Bà bầu bị viêm phế quản có nguy hiểm không, điều trị như thế nào?

4.9/5 - (16 bình chọn)

Bà bầu bị viêm phế quản do các vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập vào đường hô hấp gây nên. Sớm có biện pháp điều trị phù hợp giúp bệnh nhân nhanh khỏi và tránh được các biến chứng ảnh hưởng đến thai nhi.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản là hiện tượng viêm lớp niêm mạc tại ống phế quản. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, phổ biến trong đó có phụ nữ mang thai.

Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể người mẹ có rất nhiều thay đổi. Điển hình là mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn, sức đề kháng suy giảm dẫn đến dễ mắc bệnh. Một vài nguyên nhân chính khiến bà bầu bị nhiễm viêm phế quản có thể kể đến như:

  • Virus, vi khuẩn: 90% các trường hợp mắc viêm phế quản có nguyên nhân do sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Loại virus phổ biến gây ra viêm phế quản ở bà bầu là parainfluenza, parvovirus, pneumococcus….
  • Suy giảm miễn dịch: Sức đề kháng của phụ nữ mang thai thường yếu ớt, khó chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường. Bệnh viêm phế quản ở phụ nữ mang thai có thời gian phát bệnh nhanh gấp đôi người bình thường.
  • Môi trường: Khi bà bầu tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm trong thời gian dài có thể mắc viêm phế quản. Bên cạnh đó, việc hút thuốc hay thụ động hít phải khói thuốc cũng khiến bệnh bùng phát.
  • Do lây nhiễm: Viêm phế quản là bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp hay tiếp xúc với dịch tiết. Giai đoạn mang bầu, nếu phụ nữ tiếp xúc với người bệnh hay dùng chung đồ cá nhân với người bệnh thì có khả năng bị viêm phế quản.
Hệ miễn dịch suy giảm khiến mẹ bầu dễ bị bệnh
Hệ miễn dịch suy giảm khiến mẹ bầu dễ bị bệnh

Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị viêm phế quản

Bà bầu bị viêm phế quản có thể nhận biết qua các dấu hiệu sau:

  • Khó thở, thở khò khè do các tế bào lông mai bị tê liệt, đường thở bị bó hẹp, cản trở việc hô hấp.
  • Hơi thở có mùi hôi, giảm sự thèm ăn
  • Ho có đờm, đờm có thể loãng hoặc đặc, thường có màu vàng ngà, xanh
  • Cổ họng đau rát, cơ thể mệt mỏi, dễ nổi cáu
  • Sốt nhẹ, thân nhiệt tăng

Trường hợp bệnh nặng các cơn ho có thể kéo dài, ngực đau tức… Mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng. Khi có các dấu hiệu sức khỏe bất thường, bà bầu nên đi khám sớm để xác định chính xác bệnh và biện pháp điều trị.

TÌM HIỂU:

Sốt nhẹ, thân nhiệt tăng là biểu hiện của bà bầu bị viêm phế quản
Sốt nhẹ, thân nhiệt tăng là biểu hiện của bà bầu bị viêm phế quản

Bà bầu bị viêm phế quản có sao không, có nguy hiểm không?

Bệnh viêm phế quản khi mang thai có ảnh hưởng thai nhi không, có nguy hiểm không là nỗi lo lắng của nhiều người. Bà bầu bị viêm phế quản thường gặp khó khăn trong thời gian điều trị. Bởi lẽ, các loại thuốc chữa bệnh phổ biến thường không sử dụng được với phụ nữ mang thai.

Do đó, nếu mẹ bầu không được chăm sóc đúng cách, bệnh viêm phế quản sẽ nhanh chóng chuyển nặng gây ra biến chứng như:

  • Sảy thai: Viêm phế quản kéo dài khiến mẹ khó thở, thai nhi thiếu oxy, lâu dài có thể gây sảy thai rất nguy hiểm. Theo các thông kê có đến 10% trường hợp bị viêm phế quản dẫn đến sảy thai.
  • Sinh non: Các cơn ho kéo dài, ho dữ dội khiến tử cung co thắt mạnh. Khi bị bệnh cơ thể người mẹ mệt mỏi, mất nước dẫn đến tăng cao khả năng sinh non.
  • Thai chậm phát triển hoặc có dị tật bẩm sinh: Khi bị viêm phế quản, mẹ bầu thường ăn không ngon, dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng cho thai nhi. Thai nhi khi này chậm phát triển hơn. Nhiều trường hợp trẻ sinh non dưới 2kg kéo theo các dị tật như hở hàm ếch, nứt xương…

Với nhiều biến chứng nguy hiểm, bà bầu bị viêm phế quản cần được điều trị càng sớm càng tốt. Điều này giúp tăng khả năng khỏi bệnh cũng như bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Đặc biệt, nếu thấy các triệu chứng sau, bà bầu cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ:

  • Hiện tượng sốt cao trên 38,5 độ C, kéo dài 2 – 3 ngày không dứt dù đã có biện pháp chăm sóc
  • Ho dữ dội không đỡ, ho ra máu
  • Dễ bị khó thở khi vận động và có các cơn đau, tức ngực thường xuyên

 

Các cách điều trị cho bà bầu bị viêm phế quản

Bà bầu bị viêm phế quản phải làm sao là điều người bệnh quan tâm. Việc điều trị bệnh cho bà bầu cần dùng những phương pháp lành tính, an toàn.

Trị ho viêm phế quản cho bà bầu bằng mẹo dân gian

Ở giai đoạn mang thai, việc điều trị bằng thuốc được khuyến cáo có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe mẹ bầu. Do vậy, khi bệnh mới khởi phát ở giai đoạn viêm phế quản cấp, người bệnh có thể dùng các mẹo dân gian từ thảo dược thiên nhiên để đẩy lùi triệu chứng. Các mẹo dân gian chữa cho bà bầu bị viêm phế quản gồm:

  • Quất và mật ong: Bạn dùng 2-3 quả quất đem chưng cách thủy với mật ong trong 10 phút. Mẹ bầu uống phần nước và nhai, nuốt phần bã. Quất và mật ong có tác dụng kháng viêm, nâng cao đề kháng, đẩy lùi vi khuẩn.
  • Trà gừng: Bạn dùng 1 miếng gừng tươi, 1 gói trà túi lọc cùng 1 thìa nhỏ mật ong. Gừng được thái lát mỏng đun với 200ml nước rồi cho tra vào pha. Mẹ bầu uống trà gừng pha thêm mật ong khi còn ấm. Lưu ý, cách này không áp dụng khi thân nhiệt tăng cao.
  • Hầm gà và sa sâm: Gà ta được làm sạch, nhẹt sa sâm vào bụng và hầm chung với 2l nước. Gà hầm trong khoảng 1 tiếng và dùng cho mẹ bầu ăn để bổ sung chất dinh dưỡng, cải thiện bệnh.
Uống trà gừng giúp làm giảm triệu chứng bệnh viêm phế quản
Uống trà gừng giúp làm giảm triệu chứng bệnh viêm phế quản

Điều trị viêm phế quản cho bà bầu bằng Tây y

Mẹ bầu cần hết sức thận trọng khi dùng thuốc chữa bệnh. Một số thuốc như minocycline, doxycycline…không tốt cho em bé

Chữa viêm phế quản cho bà bầu cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Phác đồ điều trị thường dùng các loại thuốc như:

  • Kháng sinh nhằm hạn chế hoạt động của vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Thuốc hạ sốt dùng trong trường hợp bà bầu sốt cao
  • Thuốc kháng viêm giảm sưng tấy niêm mạc phế quản
  • Thuốc ho dạng viên ngậm hoặc siro…

Với bất kỳ loại thuốc nào, phụ nữ mang thai cũng không tự ý dùng mà không tham khảo ý kiến bác sĩ. Việc dùng thuốc cũng cần đúng liều lượng và không được lạm dụng.

Mẹ bầu dùng thuốc Tây y cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ
Mẹ bầu dùng thuốc Tây y cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Cách chữa viêm phế quản cho bà bầu từ Đông y

Y học cổ truyền quan niệm nguyên nhân gây bệnh do phong nhiệt, phong hàn ,khí táo. Để chữa bệnh, bà bầu có thể áp dụng các bài thuốc từ thảo dược lành tính dưới đây:

  • Bài thuốc số 1:

Thành phần: 12 gam từng loại hạnh nhân, tiên hồ, 16 gam thổ phục linh, 8 gam mỗi loại trần bì, chỉ xác, bán hạ, 3 lát sinh khương, 4 gam cam thảo

Cách sắc: Người bệnh sắc thuốc với 750ml nước cho đến khi cạn còn ⅓. Thuốc chia thành 2 phần và uống sáng, chiều sau ăn.

  • Bài thuốc số 2: 

Thành phần: Mạch môn, bách bộ, rau má, vr rễ dâu mỗi loại lấy 10gr, bán hạ chế và trần bì mỗi loại 6gr

Cách làm:  Các vị thuốc được rửa sạch để ráo nước và sắc với 500ml nước. KHi nước cạn còn ⅓ thì bạn tắt bếp, chia thuốc thành 2-3 phần để uống trong ngày.

Bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản cho phụ nữ mang thai
Bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản cho phụ nữ mang thai

Cách chăm sóc cho mẹ bầu khi bị viêm phế quản

Để giúp bệnh nhanh được đẩy lùi và ngăn chặn bệnh tái phát, mẹ bầu cần chú ý những điều sau trong sinh hoạt hàng ngày:

  • Dinh dưỡng cho bà bầu cần khoa học, giàu dưỡng chất tốt cho hệ hô hấp và sức đề kháng
  • Bà bầu thường xuyên phải vệ sinh răng miệng, mũi họng bằng nước muối sinh lý
  • Khi thời tiết thay đổi, trở lạnh, phụ nữ mang thai cần nhớ giữ ấm cơ thể
  • Mẹ bầu cần uống nhiều nước, và che chắn khi tiếp xúc với khói bụi
  • Hạn chế để mẹ bầu đến những nơi có dịch bệnh, tiếp xúc hay dùng chung đồ cá nhân với người đang mắc viêm phế quản, ho, cúm..
  • Tập các bài yoga nhẹ nhàng dành riêng cho phụ nữ có thai giúp tăng cường thể trạng, hạn chế bệnh

Bà bầu bị viêm phế quản nếu được chăm sóc và điều trị sớm sẽ không lo về các biến chứng. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc đã hiểu rõ về bệnh để có biện pháp phòng cũng như điều trị đúng cách.

BẠN ĐỌC NÊN TÌM HIỂU:

Cập nhật: 10:59 Sáng , 24/03/2022
Viêm phế quản phổi là một bệnh lý hô hấp thuộc thể cấp tính, khởi phát do vi khuẩn, virus tấn công
Viêm phế quản phổi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm phế quản phổi là bệnh lý hô hấp, xảy ra khi phế nang và phế quản bị viêm nhiễm....
Viêm phế quản cấp
Viêm phế quản cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa bệnh hiệu quả 
Viêm phế quản cấp là bệnh lý thường gặp khi thời tiết giao mùa, thay đổi đột ngột. Bệnh có...
viêm phế quản
Viêm phế quản là gì? Bệnh có lây không? Cách điều trị dứt điểm
Viêm phế quản là căn bệnh có thể xảy đến với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người lớn....
Khi bị bệnh, trẻ thường khó thở, xanh xao, tím tái...
Viêm tiểu phế quản bội nhiễm là gì, bệnh có gây nguy hiểm không?
Bệnh viêm tiểu phế quản bội nhiễm là tình trạng nhiễm trùng ở tiểu phế quản do một nhóm vi...
Trẻ bị viêm phế quản
Trẻ bị viêm phế quản: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị an toàn 
Viêm phế quản ở trẻ em là bệnh viêm đường hô hấp dưới cấp tính. Bệnh thường xuất hiện ở...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua
Top