Viêm mũi dị ứng theo mùa: Dấu hiệu và cách điều trị dứt điểm, phòng tái phát
Viêm mũi dị ứng theo mùa là một trong những bệnh lý phổ biến và dễ diễn tiến thành mãn tính. Nhiều người cho rằng đây là căn bệnh phải sống chung cả đời. Trên thực tế, viêm mũi dị ứng theo mùa có thể chữa khỏi và phòng ngừa tái phát nếu người bệnh lựa chọn phương pháp điều trị và chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Viêm mũi dị ứng theo mùa là gì? Nguyên nhân dẫn đến bệnh
Viêm mũi dị ứng theo mùa là tình trạng cơ thể kích hoạt phản ứng dị ứng tại mũi khi bắt gặp các dị nguyên thay đổi theo mùa từ môi trường. Cho nên viêm mũi dị ứng theo mùa còn được gọi là viêm mũi dị ứng có chu kỳ. Chẳng hạn người bệnh thường bị viêm mũi dị ứng vào mùa đông hoặc mùa hè, đó cũng là một dạng của bệnh lý này.
Theo bác sĩ Lê Phương – Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng Quân dân 102: “Nguyên nhân dẫn đến viêm mũi dị ứng theo mùa thường là phấn hoa và bào tử. Vào thời điểm chuyển giao từ mùa này sang mùa khác, nồng độ bào tử và phấn hoa trong không khí tăng cao. Những người có cơ địa mẫn cảm rất dễ bị dị ứng với chúng và xuất hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng”.
Ngoài ra, người bệnh bị viêm mũi dị ứng theo mùa có thể do phản ứng quá mức với sự thay đổi của nhiệt độ và độ ẩm không khí. Nhưng nhìn chung, cơ chế xuất phát viêm mũi dị ứng vẫn là ở những người có hệ miễn dịch yếu và chức năng mũi giảm.
Ở người bệnh diễn ra sự mất cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm có tính di truyền. Lớp biểu mô là hàng rào bảo vệ mũi khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường thông qua hoạt động đào thải của hệ thống lông chuyển bị suy giảm. Hạ niêm mạc là lớp phòng thử thứ hai có vai trò miễn dịch đặc hiệu khi bị viêm cũng mất đi chức năng bảo vệ. Tất cả những yếu tố này khiến niêm mạc mũi bị quá mẫn với các dị nguyên hơn thông thường.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa
Viêm mũi dị ứng theo mùa cũng có những triệu chứng tương tự như viêm mũi dị ứng thông thường. Tuy nhiên các triệu chứng này chỉ xuất hiện khi thời tiết thay đổi từ mùa này sang mùa khác. Người bệnh có thể nhận biết mình có bị viêm mũi dị ứng hay không qua các triệu chứng sau:
- Ngứa mũi, hắt hơi từng tràng: Một trong những phản ứng đặc trưng của dị ứng là mẩn ngứa. Viêm mũi dị ứng cũng không ngoại lệ. Điều này là do histamin giải phóng ồ ạt và đặc tính sinh học của chúng là làm giãn mao mạch, giảm lượng máu cung cấp tại đây và khiến mũi bị ngứa ngáy gây hắt hơi.
- Chảy dịch mũi trong: Viêm mũi dị ứng do các dị nguyên như bào tử, phấn hoa, nấm mốc gây ra, không có yếu tố nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn như viêm xoang. Do đó dịch mũi của viêm mũi dị ứng thường lỏng, trong và không bị biến đổi về màu sắc. Tương tự như dịch mũi của cảm lạnh thông thường.
- Ngạt mũi một hoặc cả hai bên, mất ngửi tạm thời: Người bệnh thường có cảm giác bị ngạt mũi do niêm mạc bị phù nề, sưng lên trong khi đó dịch mũi tiết ra ngày càng nhiều khi dị ứng. Triệu chứng này càng tăng lên khi người bệnh ngồi, nằm xuống. Bệnh nhân có thể cảm thấy khó thở do tắc nghẽn mũi nhất là vào ban đêm và buổi sáng thức dậy.
Các triệu chứng này có thể xuất hiện nhiều lần trong ngày và chỉ biến mất khi các dị nguyên được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài các triệu chứng điển hình trên, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như ngứa ngáy họng, đỏ mắt.
Bởi xét cho cùng viêm mũi dị ứng cũng là một dạng của bệnh dị ứng. Một khi phản ứng dị ứng bị kích hoạt thì các cơ quan như da, mắt, hầu họng… đều có thể xuất hiện triệu chứng.
Viêm mũi dị ứng theo mùa có thể bị nhầm lẫn với viêm mũi vận mạnh. Tuy nhiên, viêm mũi vận mạch ít có biểu hiện hắt hơi, ngứa mũi, chảy mũi, tiết dịch. Tần suất triệu chứng xuất hiện không thường xuyên như viêm mũi dị ứng. Người bị viêm mũi vận mạch hầu hết chỉ có biểu hiện ngạt mũi là nhiều.
Viêm mũi dị ứng theo mùa nguy hiểm không? Chữa được không?
Phần lớn người bị viêm mũi dị ứng theo mùa thường có cơ địa mẫn cảm bẩm sinh, có tính di truyền. Nhóm đối tượng này cũng dễ có bệnh lý nền như viêm kết mạc di ứng, hen suyễn, hen phế quản… Nếu viêm mũi dị ứng bị kích hoạt có thể làm trầm trọng thêm các bệnh lý này.
Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng theo mùa cũng có thể mắc ở những người không có cơ địa dị ứng bẩm sinh. Theo thời gian người bệnh bị suy giảm miễn dịch, chức năng mũi xoang do các yếu tố từ môi trường. Viêm mũi dị ứng có thể biến chứng thành:
- Viêm mũi xoang mãn tính
- Polyp mũi
- Viêm thanh khí phế quản
Dù có tính di truyền hay không thì viêm mũi dị ứng theo mùa vẫn có thể điều trị khỏi. Các phương pháp hướng đến cải thiện cơ địa, hệ miễn dịch, tăng cường chức năng mũi xoang có thể giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ tái phát hiệu quả.
Biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa dứt điểm, ngừa tái phát
Viêm mũi dị ứng theo mùa có thể điều trị bằng mẹo dân gian, đông y hoặc tây y. Mỗi phương pháp đều có ưu, nhược điểm riêng biệt và phù hợp với từng giai đoạn và thể trạng của người bệnh cụ thể.
Mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng tại nhà
Dân gian thường dùng các cây thuốc nam quen thuộc như trầu không, gừng, tỏi, hoa ngũ sắc, cây giao, bạch đàn, bạc hà… để trị viêm mũi dị ứng tại nhà. Quá trình bào chế bài thuốc tương đối đơn giản, chi phí rẻ và cho tác động trên triệu chứng tốt nên được nhiều tin dùng.
Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ làm thuyên giảm triệu chứng chứ không có tác dụng trị bệnh tận gốc hay tăng cường sức đề kháng. Cho nên bệnh vẫn có nguy cơ tái phát sau điều trị. Ngoài ra, hiệu quả của thuốc dân gian còn phụ thuộc vào cơ địa, một số người không thấy có tác dụng nếu không hợp.
Chữa viêm mũi dị ứng theo tây y
Hiện nay, phác đồ điều trị của tây y vẫn chỉ tập trung kiểm soát căn nguyên và triệu chứng viêm mũi dị ứng. Bao gồm việc tránh xa các dị nguyên gây bệnh ngoài môi trường và sử dụng các loại thuốc:
- Thuốc kháng sinh kháng histmin H1 đường uống để làm giảm tác dụng sinh học của histamin.
- Thuốc xịt mũi chứa corticosteroid giúp ngăn ngừa tiết dịch và chống viêm, nhiễm trùng.
Các loại thuốc này luôn kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên cần được kiểm soát về liều lượng. Người bệnh tuyệt đối không tự ý mua thuốc về điều trị, dùng kéo dài gây nguy hiểm đến sức khỏe. Trẻ nhỏ, phụ nữ có thai phải đặc biệt cân nhắc về việc sử dụng thuốc do nguy cơ gặp tác dụng phụ rất cao.
Chế độ chăm sóc và phòng tránh viêm mũi dị ứng theo mùa
Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học sẽ hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp thuốc đạt được hiệu quả tích cực và người bệnh phục hồi nhanh chóng hơn. Điều này cũng góp phần phòng chống và ngăn ngừa viêm mũi dị ứng tái phát sau điều trị. Theo đó người bệnh nên:
- Tránh tiếp xúc với các dị nguyên dễ gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, hóa chất…
- Thường xuyên vệ sinh nơi sống và nơi làm việc, cải thiện chất lượng không khí bằng máy tạo độ ẩm, máy xông tinh dầu, máy lọc không khí…
- Nâng cao thể chất bằng cách tập thể dục đều đặn, nên tập luyện các động tác cải thiện chức năng mũi xoang của yoga.
- Không sử dụng chất kích thích gây hại như thuốc lá, thuốc lào, rượu bia…
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý về tai mũi họng, cảm lạnh, cảm cúm…đồng thời bảo vệ hệ hô hấp, giữ ấm cơ thể khi trời chuyển lạnh.
- Nếu có dị hình mũi bẩm sinh hoặc từng chấn thương mũi như vẹo vách ngăn, mào vách ngăn…thì cần giải quyết ngay.
- Bổ sung đầy đủ và cân bằng dưỡng chất cho cơ thể bao gồm các nhóm thực phẩm chính như đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất nhưng cần hạn chế đồ dầu mỡ, nhiều đường, cay nóng…
Viêm mũi dị ứng theo mùa là căn bệnh mang đến nhiều phiền toái và cản trở đời sống sinh hoạt, công việc của người bệnh. Bệnh cần được điều trị dứt điểm từ sớm để ngăn ngừa nguy cơ diễn tiến thành viêm mũi xoang dị ứng. Người bệnh hãy lựa chọn phương pháp điều trị có tính chuyên sâu, giải quyết tận gốc bệnh để phòng chống nguy cơ tái phát sau điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!