[Update 30/06] CẬP NHẬT MỚI NHẤT về Viêm đường hô hấp cấp do SARS – CoV – 2 tại Việt Nam

5/5 - (3 bình chọn)

Cập nhật tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virrus Corona (nCoV) tại các tỉnh thành trong cả nước tới 18 giờ 00 ngày 30/06/2021:

THỐNG KÊ TÌNH HÌNH DỊCH BỆNH COVID – 19 TẠI VIỆT NAM
Số ca nhiễmĐang điều trịKhỏiTử vong
16.6749.7496.76480
  • 9h00 Ngày 30/06/2021: 450 CA MẮC MỚI (BN16414-16863). Trong đó 09 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Ninh Bình (1), Tây Ninh (7), Kiên Giang (1). 441 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (249), Phú Yên (27), Nghệ An (8), Bắc Giang (13), Bình Định (4), Bình Dương (81), Đồng Nai (12), Quảng Ngãi (10), Bà Rịa – Vũng Tàu (6), Đồng Tháp (5), An Giang (4), Bắc Ninh (8), Đà Nẵng (2), Hưng Yên (9), Long An (1), Hải Phòng (1), Bắc Kạn (1).
  • Ngày 29/06/2021: 372 CA MẮC MỚI (BN16042-16413). Trong đó 11 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hòa (5) và Kiên Giang (2), An Giang (1), Tây Ninh (3). 361 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (155), Phú Yên (20), Long An (12), Bắc Giang (27), Hà Tĩnh (12), Nghệ An (14), Trà Vinh (1), Vĩnh Long (1), Bình Dương (24), Tiền Giang (22), Đồng Tháp (22), Quảng Ngãi (21), Đồng Nai (4), Bắc Ninh (5), Bình Thuận (1), Lạng Sơn (2), Hưng Yên (15), Bà Rịa – Vũng Tàu (1), Hải Phòng (2).
  • Ngày 28/06/2021: 391 CA MẮC MỚI (BN 15644-16041). Trong đó, 09 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (3), Khánh Hòa (1), Quảng Trị (1), An Giang (1), Kiên Giang (3). 382 ca mắc mới ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh (218), Phú Yên (10), Nghệ An (11), Long An (6), Bắc Ninh (16), Lạng Sơn (2), Quảng Ninh (2), Bắc Giang (26), Quảng Ngãi (20), Đồng Nai (11), Bình Dương (40), Hà Tĩnh (7), Bình Thuận (6), Hưng Yên (2), Hải Phòng (1), Đồng Tháp (1), Đắk Lắk (1), Hòa Bình (1), Đà Nẵng (1).
  • Ngày 27/06/2021: 323 CA MẮC MỚI (BN15276-15643). Trong đó 09 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại: Kiên Giang (4), Tây Ninh (3), Khánh Hòa (2). 314 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (200), Bình Dương (36), Bắc Giang (20), Quảng Ngãi (15), Phú Yên (8 ), Hưng Yên (15), Bắc Ninh (6), Nghệ An (4), Đà Nẵng (2), Hưng Yên (8 ), , Bắc Kạn (1), Long An (7).
  • Ngày 26/06/2021: 175 CA MẮC MỚI (BN15101-15275). Trong đó 11 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Ninh (4), Kiên Giang (2), Tây Ninh (1), Hà Nội (1), An Giang (1), Khánh Hòa (2). 164 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (58), Nghệ An (11), Phú Yên (10), Đồng Tháp (8 ), Đà Nẵng (7), Quảng Ngãi (6), Bắc Giang (16), Bình Dương (5), Bình Thuận (2), Hà Nội (2), Bắc Ninh (5), Hưng Yên (11), Hà Tĩnh (7), Long An (5), Hải Phòng (2), Cần Thơ (1), Tây Ninh (5), Long An (2), Thái Bình (1).
  • Ngày 25/06/2021: 305 CA MẮC MỚI (BN14233-14537). Trong đó 23 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (9), TP. Hồ Chí Minh (4), Quảng Nam (3), Kiên Giang (1), Quảng Ninh (1), An Giang (1). 282 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (161), Bình Dương (18), Bình Thuận (5), Gia Lai (2), Quảng Ninh (2), Bắc Giang (22), Khánh Hòa (1), Long An (1), Hải Phòng (1), Tiền Giang (8 ), Nghệ An (6), Đà Nẵng (5), Bắc Ninh (6), Hải Phòng (2), Đồng Tháp (2), Lạng Sơn (1), Thái Bình (1), Long An (21), , Bình Dương (12), Hưng Yên (3), Phú Yên (2).
  • Ngày 24/06/2021: 285 CA MẮC MỚI (BN13948-14232). Trong đó 06 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hòa (4), Tây Ninh (1), Hà Nội (1). 279 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (162), Thái Bình (5), Bắc Giang (28), Tây Ninh (2), Long An (2), Khánh Hòa (1), Đà Nẵng (20), Tiền Giang (9), Phú Yên ( 8 ), Bắc Ninh (7), Nghệ An (5), Hải Phòng (1), Bình Dương (27), Hưng Yên (2).
  • Ngày 23/06/2021: 220 CA MẮC MỚI (BN13728-13947). Trong đó 03 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (2), Kiên Giang (1). 217 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (152), Bắc Giang (11), Nghệ An (7), Đà Nẵng (6), Bắc Ninh (4), Long An (5), Kiên Giang (2), Bình Dương (23), Hưng Yên (4), Lào Cai (2), Bắc Kạn (1).
  • Ngày 22/06/2021: 244 CA MẮC MỚI (BN13484-13530). Trong đó 14 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Trà Vinh (5), Ninh Bình (2), Kiên Giang (2), Vĩnh Long (3), Cà Mau (1), An Giang (1). 230 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (136), Bắc Giang (31), Nghệ An (2), Gia Lai (1), Bắc Ninh (10), Hưng Yên (2), Hà Nội (1), Bình Dương (33), Tiền Giang (5), Đà Nẵng (4), Hà Tĩnh (2), Vĩnh Long (1), Long An (1), Đồng Nai (1).
  • Ngày 21/06/2021: 272 CA MẮC MỚI (BN13212-13483). Trong đó 05 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Hải Dương (1), Kiên Giang (1), An Giang (1), Tây Ninh (2). 267 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (166), Bắc Giang (51), Bắc Ninh (13), Tiền Giang (2), Nghệ An (15), Trà Vinh (1), Bình Dương (21), , Đà Nẵng (4), Hưng Yên (2), Hà Tĩnh (2).
  • Ngày 20/06/2021: 311 CA MẮC MỚI (BN12901-13211). Trong đó 09 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (4), Thái Bình (2), Kiên Giang (2), Bình Dương (1), An Giang (2). 302 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (137), Bắc Giang (95), Đà Nẵng (27), Bắc Ninh (19), Nghệ An (5), Bình Dương (13), Hà Tĩnh (1), Quảng Nam (1).
  • Ngày 19/06/2021: 308 CA MẮC MỚI (BN12415-12900). Trong đó, 15 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Ninh Bình (8 ), Đà Nẵng (2), An Giang (1), Quảng Nam (1), Thanh Hóa (1), Hà Nam (1), Tây Ninh (1). 293 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (135), Bắc Giang (49), Bình Dương (30), Bắc Ninh (36), Đà Nẵng (6), Long An (6), Lạng Sơn (2), Đồng Nai (2), Hà Tĩnh (3), Nghệ An (16), Nam Định (1), Hòa Bình (2), Lào Cai (1), Hà Nội (1), Tiền Giang (3).
  • Ngày 18/06/2021: 183 CA MẮC MỚI (BN12353-12414). Trong đó 05 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (2), Quảng Nam (1), Đồng Tháp (1), Thái Nguyên (1); 178 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (89), Bắc Giang (55), Bắc Ninh (16), Hà Tĩnh (3), Hòa Bình (2), Bình Dương (12), Lào Cai (1).
  • Ngày 17/06/2021: 515 CA MẮC MỚI (BN11636-12150). Trong đó 12 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Khánh Hòa (1), Tây Ninh (3), Hà Nội (4), Quảng Nam (2), Kiên Giang (1), Hòa Bình (1). 503 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (327), TP. Hồ Chí Minh (137), Tiền Giang (13), Bình Dương (7), Bắc Ninh (12), Lạng Sơn (2), Hà Tĩnh (4), Nghệ An (1).
  • Ngày 16/06/2021: 423 CA MẮC MỚI (BN11213-11635). Trong đó 09 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (4), Kiên Giang (2), Quảng Nam (1), Khánh Hòa (1),  TP. Hồ Chí Minh (1); 414 ca ghi nhận trong nước tại: Bắc Giang (179), TP. Hồ Chí Minh (99), Bắc Ninh (27), Nghệ An (3), Hà Nam (1), Bắc Kạn (1), Hà Tĩnh (4).
  • Ngày 15/06/2021: 402 CA MẮC MỚI (BN10811-11212). Trong đó 04 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (3) và Quảng Nam (1); 398 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (235), TP. Hồ Chí Minh (90), Bắc Ninh (55), Bình Dương (12), Lạng Sơn (2), Hà Tĩnh (3), Lạng Sơn (1), Hà Nội (1).
  • Ngày 14/06/2021: 272 CA MẮC MỚI (BN10539-10810). Trong đó 06 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (1), TP. Hồ Chí Minh (4) và Khánh Hòa (1); 266 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (82), Bắc Giang (121), Tiền Giang (14), Hà Tĩnh (22), Bắc Ninh (17), Bình Dương (4), Bắc Kạn (1), Nghệ An (1), Hà Nội (4).
  • Ngày 13/06/2021:297 CA MẮC MỚI (BN10242-10538). Trong đó 04 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (3), Quảng Nam (1); 293 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (95), Bắc Giang (129), Bắc Ninh (54), Hà Tĩnh (9), Bình Dương (1) , Hà Nội (2),Lạng Sơn (2), Phú Thọ (1).
  • Ngày 12/06/2021: 261 CA MẮC MỚI (BN9981-10241). Trong đó 02 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (1), An Giang (1); 259 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (84), Bắc Giang (125), Bắc Ninh (34), Hà Tĩnh (5), Hà Tĩnh (3), Tiền Giang (10), Lạng Sơn (1).
  • Ngày 11/06/2021: 196 CA MẮC MỚI (BN9785-9980). Trong đó 11 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Bà Rịa – Vũng Tàu (10), Tây Ninh (1); 185 ca ghi nhận trong nước tại: Bắc Giang (95), TP. Hồ Chí Minh (48), Bắc Ninh (28), Hà Tĩnh (9), Hà Nội (6).
  • Ngày 10/06/2021: 219 CA MẮC MỚI (BN9566-9635). Trong đó 08 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Long An (4), Tây Ninh (2), Kiên Giang (1), An Giang (1); 211 ca ghi nhận trong nước tại: TP. Hồ Chí Minh (61), Bắc Ninh (45), Bắc Giang (91), Hà Tĩnh (5), Tiền Giang (2), Hà Nội (4), Lạng Sơn (1), Hải Dương (1), Long An (1).
  • Ngày 09/06/2021: 407 CA MẮC MỚI (BN9159-9565). Trong đó 26 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh (15), Bà Rịa – Vũng Tàu (7), Long An (1), Tây Ninh (3); 381 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (296), Bắc Ninh (35), TP. Hồ Chí Minh (40), Hà Nội (5), Lạng Sơn (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1), Hà Tĩnh (3).
  • Ngày 08/06/2021: 175 CA MẮC MỚI (BN8984-9158). Trong đó, 04 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Quảng Nam (1), An Giang (2), Kiên Giang (1); 171 ca ghi nhận trong nước tại: Bắc Giang (98), TP. Hồ Chí Minh (39), Bắc Ninh (25), Hà Nội (2), Hà Tĩnh (1), Lạng Sơn (5), Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (1)
  • Ngày 07/06/2021: 236 CA MẮC MỚI (BN8748-8983). Trong đó 25 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại TP. Hồ Chí Minh (20), Tây Ninh (3), Tiền Giang (1), Hà Nội (1); 211 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (122), Hồ Chí Minh (46), Bắc Ninh (29), Hà Nam (2), Bình Dương (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1), Lạng Sơn (7), Hà Tĩnh (2), Hà Nội (1).
  • Ngày 06/06/2021: 206 CA MẮC MỚI (BN8683-8747). Trong đó, 05 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (3), Kiên Giang (2); 201 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (121), Bắc Ninh (40 ), TP. Hồ Chí Minh (31), Hà Tĩnh (5) Hà Nội (2), Bình Dương (2).
  • Ngày 05/06/2021: 254 CA MẮC MỚI (BN8288-8541). Trong đó 08 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (4), An Giang (2), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1); 246 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (149), Bắc Ninh (55), TP. Hồ Chí Minh (31), Hà Nam (1), Vĩnh Phúc (2), Bình Dương (2), Lạng Sơn (1), Bệnh viện K cơ sở Tân Triều (1), Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh (1), Hà Tĩnh (2), Tiền Giang (1).
  • Ngày 04/06/2021: 224 CA MẮC MỚI (BN8064-8287). Trong đó 05 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (4), Kiên Giang (1); 219 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (141), Bắc Ninh (47), Hà Nội (4), Thái Bình (1), TP Hồ Chí Minh (26), Hà Nội (2).
  • Ngày 03/06/2021: 250 CA MẮC MỚI (BN7814-8063). Trong đó 19 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Tây Ninh (1), Kiên Giang (12), An Giang (3), TP. Hồ Chí Minh (3); 231 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (154), Bắc Ninh (44), Lạng Sơn (3), Hải Dương (1), TP. Hồ Chí Minh (30), Hà Nội (6), Long An (2).
  • Ngày 02/06/2021: 241 CA MẮC MỚI (BN7573-7813). Trong đó 12 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại Kiên Giang (8), TP Hồ Chí Minh (2), An Giang (2); 229 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (157), TP Hồ Chí Minh (31), Bắc Ninh (31), Hà Nội (8), Hải Dương (1), Đà Nẵng (1), Hà Nội (2).
  • Ngày 01/06/2021: 251 CA MẮC MỚI (BN7322-7572). Trong đó 01 ca cách ly ngay sau khi nhập cảnh tại An Giang; 250 ca mắc mới ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (70), Bắc Giang (124), Bắc Ninh (34), Lạng Sơn (12), Hà Nội (2), Hà Nam (2), Long An (3), Đồng Tháp (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Phúc (1), Lạng Sơn (8), Long An (1).

Tin tức, chỉ đạo mới nhất về phòng chống dịch Covid – 19

Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin COVID-19 Moderna

Bộ Y tế vừa phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với vắc xin Spikevax – tên khác là vắc xin Moderna

Tên vắc xin: Spikevax (Tên khác là: COVID-19 Vaccine Moderna).

Thành phần hoạt chất, nồng độ/hàm lượng: Mỗi liều 0,5ml chứa 100mcg mRNA (được nhúng trong các lipid nanoparticle SM-102).

Dạng bào chế: Hỗn dịch tiêm bắp.

Quy cách đóng gói: Hộp chứa 10 lọ đa liều; mỗi lọ đa liều chứa 10 liều 0,5ml.

Tên cơ sở sản xuất – Nước sản xuất: Rovi Pharma Industrial Services, S.A – Tây Ban Nha; Recipharm Monts – Pháp.

Như vậy, đến nay đã có 5 loại vắc xin được Bộ Y tế phê duyệt có điều kiện vắc xin cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 gồm: Vắc xin Astra Zeneca; Vắc xin Sputnick; Vắc xin Pfirez; Vắc xin Vero Cell và Vắc xin  Spikevax (Tên khác là: COVID-19 Vaccine Moderna)

Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể cách ly tại nhà với F1 ở TP Hồ Chí Minh

Trưa 27/6, Bộ Y tế có văn bản cho biết Bộ đã xây dựng Hướng dẫn cách ly y tế tại nhà đảm bảo phòng, chống dịch COVID-19 cho các đối tượng thuộc diện F1 để UBND TP Hồ Chí Minh xem xét, áp dụng thí điểm trên địa bàn thành phố… Bao gồm:

Yêu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị

  • Là nhà ở riêng lẻ (nhà biệt thự, nhà ở liền kề và nhà ở độc lập).
  • Trước cửa nhà có biển cảnh báo nền đỏ, chữ vàng: “ĐỊA ĐIỂM CÁCH LY Y TẾ PHÒNG, CHỐNG DỊCH COVID-19”.
  • Phải có phòng cách ly riêng, khép kín và tách biệt với khu sinh hoạt chung của gia đình. Nếu nhà có nhiều tầng thì sử dụng một tầng riêng biệt để thực hiện cách ly y tế.
Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể cách ly tại nhà với F1 ở TP Hồ Chí Minh
Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể cách ly tại nhà với F1 ở TP Hồ Chí Minh

Yêu cầu đối với người cách ly y tế tại nhà

  • Không ra khỏi phòng cách ly trong suốt thời gian cách ly, không tiếp xúc với người trong gia đình cũng như những người khác. Không tiếp xúc với động vật nuôi…
  • Được bố trí suất ăn riêng;
  • Có thùng rác riêng biệt
  • ….

Yêu cầu đối với người ở cùng nhà:

  • Không để người già, người có bệnh nền cần chăm sóc y tế ở cùng nhà với người cách ly;
  • Nếu F1 là trẻ em hoặc người già yếu, có bệnh nền cần người chăm sóc, hỗ trợ thì cho phép bố trí người chăm sóc, hỗ trợ cách ly cùng và đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch.

Yêu cầu đối với cán bộ y tế

  • Hàng ngày tiếp nhận thông tin và kiểm tra tình trạng sức khỏe người cách ly, người chăm sóc, hỗ trợ người cách ly. Hỗ trợ người cách ly đo thân nhiệt nếu người cách ly không tự đo được. Ghi chép kết quả giám sát vào phiếu theo dõi sức khỏe hàng ngày;
  • Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người cách ly người chăm sóc, hỗ trợ và người ở cùng nhà theo quy định;
  • ….

Yêu cầu đối với UBND cấp xã, phường

  • Cung cấp cho người cách ly và người ở cùng nhà thông tin (họ tên, số điện thoại) của cán bộ y tế chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe để liên hệ;
  • Tổ chức quản lý, giám sát, thực hiện nghiêm việc tổ chức cách ly y tế tại nhà; giám sát y tế đối với người cách ly trong thời gian cách ly và sau khi kết thúc cách ly;
  • ….

WHO sẽ cử chuyên gia giúp Việt Nam sản xuất vaccine

Chiều 24/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã điện đàm với ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cùng tham dự cuộc điện đàm có ông Takeshi Kasai, Giám đốc khu vực Tây Thái Bình Dương của WHO.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số tỉnh, thành của Việt Nam hiện nay do biến chủng mới, Thủ tướng đề nghị WHO hỗ trợ và ưu tiên để Việt Nam sớm nhận được các lô vaccine tiếp theo của chương trình COVAX đã cam kết. Đồng thời, Thủ tướng cũng đề nghị WHO ủng hộ và hỗ trợ Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất vaccine cho khu vực Tây Thái Bình Dương.

Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới khẳng định sẽ cử các chuyên gia vào Việt Nam hỗ trợ nỗ lực nghiên cứu và sản xuất vaccine của Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.

Trong tháng 7/2021 dự kiến khoảng 8 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 về Việt Nam

Theo báo cáo của Bộ Y tế, với kế hoạch vắc xin về trong thời gian tới (tháng 7/2021 có thể có khoảng 8 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 từ các nguồn về Việt Nam); dự kiến đến quý III/2021 sẽ tiêm được cơ bản cho các đối tượng ưu tiên, trong đó, đủ số lượng vắc xin để tiêm cho lực lượng sản xuất.

Đối với các vắc xin phòng COVID-19 nghiên cứu, phát triển trong nước, luật quy định phải trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

Từ 0h ngày 22/6, Hà Nội cho phép một số loại hình kinh doanh mở cửa trở lại

UBND TP Hà Nội vừa có văn bản cho phép mở cửa trở lại một số loại hình kinh doanh như dịch vụ cắt tóc, gội đầu, dịch vụ ăn, uống… bắt đầu từ 0h00 ngày 22/6/2021 với số lượng không quá 50% công suất và đóng cửa trước 21h hàng ngày. Đối với nhà hàng rượu, quán rượu, bia, bia hơi chỉ được phép bán hàng mang về.

Chủ các cơ sở dịch vụ phải đảm bảo thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định, yêu cầu khách hàng khai báo y tế, lập danh sách, kiểm soát, đối chiếu thông tin khách hàng hàng ngày.

Bộ Y tế huy động tổng lực hỗ trợ TP.HCM thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin

Trong lần này, TP.HCM được phân bổ 836.000 liều vắc xin của AstraZeneca (bao gồm 50.000 liều dành riêng cho công an và quân đội) chiếm khoảng 86% tổng lượng vắc xin được triển khai tiêm chủng lần này trên toàn quốc. “Nếu thực hiện đúng tiến độ thì trong một ngày sẽ có 200.000 người được tiêm chủng và sẽ hoàn thành trước ngày 27/6″- Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ.

Sáng ngày 19/6, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức tiêm vắc xin cho người lao động tại công ty TNHH phần mềm FPT và công Nipro thuộc khu công nghệ cao TP.HCM, bắt đầu cho chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 lớn nhất từ trước đến nay tại Thành phố.

Phấn đấu không kéo dài giãn cách xã hội trên diện rộng tại TP Hồ Chí Minh

Tại cuộc họp trực tuyến với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh về các biện pháp phòng, chống dịch, diễn ra chiều tối 17/6, tại Trụ sở Chính phủ. Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, TP Hồ Chí Minh là đô thị lớn, đã có kinh nghiệm thực tiễn phòng, chống dịch trước đó. Vì vậy, các quyết định giãn cách xã hội, cách ly, phong tỏa phải thực hiện trên tinh thần “cố gắng gọn nhất có thể”.

Họp trực tuyến với ban lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh
Họp trực tuyến với ban lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh

Mục đích của việc giãn cách xã hội nhằm làm chậm tốc độ lây lan của dịch, tìm ra các ổ dịch và nguồn lây, từ đó xác định quy mô khoanh vùng, do đó, TP Hồ Chí Minh phấn đấu không để tiếp tục kéo dài tình trạng giãn cách xã hội trên diện rộng.

Gần 1 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản trao tặng đã về đến Sân bay Quốc tế Nội Bài

Vào lúc 22h đêm ngày 16/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài đã diễn ra lễ tiếp nhận lô vắc xin gần 1 triệu liều phòng COVID-19 của Chính phủ Nhật Bản trao tặng Việt Nam phòng chống dịch COVID-19. GS.TS Nguyễn Thanh Long- Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế thay mặt Chính Phủ Việt Nam tiếp nhận lô vắc xin này.

Vắc xin này có tên là VAEVRIA Intramuscular Injection (tên khác COVID-19 Vaccine AstraZeneca Injection), dung dịch tiêm bắp, 1 lọ chứa 10 liều, mỗi liều 0,5ml.

Bộ Y tế đàm phán với Cuba về hợp tác sản xuất vắc xin phòng COVID-19

Chiều tối ngày 16/6, GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế đã làm việc trực tuyến với ông Jose Angel Portal Miranda, Bộ trưởng Bộ Y tế nước Cộng hoà Cuba; lãnh đạo của Trung tâm Kỹ thuật Gene và Công nghệ sinh học Cuba (CIGB),  Tập đoàn Dược – Sinh học Cuba (BIOCUBAFARMA) về vấn đề cung ứng vắc xin phòng COVID-19 do Cuba sản xuất và chuyển giao công nghệ sản xuất, đóng ống vắc xin này tại Việt Nam.

Phía Cuba cho biết vắc xin phòng COVID-19 Abdala của Cuba đã trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Các kết quả thử nghiệm giai đoạn này cho thấy vắc xin Abdala có khả năng ngăn chặn các loại biến thể của virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên vắc xin này chưa  được thử nghiệm lâm sàng trên người ở bất kỳ quốc gia nào.

Về năng lực sản xuất vắc xin Abdala, Cuba cho biết có thể sản xuất khoảng 100 triệu liều/năm và Cuba chỉ sử dụng khoảng 30 triệu liều cho thị trường trong nước.

Phía Cuba bày tỏ sẵn sàng ký kết hợp tác với Việt Nam về cung ứng vắc xin Abdala, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long bày tỏ lời cảm ơn thiện chí của Cuba trong hợp tác với Việt Nam. Bộ Y tế Việt Nam hoàn toàn ủng hộ hợp tác này và giao cho Viện Vắc xin và sinh phẩm Nha Trang (IVAC) là đơn vị đầu mối trong tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin Abdala.

Thủ tướng: Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19

Tại Thông báo 160/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi gặp mặt với các nhà khoa học, các đơn vị doanh nghiệp nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng yêu cầu tập trung tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc về pháp lý, cơ chế, chính sách trên tinh thần bám sát thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vaccine.

Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tại buổi gặp mặt
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đại biểu tại buổi gặp mặt

Ngoài ra, trong triển khai chiến lược vaccine, cần thực hiện đồng bộ, bao gồm: mua, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất vaccine trong nước đồng thời tổ chức, triển khai chiến dịch tiêm vaccine kịp thời, an toàn, hiệu quả.

Bộ Y tế: Người dân cần cảnh giác với lừa đảo tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19

Chiều 10/6, Bộ Y tế phát đi cảnh báo:

Người dân cần cảnh giác trước những lời mời đăng ký tiêm vắc xin phòng COVID-19 lan truyền trên mạng xã hội, tin nhắn, tờ rơi và các hình thức quảng cáo khác. Chỉ đi tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 tại các cơ sở y tế, cơ sở đào tạo y, dược và các cơ sở, điểm tiêm chủng được Bộ Y tế cấp phép.

Tuyệt đối không tiêm chủng những loại vắc xin phòng COVID-19 trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không được Bộ Y tế kiểm định, cấp phép.

Khi phát hiện các thông tin liên quan đến tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 không rõ ràng hoặc nghi ngờ có dấu hiệu lừa đảo, hãy báo ngay cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan y tế địa phương.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Mong muốn các nước hỗ trợ Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với vắc xin COVID-19

Ngày 8/6, GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có 3 cuộc làm việc riêng rẽ với các Đại sứ của Australia, Cộng hoà Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam. Chủ đề các cuộc nói chuyện với bà Mobyn Mudie, Đại sứ Australia; ông Nicolas Warnery, Đại sứ Cộng hoà Pháp và ông Ivo Sieber, Đại sứ Thuỵ Sĩ về hợp tác trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Bộ trưởng Bộ Y tế đã có cuộc làm việc riêng rẽ với các Đại sứ của Australia, Cộng hoà Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Y tế đã có cuộc làm việc riêng rẽ với các Đại sứ của Australia, Cộng hoà Pháp và Thụy Sỹ tại Việt Nam

Bộ trưởng mong muốn Australia, Pháp và Thụy Sỹ tiếp tục có những quan tâm để Việt Nam tiếp cận nhiều hơn với các nguồn vắc xin phòng COVID-19. Bộ trưởng cũng chia sẻ mong muốn Chính phủ các nước trao đổi với COVAX Facility để cơ chế này sớm cung ứng các lô vắc xin phòng COVID-19 tiếp theo cho Việt Nam, vì trong bối cảnh dịch bệnh hiện nay, Việt Nam rất cần có vắc xin để tiêm cho người dân.

Các Đại sứ đều đánh giá cao những kết quả Việt Nam đã đạt được trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và nhấn mạnh tiếp tục hợp tác với Việt Nam.

Thủ tướng: Tạo mọi điều kiện sản xuất bằng được vắc xin phòng chống COVID-19 để chủ động lo cho người dân

Sáng 7/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với các nhà khoa học, các đơn vị, doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng chống COVID-19 tại Việt Nam để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác này.Thủ tướng nêu rõ hai trụ cột của chiến lược vắc xin phòng COVID-19 là: Phải huy động mọi nguồn lực, mọi khả năng, tiếp cận dưới mọi hình thức, bằng mọi cách để mua được vắc xin nhiều nhất, nhanh nhất; đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và sản xuất vắc xin trong nước.

Thủ tướng: Quỹ vắc xin COVID-19 là quỹ của sự nhân ái, tinh thần đoàn kết và trái tim kết nối trái tim

Tối 5/6, tại lễ ra mắt Quỹ vắc xin phòng chống COVID-19 được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội,  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước, Chính phủ hiểu và trân trọng mọi đóng góp của người dân, doanh nghiệp không kể ít hay nhiều, góp vào Quỹ vắc xin phòng, chống COVID-19 – Quỹ của sự nhân ái, của tinh thần đoàn kết, của niềm tin, của trái tim kết nối trái tim.

Bắc Giang: Chuyển thành công gần 7.000 công nhân từ “điểm nóng” Núi Hiểu sang các khu cách ly tập trung

Huyện Việt Yên đang tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho thêm 1.000 công nhân nữa, khi có kết quả sẽ lập kế hoạch di chuyển tiếp. Được biết thời điểm nóng nhất về dịch, thôn Núi Hiểu tập trung khoảng 9.000 công nhân làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Cũng theo lời ông Phương, toàn bộ số công nhân được di chuyển khỏi thôn Núi Hiểu đều đã được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả âm tính (nhiều trường hợp được lấy mẫu tới 5 lần). Việc di chuyển trên đáp ứng các yêu cầu về phòng dịch.

Dịch COVID-19: Không để khu cách ly “ngoài chặt, trong lỏng”, lây nhiễm chéo

Chiều 4/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã họp trực tuyến với tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang triển khai công tác phòng, chống dịch.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu bảo đảm cách ly nghiêm ngặt
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu bảo đảm cách ly nghiêm ngặt

Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng yêu cầu tiếp tục tập trung quyết liệt dập ổ dịch ở Thuận Thành nhanh nhất đồng thời bảo đảm đã cách ly phải nghiêm ngặt. Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu địa điểm nào đã khoanh vùng, cách ly y tế thì phải kiểm soát thật nghiêm ngặt, giãn cách triệt để, không để “ngoài chặt, trong lỏng”, lây nhiễm chéo. Nơi nào nguy cơ cao phải tập trung lực lượng xử lý dứt điểm, tránh dây dưa.

Bộ Y tế đã đàm phán mua được khoảng 150 triệu- 170 triệu liều vắc xin phòng COVID-19

Sáng 4/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 gặp gỡ đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp đóng góp ý kiến và ủng hộ Quỹ vắc xin phòng COVID-19.

Phó Thủ tướng nêu rõ: Vắc xin là biện pháp rất căn cơ trong phòng, chống dịch. Chính phủ hoan nghênh tất cả doanh nghiệp, người dân cùng tham gia đóng góp, đồng hành để Việt Nam có vắc xin phòng COVID-19 sớm nhất, tiêm được cho nhiều người dân nhất một cách an toàn nhất có thể, để có miễn dịch cộng đồng sớm, quay lại cuộc sống bình thường như cộng đồng quốc tế.

Dự kiến, Bộ Y tế đã đàm phán mua được khoảng 150 triệu đến 170 triệu liều vắc xin phòng COVID-19.

Bộ Y tế phân bổ vắc xin COVID-19 đợt 4, các đơn vị kết thúc tiêm trước ngày 15/9

Tại quyết định phân bổ vắc xin COVID-19 Vaccine AstraZeneca đợt 4 số 2748/QĐ-BYT, Bộ Y tế đã phân bổ cho 22 Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) các tỉnh, thành phố; phân bổ cho các Viện, Bệnh viện, Trường Cao đẳng; Phân bổ cho các Tổng Công ty; công ty; Trung tâm pháp y các vùng miền…

Theo đó, CDC Bắc Giang và Bắc Ninh được phân bổ nhiều nhất với 50.000 liều vắc xin COVID-19/tỉnh; tiếp đến là CDC TP Hà Nội được phân bổ 20.000 liều; CDC Hải Dương có 17.600 liều và CDC Thanh Hoá, CDC TP Cần Thơ mỗi đơn vị có 10.000 liều vắc xin COVID-19…;

Trong 3 Bệnh viện được phân bổ đợt này là Bệnh viện E có nhiều nhất với 7.000 liều, tiếp đến là Bệnh viện Nhi TW có 5.000 liều và Bệnh viện K có 1.500 liều;

TP.HCM: Dùng tổng đài gọi điện tự động tầm soát người có triệu chứng

Chiều 2/6, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã họp trực tuyến với UBND TPHCM, hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang về công tác phòng, chống dịch.

Tại cuộc họp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo – chủ trì cuộc họp nhấn mạnh: Là đô thị lớn nên TPHCM phải tăng cường tầm soát, xét nghiệm sàng lọc những khu vực có nguy cơ, có trọng tâm, trọng điểm. Một mặt truy vết các ca trong chuỗi lây nhiễm, kêu gọi người dân có triệu chứng nghi nhiễm cần chủ động đến các cơ sở y tế hoặc thông báo cho chính quyền địa phương, lực lượng phòng, chống dịch. Các cơ sở y tế tăng cường các hoạt động tầm soát, tập trung vào các đối tượng nguy cơ.

Ban Chỉ đạo đề nghị TPHCM triển khai sử dụng “Tổng đài gọi điện tự động” thăm hỏi sức khoẻ tới từng người dân, nếu phát hiện cá nhân có triệu chứng nghi nhiễm sẽ có hỗ trợ y tế kịp thời.

Bộ Y tế khuyến khích, tạo điều kiện tối đa các doanh nghiệp, địa phương nhập khẩu vắc xin COVID-19 vào Việt Nam

Chiều 31/5, thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị cũng như Nghị quyết 21 của Chính phủ,  GS.TS Nguyễn Thanh Long – Bộ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, Bộ Y tế khuyến khích và tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp, tập đoàn, các địa phương tham gia nhập khẩu vắc xin phòng COVID-19 vào Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiếp cận, đàm phán và nhập khẩu vắc xin nên tiến hành trực tiếp, tránh qua bên thứ 3 để không gặp những rủi ro…

Bộ Y tế tạo điều kiện tối đa các doanh nghiệp, địa phương nhập khẩu vắc xin COVID-19 vào Việt Nam
Bộ Y tế tạo điều kiện tối đa các doanh nghiệp, địa phương nhập khẩu vắc xin COVID-19 vào Việt Nam

Đồng thời Bộ Y tế sẽ cắt gỉảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vắc xin, đảm bảo an toàn vắc xin và chống việc giả mạo vắc xin.

Quy định mới đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch

Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 vừa ban hành Quyết định số 2686/QĐ-BCĐQG về Quy định đánh giá mức độ nguy cơ và các biện pháp hành chính tương ứng trong phòng chống dịch COVID-19.

Quy định này nhằm cụ thể hóa và chi tiết hơn Chỉ thị 15, 16 và 19 của Thủ tướng Chính phủ. Đáng chú ý, Quy định chỉ ra các yếu tố dịch tễ cơ bản để xác định mức độ nguy cơ ban đầu, được thể hiện tới cấp xã trên bản đồ chống dịch tương ứng các màu sắc gồm: Nguy cơ rất cao (màu đỏ), nguy cơ cao (màu cam), nguy cơ (màu vàng) và mức độ bình thường mới (màu xanh). Ban Chỉ đạo Quốc gia và Bộ Y tế hướng dẫn áp dụng các biện pháp phòng chống dịch hiệu quả, phù hợp với từng mức độ cụ thể nêu trên.

Đường dây nóng liên hệ

– Gọi điện đến các đường dây nóng 1900.9095 (Bộ Y tế) hoặc đường dây nóng Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để được tư vấn, hỗ trợ phòng chống dịch Covid – 19.

– Khai báo y tế trực tuyến tại tokhaiyte.vn hoặc trên ứng dụng Bluezone và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khoẻ.

Nguồn: https://ncov.moh.gov.vn/

Ngày Cập nhật 23/03/2022


Notice: Trying to access array offset on value of type bool in /home/benhvientaimuihong102.org/public_html/wp-content/plugins/mrec/video/class-video-controller.php on line 36

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *