Viêm phế quản mạn tính: Nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh, cách điều trị
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm nhiễm kéo dài gây ra tình trạng nhiễm trùng vùng họng dẫn tới tình trạng ho dữ dội, có đờm. Bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Viêm phế quản mạn tính là gì?
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng niêm mạc của ống phế quản bị viêm nhiễm trong thời gian dài, gây ra tình trạng nhiễm trùng vùng họng. Khi đó người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như ho có đờm, ho dữ dội, xuất hiện nhiều dịch nhầy mũi.
Bệnh lý này có thể gặp phải ở mọi đối tượng trẻ em hoặc người lớn. Theo các con số thống kê, hiện nay tỷ lệ người bệnh mắc phải căn bệnh này ngày một gia tăng. Đặc biệt, đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ em khoảng 2 đến 6 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh lý này rất cao.
Triệu chứng bệnh viêm phế quản mãn tính
Người bị viêm phế quản mãn tính thường có các triệu chứng bệnh có thể nhầm lẫn với tình trạng viêm phế quản nói chung, nhưng các triệu chứng có biểu hiện nặng và rõ ràng hơn. Người bệnh cần lưu ý đến các triệu chứng sau đây:
- Có biểu hiện ho dữ dội kèm theo tình trạng đau rát họng, đau ngực khi ho.
- Người bệnh luôn trong tình trạng mệt mỏi, khó nuốt, chán ăn, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
- Họng có nhiều đờm màu nâu, trắng đục hoặc màu xanh.
- Người bệnh có triệu chứng sốt nhẹ trong giai đoạn đầu, có dấu hiệu đau đầu kèm tình trạng khó thở.
- Người bệnh bị khó chịu, tức ngực, cơ thể bức bối.
Khi có các triệu chứng bất thường trên, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân
Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản mạn tính này. Bệnh có thể kéo dài dai dẳng nhiều năm do các nguyên nhân sau:
- Do virus, nhất là các loại virus gây cảm lạnh, cúm và viêm họng xâm nhập vào cơ thể gây bệnh.
- Môi trường sống của người bệnh thường xuyên bị ô nhiễm, nhiều khói bụi và khí độc hại cũng làm tăng nguy cơ bị viêm phế quản mạn tính.
- Người bệnh có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch bị suy giảm, tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus xâm nhập và gây bệnh.
- Những người có bệnh lý về hô hấp và đường ruột có thể gây kích ứng vùng họng gây viêm phế quản mạn tính.
- Người bệnh thường xuyên phải tiếp xúc với các chất hóa học, bụi bẩn… rất dễ bị viêm phế quản.
Viêm phế quản mạn tính có nguy hiểm không?
Bệnh viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính là bệnh lý hô hấp rất nguy hiểm. Do bệnh có các triệu chứng kéo dài, khó điều trị nên có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như sau:
- Biến chứng hen suyễn: Tình trạng viêm phế quản có thể khiến người bệnh bị sưng phù, tiết dịch nhầy họng. Người bệnh xuất hiện đờm gây tắc nghẽn đường thở, dẫn tới bệnh hen suyễn.
- Biến chứng suy hô hấp: Bệnh có thể tiến triển nặng hơn, gây bội nhiễm dẫn tới suy hô hấp. Tình trạng này có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong.
- Biến chứng giãn phế quản.
- Người bệnh có nguy cơ bị ung thư phổi – biến chứng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.
- Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khác như tình trạng lao phổi, phổi bị ứ đọng, ung thư phế quản.
Các biến chứng bệnh hình thành dựa trên mức độ tiến triển của bệnh. Do đó, người bệnh cần hạn chế tối đa các biến chứng bằng cách đến bệnh viện thăm khám và điều trị, kiểm soát bệnh một cách tốt nhất.
XEM THÊM:
Cách điều trị viêm phế quản mãn tính ở người lớn, trẻ nhỏ
Việc điều trị viêm phế quản mạn tính cần được tiến hành nhanh chóng và tích cực. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán và đánh giá bệnh một cách chính xác nhất, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y giúp điều trị triệu chứng bệnh rất hiệu quả. Dựa vào tình trạng bệnh và mức độ viêm nhiễm, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc sau:
- Thuốc long đờm: Được sử dụng khi người bệnh có triệu chứng đờm dày đặc gây khó chịu. Các loại thuốc long đờm có thể sử dụng là: Carboxystein, Terpin Hydrat, Acetylstein và Natri benzoat.
- Nhóm thuốc kháng sinh: Thường dùng Cefuroxim, Cephalexin, Azithromycin để giảm ho, giảm đau rát họng.
- Nhóm thuốc chống tắc nghẽn phế quản: Thường sử dụng Theophylin để giảm tắc nghẽn đường dẫn khí, chống co thắt phế quản.
- Nhóm thuốc kháng viêm: Được sử dụng trong trường hợp viêm nhiễm nặng. Thông thường, người bệnh sẽ được sử dụng nhóm thuốc Corticoid dạng xông, hít hoặc dạng uống.
- Nhóm thuốc kháng virus, vi khuẩn để ngăn ngừa virus, vi khuẩn phát triển và lây lan.
- Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng như: Dung dịch súc miệng, các loại thuốc xịt, bôi SMC, nước muối sinh lý và Glycerin borat để cải thiện triệu chứng bệnh.
Người bệnh cần sử dụng thuốc khi có phác đồ điều trị của bác sĩ. Không được lạm dụng thuốc hoặc tùy ý sử dụng thuốc.
Thuốc Đông y trị viêm phế quản mạn tính
Theo quan điểm của Đông y, tình trạng viêm phế quản mạn tính là chứng bệnh sinh ra bởi tổn thương bên trong cơ thể kết hợp với các yếu tố ngoại sinh gây ảnh hưởng đến tạng phế.
Để điều trị bệnh lý này, bài thuốc Đông y giúp tập trung vào nguyên tắc “bổ chính khu tà” để điều hòa khí huyết, bổ tỳ, bổ khí để tăng cường sức khỏe của phế.
Bài thuốc Đông y thường được áp dụng để điều trị viêm phế quản mạn tính là:
Các nguyên liệu bao gồm: 16gr phục linh, bạch truật, ý dĩ; 12gr các loại ngưu bàng tử, hậu phác, hạnh nhân, đẳng sâm; 10gr bán hạ chế, 8gr trần bì và 3 lát sinh khương.
Cách thực hiện: Người bệnh rửa sạch các nguyên liệu, cho vào ấm sắc với 3 bát nước. Sắc với lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp, để nguội bớt và sử dụng. Mỗi ngày bệnh nhân uống 1 thang thuốc và chia đều làm 2 phần sáng và tối.
Áp dụng bài thuốc nam điều trị tại nhà
Trong trường hợp người bệnh bị viêm phế quản mạn tính ở thể nhẹ, hoặc viêm phế quản thể cấp có thể áp dụng các bài thuốc nam điều trị tại nhà để ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Người bệnh có thể áp dụng một số mẹo đẩy lùi dấu hiệu viêm phế quản mãn tính sau:
- Điều trị bằng lá trầu không
Lá trầu không có tính kháng sinh rất mạnh, giúp diệt vi khuẩn, liên cầu khuẩn và virus gây bệnh. Người bệnh có thể áp dụng phương pháp này bằng cách rửa sạch lá trầu không, giã nát. Sau đó chắt lấy nước cốt trầu không và pha loãng và dùng để uống hàng ngày sau các bữa ăn.
- Điều trị bằng tỏi và mật ong
Tỏi có chứa hoạt chất Allicin rất cao giúp kháng khuẩn, kháng viêm và làm lành tổn thương trên da hiệu quả. Đặc biệt, mật ong còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.
Người bệnh áp dụng phương pháp này bằng cách: Bóc tách vỏ tỏi, thái nhỏ và đập dập, nghiền nát. Sử dụng hỗn hợp trên để hấp cách thủy trong 20 phút sau đó trộn với mật ong để ăn hàng ngày giúp cải thiện tình trạng viêm phế quản.
- Sử dụng lá diếp cá
Trong lá diếp cá có nhiều hoạt chất quý như Flavonoid và Alkaloid để kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn hiệu quả và an toàn. Người bệnh sử dụng lá diếp cá đã rửa sạch, giã nát và chắt lấy nước cốt. Pha loãng nước lá diếp cá, cho một chút muối và khuấy đều uống 2 lần mỗi ngày.
Ngoài ra, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc như ngậm chanh đào, mật ong hoặc sử dụng tía tô, gừng, cam thảo, hành tây để cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Những lưu ý khi điều trị bệnh
Viêm phế quản mạn tính là bệnh lý rất nguy hiểm, dai dẳng, khó điều trị. Vì vậy, việc phòng tránh bệnh lý này rất cần thiết. Người bệnh cần ghi nhớ một số chú ý quan trọng sau:
- Tiêm chủng hàng năm để phòng ngừa các bệnh cảm cúm, viêm phổi.
- Chúng ta uống nhiều nước mỗi ngày và bảo vệ vùng cổ họng, không sử dụng các chất kích thích, đồ uống có chứa cồn như rượu bia, thuốc lá…
- Mọi người nên hạn chế tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về hô hấp, nhất là viêm phế quản và viêm họng.
- Sử dụng khẩu trang khi tiếp xúc nơi đông người hoặc với người mắc bệnh.
- Các bạn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng, sử dụng nước muối sinh lý để súc họng.
- Rèn luyện thể thao, duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh và ngủ đủ giấc để chúng ta nâng cao sức đề kháng.
- Các bạn cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, khoa học.
- Người bệnh nên đến ngay bệnh viện để khám, điều trị khi có dấu hiệu mắc bệnh.
Viêm phế quản mạn tính là tình trạng bệnh ở giai đoạn nặng, cần được điều trị đúng cách và tích cực để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Người bệnh không được chủ quan, cần chủ động theo dõi, quan sát và chăm sóc cũng như điều trị các bệnh lý của mình để có một sức khỏe tốt nhất.
THÔNG TIN HỮU ÍCH:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!