Hướng dẫn người dân phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở y tế

5/5 - (1 bình chọn)

Theo các cảnh báo từ chuyên gia, Việt Nam đang trong làn sóng dịch Covid thứ 4 với mức độ nguy hiểm và khả năng lây nhiễm trong cộng đồng cao, đặc biệt là ở các các cơ sở y tế. Mặc dù người dân đều hiểu được sự nguy hiểm của dịch Covid – 19 và thực hiện phòng chống dịch, hạn chế ra ngoài, hạn chế tiếp xúc theo khuyến cáo của Bộ y tế, tuy nhiên những việc như đi khám chữa bệnh là điều bất khả kháng. 

Để phòng ngừa lây nhiễm Covid 19 trong các cơ sở y tế, Bộ y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện một số biện pháp sau:

Đối với người bệnh đi khám bệnh ngoại trú:

  • Chủ động đặt lịch khám trước 1 – 2 ngày
  • Thực hiện khai báo y tế trước khi đến cơ sở khám bệnh
  • Hạn chế tối đa người thân đi cùng, trừ các trường hợp đi lại khó khăn, trẻ em < 15 tuổi, người lớn > 65 tuổi
  • Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân cần đeo khẩu trang đúng quy tắc (khẩu trang phải bịt kín miệng, mũi, không đeo cùng lúc nhiều khẩu trang…)
  • Ngay khi đến cơ sở khám bệnh cần liên hệ ngay với nhân viên đón tiếp, phân luồng bệnh nhân, đồng thời khai báo nhanh tình trạng sức khỏe, đặc biệt là các dấu hiệu viêm đường hô hấp cấp tính như ho, sốt… (nếu có) để nhân viên y tế có hướng dẫn cụ thể và phân luồng vào từng khu vực khám bệnh phù hợp.
  • Trong quá trình ngồi chờ khám bệnh, mỗi người bệnh cần ngồi cách nhau ít nhất 2m, không trao đổi, nói chuyện, không cười đùa, nắm bắt tay, không ôm hôn nhau…
  • Người bệnh và người nhà bệnh nhân mỗi khi ho, hắt hơi cần che miệng bằng khăn ướt hoặc khuỷu tay của chính mình, không khạc nhổ bừa bãi.
  • Thực hiện rửa tay hoặc sát khuẩn bằng dung dịch sát khuẩn tay chuyên dụng trước và sau khi ra khỏi phòng khám.
  • Bệnh nhân và người nhà cần chú ý đến các biển báo, chỉ dẫn, tuyệt đối không đi lại hoặc đứng ngồi gần những khu vực có biển báo “Khu vực cách ly”.
  • Khi khám xong, bệnh nhân cùng người nhà cần nhanh chóng rời khỏi bệnh viện, phòng khám, hạc chế tối đa thời gian lưu lại cơ sở y tế khi không cần thiết.
  • Khi trở về nhà, bệnh nhân và người nhà cần sát khuẩn tay bằng các rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn dưới vòi nước sạch. Cần rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, sau đó mới dùng tay tháo khẩu trang, cho vào thùng rác và đậy kín lại.
  • Việc tiếp theo là thay quần áo, giặt với xà phòng và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
Hướng dẫn người dân phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở y tế
Hướng dẫn người dân phòng và kiểm soát lây nhiễm Covid-19 trong cơ sở y tế

Đối với bệnh nhân điều trị nội trú tại cơ sở y tế:

  • Tuân thủ đúng các nội quy, quy định phòng chống dịch bệnh tại cơ sở y tế đang điều trị
  • Kiểm tra thân nhiệt hằng ngày và báo ngay cho nhân viên y tế khi xuất hiện các triệu chứng viêm đường hô hấp cấp tính như ho, sốt, khó thở…
  • Không tụ tập, tiếp xúc, trò chuyện, ăn uống… giữa các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân
  • Không mang thức ăn từ ngoài vào trừ trường hợp bệnh viện không có căn tin ăn uống.
  • Hạn chế người thân, người nhà ra vào thăm hỏi, chăm sóc. Tốt nhất, mỗi người bệnh chỉ nên có một người thân chăm sóc cố định, hạn chế thay đổi để kiểm soát các nguy cơ lây nhiễm từ cộng đồng vào bệnh viện và ngược lại.
  • Đeo khẩu trang đúng quy tắc và rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn thường xuyên.
  • Hạn chế đi lại giữa các phòng bệnh, khoa bệnh khi không thực sự cần thiết; chỉ được ra khỏi bệnh viện khi có chỉ định xuất viện của bác sĩ.
  • Không nằm ghép, đảm bảo khoảng cách tối thiểu là 2m giữa các giường bệnh, người bệnh với nhau nếu có thể.
  • Khi xuất viện cần thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng dịch theo quy định của cơ quan y tế. Hạn chế sử dụng các vật dụng mang về từ bệnh viện, nếu cần thiết sử dụng phải sát khuẩn trước dùng. Quần áo bệnh nhân và người nhà trở về từ bệnh viện cần được giặt sạch với xà phòng và phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.

Tình hình dịch bệnh Covid – 19 ở nước ta vẫn đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm. Do vậy, người bệnh cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch an toàn cho bản thân khi ra ngoài, đến các địa điểm công cộng, đặc biệt là trong các cơ sở y tế – nơi có nguy cơ lây nhiễm ở mức độ cao. 

Cập nhật: 4:55 Chiều , 23/03/2022
“Quà tết trao tay – Thổi bay bệnh tật” – Chương trình tri ân chào...
Nhân dịp chào xuân Tân Sửu 2021, CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân Dân 102 xin gửi lời cảm...
Lễ chuyển giao app Quân dân 102 với đại diện 2 bên gồm ông Nguyễn Quang Tân (trái) và bà Trần Thanh Hằng (phải)
Chuyển giao app Quân dân 102: Bước tiến mới của mô hình bệnh viện thông...
Ngày 5/11/2020, tại văn phòng Công ty Cổ phần Truyền thông và Công nghệ WeUp đã diễn ra buổi lễ...
Các bệnh nền về phổi có thể gây nguy hiểm cho người mắc bệnh Covid - 19
15 bệnh lý nền gây nguy hiểm khi nhiễm Covid-19
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Quốc gia đưa ra khuyến cáo về một số bệnh lý...
CẬP NHẬT MỚI NHẤT về Viêm đường hô hấp cấp do SARS - CoV - 2 tại Việt Nam
[Update 30/06] CẬP NHẬT MỚI NHẤT về Viêm đường hô hấp cấp do SARS –...
Cập nhật tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virrus Corona (nCoV) tại các...
Lễ ký kết chuyển giao các bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp
Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102 và Viện Nghiên cứu Phát triển Y...
Ngày 10/08/2020, tại Văn phòng đại diện của Tổ hợp y tế cổ truyền biện chứng Quân dân 102 đã...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top