.
  • Các bộ phận như da, móng tay, môi… bị tím tái, có màu xanh xám trong trường hợp trẻ bị thiếu oxy.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu được xác định gây ra bệnh viêm phế quản cấp hay viêm phế quản phổi là do virus, vi khuẩn gây hại. Trong đó, tác nhân phổ biến là phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae type B.

Ngoài ra, nấm hoặc virus cúm cũng có thể gây ra viêm phế quản phổi. Trường hợp người bệnh bị nhiễm trùng do virus có khả năng xuất hiện tình trạng bội nhiễm rất nguy hiểm.

Tác nhân phổ biến là phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae type B
Tác nhân phổ biến là phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae type B

Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh, các đối tượng dưới đây cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Những người thuộc nhóm đối tượng này cần hết sức lưu ý:

  • Trẻ em dưới 2 tuổi hoặc người trên 65 tuổi.
  • Những người hay sử dụng rượu bia, thuốc lá.
  • Người đã có bệnh về hô hấp hoặc đang mắc bệnh lý như viêm họng, viêm amidan.
  • Người mới phẫu thuật ghép tạng hoặc gặp chấn thương.
  • Có tiền sử bị các bệnh mãn tính như tiểu đường, suy tim, bệnh về gan thận hoặc các bệnh tự miễn.
  • Người dùng thuốc ức chế miễn dịch khi điều trị ung thư, chống thải ghép hoặc người sử dụng Corticoid kéo dài.

Viêm phế quản phổi có nguy hiểm không?

Là bệnh lý hô hấp phức tạp, viêm phế quản phổi có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh cũng như chất lượng cuộc sống. Các biến chứng của bệnh có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí đến tính mạng của bệnh nhân như sau:

  • Biến chứng suy hô hấp: Người bệnh có thể bị bít tắc đường thở gây khó thở và suy hô hấp. Một số trường hợp có thể gặp phải biến chứng suy hô hấp cấp có thể gây tử vong.
  • Biến chứng nhiễm trùng huyết: Khi viêm phế quản đã có bội nhiễm, các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng máu, đe dọa tính mạng của người bệnh.
  • Biến chứng áp xe phổi khi người bệnh xuất hiện các túi mủ trong phổi.

Đặc biệt, viêm phế quản phổi là một trong những nguyên nhân nhiễm trùng gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phế quản phổi

Do tính nguy hiểm và phức tạp nên việc chẩn đoán và điều trị viêm phế quản phổi kịp thời có ý nghĩa rất quan trọng.

Chẩn đoán

Người bệnh nên đến các bệnh viện có uy tín để khám và điều trị. Việc chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào 2 yếu tố là triệu chứng lâm sàng bệnh và kết quả của các xét nghiệm cận lâm sàng.

Các bác sĩ sẽ chẩn đoán dựa trên những biểu hiện như sốt, ho có đờm, bất thường về nhịp thở… Bên cạnh đó sẽ chỉ định các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh như sau:

  • Chụp X-quang tim phổi: Chẩn đoán bệnh khi hai phế trường có nốt mờ, tập trung ở nhu mô phổi.
  • Xét nghiệm công thức máu: Người bệnh có chỉ số bạch cầu tăng, nhất là bạch cầu trung tính.
  • Khí máu động mạch có thể nhiễm toan hoặc kiềm hô hấp.

THAM KHẢO THÊM:

Điều trị bằng Tây y

Sau khi chẩn đoán bệnh lý và đánh giá tình trạng bệnh, các bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị triệu chứng cũng như điều trị nguyên nhân gây bệnh. Người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị, điều trị chủ động và tích cực để phòng ngừa biến chứng.

Thuốc giãn phế quản được sử dụng phổ biến giúp điều trị bệnh
Thuốc giãn phế quản được sử dụng phổ biến giúp điều trị bệnh

Thuốc cải thiện triệu chứng

  • Thuốc hạ sốt: Phổ biến nhất là Ibuprofen và Paracetamol.
  • Thuốc giãn phế quản: Sử dụng Salbutamol hoặc Theophyllin dạng phun hít hoặc khí dung.
  • Thuốc giảm ho, tiêu đờm: Thuốc giảm ho bao gồm Dextromethorphan hoặc Terpin codein, thuốc loãng đờm Acetylcystein. Thuốc được dùng trong trường hợp người lớn bị ho nhiều, hết sức thận trọng khi dùng do trẻ em hoặc người có tiền sử hen hoặc suy tim.
  • Làm thông thoáng đường thở bằng cách cho bệnh nhân kê cao đầu, dẫn lưu ở trẻ nhỏ hoặc vỗ rung, hút dịch mũi họng.

Thuốc điều trị căn nguyên gây bệnh

  • Thuốc điều trị cúm nếu bệnh do virus gây ra.
  • Nhóm thuốc kháng sinh như Ampicillin 500mg kết hợp với Amikacin, Cefotaxim hoặc Bruramycin khi người bệnh bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thuốc Tây y thường mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng. Tuy nhiên, nhóm thuốc này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, người bệnh khi sử dụng nhóm thuốc này cần hết sức thận trọng.

Bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm phế quản phổi

Theo Đông y, bệnh lý viêm phế quản phổi khởi phát do các yếu tố phong nhiệt, phong hàn và tà độc. Do đó, để điều trị bệnh lý này, các bài thuốc sẽ tác động đến phế,tỳ, thận, giúp cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết cho người bệnh.

Các bài thuốc Đông y thường được áp dụng để trị viêm phế quản phổi là:

  • Bài thuốc số 1: Chuẩn bị 16gr liên kiều, 12gr cúc hoa, 12gr tiền hồ, 6gr bạc hà, 6gr lô căn, 8gr cam thảo, 12gr ngưu bàng tử. Sắc thuốc với 3 bát nước, lấy 1 bát và uống 2 lần mỗi ngày sau các bữa ăn.
  • Bài thuốc số 2: Chuẩn bị 12gr tang diệp, 12gr tiền hồ, 12gr đậu xị, 12gr hạnh nhân, 6gr xuyên bối mẫu, 2gr sa sâm, 10gr cát cánh, 8gr chi tử, 6gr cam thảo và 10gr cát cánh.
  • Bài thuốc số 3: Các nguyên liệu gồm có 12gr bạch thược, 12gr bán hạ chế, 8gr quế chi, 6gr ma hoàng, 6gr tế tân, 6gr can khương, 6gr cam thảo và 6gr ngũ vị tử.

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc sắc, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác như châm cứu để tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Điều trị bệnh bằng bài thuốc Đông y
Điều trị bệnh bằng bài thuốc Đông y

Cách điều trị tại nhà

Để cải thiện nhanh chóng triệu chứng bệnh, bên cạnh biện pháp sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà sau đây:

  • Dùng mật ong chữa viêm phế quản: Hòa tan mật ong với nước cốt chanh hoặc giấm táo, pha loãng và uống từ 1 đến 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng lá trầu không: Lựa chọn lá trầu không tươi, rửa sạch và giã lấy nước uống hàng ngày.
  • Chữa bệnh bằng gừng: Người bệnh có thể sử dụng trà gừng mật ong hoặc dùng với nước cốt tỏi để cải thiện triệu chứng bệnh.
  • Sử dụng tỏi: Người bệnh có thể ăn tỏi sống hàng ngày hoặc dùng tỏi ngâm giấm với mật ong, đường đỏ để sử dụng.

Những phương pháp này đem lại hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh khá tốt. Người bệnh có thể áp dụng khi các triệu chứng viêm phế quản phổi xuất hiện ở thể nhẹ.

Cách chăm sóc và phòng ngừa

Những phương pháp điều trị bệnh chỉ đem lại hiệu quả tốt nhất khi người bệnh kết hợp với biện pháp chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát. Người bệnh cần lưu ý các biện pháp chăm sóc sau đây:

  • Cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, dùng thuốc đúng phác đồ điều trị.
  • Không sử dụng thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường nhiều khói, bụi hoặc hóa chất.
  • Nên tiêm phòng vắc xin cúm để giảm nguy cơ bị bệnh do virus.
  • Người bệnh cần điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như viêm xoang, viêm họng, viêm phế quản.
  • Người bệnh nên uống nhiều nước ấm mỗi ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất.

Viêm phế quản phổi là bệnh lý có diễn biến khó lường. Người bệnh cần lưu ý đến các dấu hiệu bệnh và chủ động thăm khám, điều trị bệnh khi có bất thường. Việc điều trị sớm và đúng cách giúp phòng ngừa biến chứng bệnh và rút ngắn thời gian điều trị hiệu quả.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ:

Cập nhật: 1:35 Chiều , 11/09/2021
Viêm phế quản dị ứng: Những thông tin người bệnh cần biết
Viêm phế quản dị ứng là một dạng bệnh của bệnh lý viêm phế quản. Bệnh lý này khởi phát...
Hen phế quản và viêm phế quản
Hen phế quản và viêm phế quản có gì khác nhau, điều trị như thế...
Viêm phế quản và hen phế quản là hai bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cùng tìm hiểu...
Viêm phế quản co thắt là tình trạng khởi phát khi niêm mạc ống khí quản bị viêm sưng, tiết nhiều dịch nhầy hơn so với thông thường
Viêm phế quản co thắt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý khá phức tạp, thuộc nhóm bệnh hô hấp thường gặp. Tình...
Bà bầu bị viêm phế quản
Bà bầu bị viêm phế quản có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?
Bà bầu bị viêm phế quản do các vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp gây...
Khi bị bệnh, trẻ thường khó thở, xanh xao, tím tái...
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, bệnh có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng ở tiểu phế quản do một nhóm vi...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top