Viêm phế quản cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh hiệu quả 

4.9/5 - (11 bình chọn)

Viêm phế quản cấp là bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không sớm có phương pháp chăm sóc và điều trị kịp thời. Nắm rõ các thông tin liên quan đến bệnh giúp bạn phòng ngừa và đẩy lùi bệnh hiệu quả hơn. 

Giải đáp: Viêm phế quản cấp là gì, có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản cấp là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp thường gặp khi thời tiết thay đổi. Niêm mạc phế quản có vai trò như một hàng rào chắn bụi bẩn, chất độc hại, giữ cho đường thở được sạch sẽ. Khi niêm mạc phế quản khu vực từ thanh quản đến nhu mô phổi bị viêm nhiễm kèm các bệnh viêm mũi, viêm họng gây nên viêm phế quản cấp.

Đa phần trong chúng ta, ai cũng từng mắc bệnh một vài lần trong đời. Bệnh có thể tự khỏi sau 1-2 tuần nếu bệnh nhân được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người bệnh chủ quan, dẫn đến viêm phế quản mãn tính, xuất hiện tình trạng bội nhiễm khó điều trị. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm phổi…

Các triệu chứng của viêm phế quản cấp không điển hình và thường bị nhầm với các bệnh lý hô hấp khác. Người bệnh nên sớm đi khám và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp.

Viêm phế quản thường bùng phát khi giao mùa
Viêm phế quản thường bùng phát khi giao mùa

Triệu chứng viêm phế quản cấp

Bệnh viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng các triệu chứng bao gồm:

  • Cổ họng vào buổi sáng thường có đờm màu trắng, xám, đôi khi có màu xanh lục.
  • Người bệnh thường bị khó thở, đặc biệt khi làm việc nặng
  • Xuất hiện tình trạng thở nhanh, khò khè, sổ mũi
  • Cơ thể mệt mỏi, có thể đi kèm tình trạng sốt cao
  • Viêm họng, ho, cổ họng ngứa rát, đau khi nuốt
  • Người bệnh dễ bị ớn lạnh, tức ngực
  • Buồn nôn, tiêu chảy

Do các triệu chứng thường không rõ ràng, bệnh thường khó phát hiện. Ở mỗi người bệnh, triệu chứng bệnh có thể khác nhau, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là tình trạng sốt nhẹ, đau lưng, đau cơ, sổ mũi, ho… Nhiều trường hợp viêm phế quản cấp trẻ em  chuyển nặng, có triệu chứng tiêu chảy, chân tay tím tái, co giật…

Viêm phế quản cấp gây ớn lạnh, tức ngực...
Viêm phế quản cấp gây ớn lạnh, tức ngực…

XEM THÊM:

Các nguyên nhân gây bệnh

Để tìm được phương pháp điều trị phù hợp, trước tiên người bệnh cần hiểu rõ các nguyên nhân gây viêm họng cấp. Một số các nguyên nhân phổ biến khiến viêm phế quản cấp bùng phát gồm:

  • Do virus: Khi cơ thể bị tấn công bởi các virus gây bệnh, hệ hô hấp sẽ bị tổn thương gây nên viêm phế quản. Virus cúm, đại thực bào đường hô hấp và một số virus chủng herpes là các nguyên nhân hàng đầu.
  • Vi khuẩn: Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn thường ít gặp hơn so với virus. Các nhóm vi khuẩn điển hình gồm mycoplasma hay chlamydia… Đôi khi bệnh cũng bùng phát do sự xâm nhập của phế cầu, hemophilus.
  • Do hệ miễn dịch yếu: Khi người bệnh mắc phải một số bệnh hô hấp mãn tính, gây hệ quả suy giảm sức đề kháng, các tác nhân gây bệnh dễ xâm nhập hơn. Những người có thể trạng yếu là đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh.
  • Do bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Các cơn ợ chua, ợ nóng dẫn theo acid ứ đọng ở niêm mạc họng dẫn đến bệnh viêm phế quản.
  • Thuốc lá: Đây là nguyên nhân chính gây ra hàng loạt các bệnh lý hô hấp trong đó có viêm phế quản. Người hít phải khói thuốc có nguy cơ mắc bệnh tương đương với người hút thuốc trực tiếp.
  • Các hóa chất độc hại: Các hóa chất độc hại, khói bụi ô nhiễm đi qua đường thở, xâm nhập vào niêm mạc phế quản gây viêm.
  • Thời tiết thay đổi: Sự thay đổi đột ngột của thời tiết, trở nên quá lạnh hay quá khô hanh là yếu tố kích ứng niêm mạc hô hấp.
Khói thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh
Khói thuốc là nguyên nhân chính gây bệnh

Bệnh viêm phế quản cấp có lây lan không?

Bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người sang người tương tự các bệnh như cảm lạnh thông thường. Các virus gây bệnh có thể lây sang người khác khi tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần khi người bệnh ho, hắt hơi… Bệnh cũng có khả năng lây truyền qua việc dùng chung đồ dùng cá nhân có dính dịch, nước mũi, nước bọt của người bệnh.

Virus, vi khuẩn gây viêm phế quản cấp có thể tồn tại bên ngoài môi trường trong vài phút thậm chí kéo dài nhiều ngày. Bạn cũng có khả năng vô tình bị bệnh khi chạm tay vào các vật dụng công cộng như tay nắm cửa, cột điện, giấy ăn… Vi khuẩn từ tay, xâm nhập vào cơ thể khi bạn chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.

Do vậy, người bệnh cũng như những người xung quanh cần hết sức thận trọng trong việc sinh hoạt và chăm sóc hàng ngày. Thực hiện các biện pháp vệ sinh, cách ly khi bị bệnh sẽ giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.

Vi khuẩn có thể lây lan qua dịch nước bọt của người bệnh
Vi khuẩn có thể lây lan qua dịch nước bọt của người bệnh

Phương pháp chẩn đoán bệnh

Do các triệu chứng bệnh không rõ ràng dẫn đến việc khó chẩn đoán thông qua khám lâm sàng. Để chẩn đoán chính xác, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện thêm một số xét nghiệm như sau:

  • Chụp X- quang: Chụp X-quang phổi được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng ho, khạc đờm, người trên 75 tuổi có mạch đập nhanh, thở gấp, thân nhiệt cao., rale ẩm, có hội chứng đông đặc khi khám phổi…
  • Xét nghiệm vi sinh: Nhằm xác định các đặc điểm vi sinh gây bệnh ở địa phương, từ đó kê đơn thuốc phù hợp.
  • Cấy đờm: Phương pháp này nhằm mục đích tìm vi khuẩn gây bệnh, chỉ định trong trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả.
Xét nghiệm cấy đờm để chẩn đoán bệnh
Xét nghiệm cấy đờm để chẩn đoán bệnh

Những cách điều trị bệnh hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị viêm phế quản cấp dựa trên từng mức độ bệnh và thể trạng từng bệnh nhân. Các cách chữa bệnh được nhiều người áp dụng phải kể đến như:

Các cách chữa bệnh tại nhà bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên, gần gũi và an toàn với người bệnh. Cách này được áp dụng trong các trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, chưa có chuyển biến phức tạp. Bạn đọc có thể tham khảo các cách điều trị tại nhà dưới đây:

  • Tỏi: Bạn dùng 200gr tỏi tươi, bóc vỏ, xay nhuyễn và đem đắp ở huyệt dũng tuyền (nằm dưới lòng bàn chân). Người bệnh thực hiện cách này trước khi đi ngủ, để qua đêm và rửa sạch chân vào sáng hôm sau.
  • Mật ong và giấm táo: Bạn dùng 1 cốc giấm táo, 1 thìa mật ong và 1 cốc nước lọc, khuấy đều cho mật ong và giấm tan vào nước. Người bệnh uống hỗn hợp trên mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh.
  • Lá trầu không: Người bệnh dùng 4-8 lá trầu không rửa sạch, để ráo nước. Lá trầu được đem đi xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt để người bệnh uống hàng ngày. Khi uống, người bệnh có thể trộn thêm mật ong để tăng hương vị. Bài thuốc này được áp dụng 2 lần/ngày.
Dùng lá trầu không để cải thiện triệu chứng viêm phế quản cấp
Dùng lá trầu không để cải thiện triệu chứng viêm phế quản cấp

Thuốc chữa viêm phế quản cấp từ Tây y

Thuốc Tây y tập trung vào điều trị các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc chữa bệnh cần được sử dụng theo chỉ dẫn và đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa. Việc dùng sai liều lượng hay tự ý mua thuốc sử dụng có thể gây ra các tác dụng phụ, làm phản tác dụng thuốc cũng như ảnh hưởng sức khỏe người bệnh. Một số loại thuốc thường dùng trong điều trị viêm phế quản cấp như:

  • Thuốc kháng sinh: Dùng cho trường hợp nhiễm trùng tình trạng xấu, sốt cao kéo dài, bệnh nhân có kèm bệnh tim, phổi, gan, thần kinh cơ, suy giảm miễn dịch….Hoặc bệnh nhân viêm phế quản mãn tính cũng cần sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Thuốc hạ sốt: Paracetamol và Ibuprofen dùng cho người bệnh sốt cao trên 38,5 độ C. Trẻ nhỏ có bệnh lý tim, thần kinh, phổi… cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Thuốc hạ sốt Aspirin không dùng được cho trẻ nhỏ, bệnh nhân hen, người bị viêm loét dạ dày…
  • Thuốc giảm ho, long đờm: Các loại siro ho, viên ngậm, thuốc long đờm được dùng cho trường hợp bệnh nhân có đờm đặc. Tuy nhiên thuốc giảm ho thường làm giảm bài tiết đờm dẫn đến quá trình phục hồi chậm hơn.
  • Thuốc kháng histamin: Thuốc kháng histamin hoặc các loại thuốc chống sung huyết được dùng để giảm tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi.
  • Thuốc giãn phế quản khí dung: Thuốc giãn phế quản được dùng qua máy khí dung nhằm tăng hiệu quả và giảm các tác dụng phụ như run tay, đánh trống ngực, hồi hộp…

Cách chữa bệnh từ Đông y

Theo Đông y, bệnh viêm phế quản cấp thuộc các chứng khái thấu, đàm ẩm, háo suyễn. Nguyên nhân gây bệnh là do thủy ẩm, đàm thấp xâm nhập vào cơ thể làm phế khí ngưng trệ, mất đi khả năng tuyên giáng.

Điều trị bệnh bằng y học cổ truyền tập trung vào bổ tỳ, bổ phế, bổ can thận… Cơ thể được bồi bổ, tăng khả năng thích nghi với môi trường và hạn chế tình trạng bệnh tái phát. Một số bài thuốc Đông y chữa bệnh viêm phế quản gồm có:

  • Bài thuốc số 1:

Thành phần: 6gr cam thảo, 6gr ma hoàng, 8gr quế chi, 6gr tế tân, 12gr bạch thược, 6gr can thượng, 12gr bán hạ chế và 8gr ngũ vị tử.

Cách sắc: Bạn đem các vị thuốc cho vào ấm sắc với 750ml nước cho đến khi cạn còn ⅓ thì tắt bếp. Thuốc sắc được chia thành 2 phần, dùng sáng và chiều.

Điều trị bằng Đông y là lựa chọn an toàn, chữa bệnh dứt điểm
Điều trị bằng Đông y là lựa chọn an toàn, chữa bệnh dứt điểm
  • Bài thuốc 2: 

Thành phần: Ý dĩ, bạch truật, phục linh mỗi vị 16gr, hạnh nhân, đẳng sâm, hậu phác, thương truật, ngưu bàng tử mỗi vị 14gr, 8gr trần bì, 10gr hạ chế, 3 lát sinh khương và 3 quả đại táo.

Cách sắc: Bạn cho các vị thuốc trên vào ấm, sắc với 750ml nước. Đợi khi thuốc đặc lại thì tắt bếp. Người bệnh chia thuốc thành 2 phần, dùng uống sáng và chiều.

  • Bài thuốc 3:

Thành phần: Sa sâm, tang diệp, đậu xì, tiền hồ, hạnh nhân mỗi vị lấy 12gr, xuyên bối mẫu và cam thảo mỗi vị 6gr, cát cánh 10gr, chi tử 8g.

Cách sắc: Bạn dùng các vị thuốc sắc với 500ml nước cho đến khi thuốc cô đặc. Mỗi ngày cho người bệnh dùng 1 thang thuốc, chia 2 lần uống sáng và chiều.

Các bài thuốc Đông y được đánh giá mang lại hiệu quả chữa bệnh cao, đồng thời an toàn lành tính cho người dùng. Các vị thuốc thường được gia giảm theo thể trạng mỗi người bệnh. Do vậy, bạn nên đến các cơ sở khám chữa bệnh bằng Đông y uy tín để khám và kê đơn thuốc phù hợp nhất.

Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh

Khi bị viêm phế quản cấp, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học. Điều này giúp tăng hiệu quả chữa bệnh đồng thời ngăn bệnh không tái phát.

Viêm phế quản cấp kiêng ăn gì, ăn gì để nhanh khỏi?

Các thực phẩm người bệnh ăn uống hàng ngày là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả chữa bệnh. Khi bị viêm phế quản cấp cũng như viêm tiểu phế quản bội nhiễm, dị ứng, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm sau:

  • Đồ ngọt, nước có ga: Nhóm thực phẩm này làm cho tình trạng viêm phế quản nặng hơn, kéo theo tắc nghẽn phế quản, khó thở.
  • Thực phẩm gây dị ứng: Hải sản, đậu phộng, mè… khiến cho các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn, giảm tốc độ phục hồi của cơ thể.
  • Rượu bia, đồ uống có cồn: Gây kích thích niêm mạc họng, gây ngứa, ho. Đồng thời đồ uống có cồn làm suy giảm hệ miễn dịch và sức khỏe người bệnh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh và giảm khả năng phục hồi của cơ thể.
  • Đồ chiên rán, nhiều gia vị: Làm cho hệ hô hấp nhạy cảm hơn, tăng các cơn ho, ngứa rát ở cổ họng.

Trái lại, bổ sung những thực phẩm dưới đây sẽ tốt cho sức khỏe bệnh nhân:

  • Gia vị có tính kháng khuẩn: Gừng, tỏi, mật ong, bạc hà… giúp kháng viêm, giảm đau, cải thiện tình trạng bệnh
  • Omega 3: Có trong các loại cá biển, ngũ cốc… giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, làm lành các tổn thương.
  • Sữa chua: Làm dịu họng, giảm ho, đau rát, tiêu đờm. Các chất dinh dưỡng trong sữa chua có tác dụng tăng cường sức đề kháng.
  • Rau xanh, trái cây: Các vitamin, đặc biệt là vitamin C trong các loại rau và trái cây hỗ trợ ngăn chặn và đẩy lùi các tác nhân gây bệnh
Người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp
Người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng phù hợp

Những lưu ý trong chế độ sinh hoạt hàng ngày

Bên cạnh chế độ ăn uống, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt phù hợp, cụ thể như:

  • Người bệnh cần uống đủ nước để nâng cao thể trạng, tăng tuần hoàn máu. Bạn nên uống nước ấm, không nên uống nước lạnh, nước đá.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, mũi, họng, ngực… Thời tiết chuyển lạnh có thể làm tăng khả năng bùng phát của viêm phế quản.
  • Bạn nên đeo khẩu trang, che chắn cẩn thận khi phải ra đường hay tiếp xúc với môi trường ô nhiễm.
  • Môi trường sống, phòng ngủ cần được vệ sinh sạch sẽ, hạn chế các tác nhân gây bệnh như lông động vật, khói thuốc, phấn hoa…
  • Thường xuyên tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây viêm phế quản
  • Người bệnh cũng cần ý thức tự cách ly, không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác để hạn chế khả năng lây nhiễm.
  • Bạn cũng cần nghỉ ngơi điều độ, tránh làm việc quá sức, ,thức khuya nhiều ảnh hưởng sức khỏe

Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm phế quản cấp. Hy vọng bạn đọc đã có được cho mình thông tin cần thiết để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

Cập nhật: 10:59 Sáng , 24/03/2022
Ho viêm phế quản có thể là những cơn ho dữ dội, ho có đờm hoặc ho dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, các cơn ho tăng dần
Ho viêm phế quản có nguy hiểm không? Cách điều trị
Viêm phế quản là một trong những bệnh lý hô hấp rất thường gặp ở nước ta. Người bệnh khi...
Viêm phế quản phổi là một bệnh lý hô hấp thuộc thể cấp tính, khởi phát do vi khuẩn, virus tấn công
Viêm phế quản phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm phế quản phổi là bệnh lý hô hấp, xảy ra khi phế nang và phế quản bị viêm nhiễm....
viêm phế quản
Viêm phế quản là gì? Bệnh có lây không? Cách điều trị dứt điểm
Viêm phế quản là căn bệnh có thể xảy đến với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn....
Viêm phế quản ở người lớn
Viêm phế quản ở người lớn và những lưu ý khi điều trị bệnh
Viêm phế quản là hiện tượng viêm niêm mạc ở các ống phế quản. Bệnh dễ bắt gặp ở mọi...
Viêm phế quản dạng hen: Những thông tin cần biết
Viêm phế quản dạng hen là một thể bệnh rất phức tạp với các triệu chứng nặng của bệnh lý...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top