Viêm phế quản co thắt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

4.9/5 - (10 bình chọn)

Viêm phế quản co thắt là một bệnh lý khá phức tạp, thuộc nhóm bệnh hô hấp thường gặp. Tình trạng này có ảnh hưởng trực tiếp đến đường hô hấp rất nguy hiểm cho người bệnh. Đặc biệt, bệnh rất dễ nhầm lẫn với bệnh lý hen suyễn nên người bệnh cần nắm vững các thông tin về bệnh lý dưới đây để phát hiện sớm và điều trị bệnh tốt nhất.

Bệnh viêm phế quản co thắt là gì?

Viêm phế quản co thắt là tình trạng khởi phát khi niêm mạc ống khí quản bị viêm sưng, tiết nhiều dịch nhầy hơn so với thông thường. Lúc này, các cơ xung quanh phế quản bị co thắt nhiều, đường thở bị thu hẹp lại dẫn tới lưu thông khí trong phổi bị cản trở.

Tình trạng này có thể dẫn tới viêm tiểu phế quản co thắt khi tiểu phế quản thuộc một nhánh nhỏ trong phế quản.

Viêm phế quản co thắt là một tình trạng bệnh cấp tính, khác hoàn toàn với viêm phế quản co thắt dạng hen. Bệnh lý viêm phế quản này thường gặp ở trẻ em và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Viêm phế quản co thắt là tình trạng khởi phát khi niêm mạc ống khí quản bị viêm sưng, tiết nhiều dịch nhầy hơn so với thông thường
Viêm phế quản co thắt là tình trạng khởi phát khi niêm mạc ống khí quản bị viêm sưng, tiết nhiều dịch nhầy hơn so với thông thường

Nguyên nhân gây viêm phế quản co thắt

Nguyên nhân gây ra tình trạng viêm phế quản co thắt cũng giống với nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản. Tình trạng này do vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, tấn công vào niêm mạc phế quản gây  viêm hoặc bội nhiễm vi khuẩn.

Các virus thường gặp có thể gây ra tình trạng này là virus hợp bào đường hô hấp RSV. Ngoài ra, các vi khuẩn ký sinh trong mũi như phế cầu, liên cầu, tụ cầu cũng có thể tràn xuống phế quản gây viêm nhiễm.

Ngoài ra, một số nguyên nhân làm tăng nguy cơ gây bệnh là:

  • Người bị bệnh hen suyễn dẫn tới trao đổi khí trong phổ gặp trục trặc, gây tổn thương mô phổi và có nguy cơ cao viêm co thắt phế quản.
  • Người bệnh bị dị ứng, có đường hô hấp quá mẫn cảm cũng thuộc nhóm đối tượng nguy cơ bị bệnh cao.
  • Khi thường xuyên sống trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề về hô hấp.
  • Người có hệ miễn dịch kém hoặc mắc các bệnh lý làm suy giảm hệ miễn dịch cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.

Các triệu chứng

Cũng giống như bệnh lý viêm phế quản thể hen hoặc dị ứng, người bệnh khi bị viêm phế quản co thắt cũng gặp phải các triệu chứng sau đây:

  • Người bệnh có triệu chứng khó thở, ho dai dẳng kéo dài rất khó điều trị.
  • Có cảm giác ngứa cổ họng, trong cổ luôn có cảm giác như có dị vật.
  • Người bệnh có thể bị sốt nhẹ, các cơn sốt kéo dài khoảng vài ngày.
  • Người bệnh thở rất khó khăn, có triệu chứng thở khò khè, thở rít và lồng ngực có cảm giác bị co rút.
  • Một số trường hợp bệnh nhân có biểu hiện nôn mửa.
Người bệnh có triệu chứng khó thở, có thể biến chứng suy hô hấp rất nguy hiểm
Người bệnh có triệu chứng khó thở, có thể biến chứng suy hô hấp rất nguy hiểm

Viêm phế quản co thắt có nguy hiểm không?

Viêm phế quản co thắt là bệnh lý hô hấp khá phổ biến và có thể điều trị được. Tuy nhiên, do các triệu chứng của bệnh không rõ ràng nên việc xác định bệnh lý gặp nhiều khó khăn. Khi bệnh không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Biến chứng suy hô hấp: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm phế quản co thắt. Tình trạng này nếu không được cấp cứu kịp thời có thể khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ tử vong.
  • Biến chứng viêm tai giữa: Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến thính lực của người bệnh.
  • Biến chứng viêm phổi: Khi tình trạng viêm nhiễm không được điều trị dứt điểm có thể khiến vùng viêm lan rộng và làm tăng nguy cơ bị viêm phổi.

TÌM HIỂU THÊM:

Cách điều trị

Bệnh lý này tuy không phải là bệnh lý đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, khi gặp phải các triệu chứng bất thường và nghi ngờ bị viêm phế quản co thắt, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị.

Điều trị bằng thuốc

Việc điều trị bằng thuốc nên dựa trên phác đồ điều trị của bác sĩ. Thông thường, đối với bệnh ở thể nhẹ, các triệu chứng bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị theo phương pháp sau:

  • Điều trị triệu chứng bệnh: Dựa trên tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định các nhóm thuốc uống giãn phế quản, thuốc long đờm và thuốc hạ sốt.
  • Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Sau khi thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán, các bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân gây bệnh. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh do virus hay vi khuẩn, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng nhóm thuốc kháng sinh phù hợp.

Trong trường hợp người bệnh gặp phải các triệu chứng nặng, có dấu hiệu cần cấp cứu như: Suy hô hấp, tím tái cơ thể, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Người bệnh có thể được hỗ trợ bằng khí dung khi điều trị
Người bệnh có thể được hỗ trợ bằng khí dung khi điều trị

Điều trị bằng mẹo dân gian

Bên cạnh việc sử dụng thuốc, người bệnh có thể áp dụng một số mẹo dân gian để cải thiện các triệu chứng bệnh như sau:

  • Sử dụng gừng và lá trầu không: Chuẩn bị gừng và lá trầu không, giã nhuyễn và ngâm với nước sôi khoảng 30 phút. Lọc bỏ bã và lấy nước cốt uống hàng ngày.
  • Chữa viêm phế quản co thắt bằng lá trầu không và hạt nén: Giã nhuyễn hạt nén và lá trầu không, ngâm với nước sôi trong vòng 30 phút rồi bỏ bã, lấy nước cốt uống hàng ngày.
  • Sử dụng mật ong và trầu không: Lá trầu không rửa sạch, ngâm nước nóng trong 30 phút rồi vắt lấy nước cốt, thêm mật ong, khuấy đều và uống hàng ngày.

Các phương pháp này chỉ được áp dụng khi bệnh ở thể nhẹ, chưa tiến triển nặng và chưa có nguy cơ biến chứng.

Bài thuốc Đông y điều trị bệnh

Bên cạnh hai phương pháp điều trị nêu trên, người bệnh có thể thực hiện một số bài thuốc Đông y dưới đây để điều trị bệnh.

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị 8gr trần bì, 8gr tô diệp, 8gr chỉ xác, 12gr tiền hồ, 4gr cam thảo, 16gr phục linh và 3 lát sinh khương. Bệnh nhân sắc 1 thang thuốc mỗi ngày, uống làm 2 lần.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị 12gr tang diệp, 10gr cúc hoa, 12gr tiền hồ, 10gr hạnh nhân, 6gr bạc hà, 12gr hạnh nhân, 8gr lô căn. Sắc mỗi ngày 1 thang thuốc, bệnh nhân chia thành 2 lần uống vào sáng và chiều.
Các bài thuốc Đông y có tác dụng cải thiện triệu chứng và đẩy lùi tận gốc căn nguyên gây bệnh hiệu quả
Các bài thuốc Đông y có tác dụng cải thiện triệu chứng và đẩy lùi tận gốc căn nguyên gây bệnh hiệu quả

Cách phòng ngừa viêm phế quản co thắt

Để điều trị bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất, bên cạnh các phương pháp điều trị, người bệnh cần lưu ý đến cách phòng ngừa bệnh sau đây:

  • Không nên đến những nơi quá đông đúc, ô nhiễm và nhiều bụi bẩn.
  • Người bệnh cần thường xuyên súc họng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm sạch và ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
  • Cần chú ý đeo khẩu trang khi ra ngoài đường và tránh tiếp xúc với người mắc bệnh lý hô hấp.
  • Các bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh và nghỉ ngơi khoa học.
  • Không sử dụng chất kích thích, uống rượu bia hoặc đặc biệt không được hút thuốc lá.
  • Cần nhanh chóng đến bệnh viện khi bệnh nhân có các triệu chứng bệnh bất thường.

Trên đây là những thông tin về bệnh lý viêm phế quản co thắt. Tình trạng này không đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh nhưng có thể khiến người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, người bệnh cần chủ động phòng ngừa và điều trị bệnh một cách triệt để nhất.

BẠN ĐỌC CŨNG QUAN TÂM:

Cập nhật: 10:58 Sáng , 24/03/2022
viêm phế quản
Viêm phế quản là gì? Bệnh có lây không? Cách điều trị dứt điểm
Viêm phế quản là căn bệnh có thể xảy đến với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn....
Hen phế quản và viêm phế quản
Hen phế quản và viêm phế quản có gì khác nhau, điều trị như thế...
Viêm phế quản và hen phế quản là hai bệnh lý dễ bị nhầm lẫn với nhau. Cùng tìm hiểu...
Viêm phế quản ở người lớn
Viêm phế quản ở người lớn và những lưu ý khi điều trị bệnh
Viêm phế quản là hiện tượng viêm niêm mạc ở các ống phế quản. Bệnh dễ bắt gặp ở mọi...
Ho viêm phế quản có thể là những cơn ho dữ dội, ho có đờm hoặc ho dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, các cơn ho tăng dần
Ho viêm phế quản có nguy hiểm không? Cách điều trị
Viêm phế quản là một trong những bệnh lý hô hấp rất thường gặp ở nước ta. Người bệnh khi...
Viêm tiểu phế quản
Viêm tiểu phế quản: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm
Viêm tiểu phế quản là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Bệnh dễ nhầm lẫn với...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top