Viêm Họng Mủ Là Bệnh Gì? Những Thông Tin Cần Biết (Câp Nhật)

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm họng mủ là một tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp rất nguy hiểm. Bệnh có thể trở nặng, biến chứng nghiêm trọng nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời. Nắm rõ được thông tin về căn bệnh này sẽ giúp người bệnh chủ động hơn trong việc điều trị bệnh.

Viêm họng mủ là bệnh gì? Triệu chứng điển hình

Viêm họng mủ là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, xảy ra khi bệnh viêm họng kéo dài, tái phát nhiều lần dẫn tới tổn thương các tế bào lympho trong họng.Khi vi khuẩn xâm nhập và gây hại kéo dài trong họng khiến họng mất khả năng ngăn ngừa viêm nhiễm khiến các hốc mủ hình thành trong khoang họng. Các hốc mủ hình thành trong họng cảnh báo vấn đề viêm nhiễm vô cùng nghiêm trọng, đe dọa tới sức khỏe của người bệnh.

viem hong mu
Viêm họng mủ là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, xảy ra khi bệnh viêm họng kéo dài

Bệnh lý viêm họng hốc mủ thường dễ nhầm lẫn với tình trạng viêm amidan mãn tính do dấu hiệu nhận biết của hai bệnh lý này có nhiều nét tương đồng. Điều này rất nguy hiểm bởi việc không biết chính xác bệnh lý sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc điều trị.Chính vì thế, người bệnh cần lưu ý đến các triệu chứng của viêm họng mủ sau đây:

  • Tình trạng viêm nhiễm có mủ trong họng thường xuất hiện ở lớp niêm mạc họng, có vị trí nằm trong khoảng một phần ba phía sau lưỡi và gần amidan. Lớp niêm mạc này có thể bị sưng đỏ và hình thành mủ.
  • Người bệnh có triệu chứng sốt do nhiễm trùng họng.
  • Có cảm giác đau, rát họng và gặp nhiều khó khăn khi nuốt nước bọt hoặc ăn uống.
  • Người bệnh có thể gặp phải tình trạng ho khan, ho có dịch đờm.
  • Người bệnh bị ngứa họng nghiêm trọng.
  • Khi há miệng có thể quan sát được các hạt mủ xanh, trắng trên lớp niêm mạc họng.

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp nhất

Tình trạng viêm họng mủ xảy ra do người bệnh bị viêm họng kéo dài nhưng không điều trị triệt để khiến bệnh tái phát nhiều lần. Ngoài ra, một số nguyên nhân sau đây cũng có thể tác động và khiến người bệnh gặp phải bệnh lý này:

  • Do sự xâm nhập của vi khuẩn, virus: Khi vi khuẩn, virus xâm nhập và tấn công cơ thể sẽ dẫn tới suy giảm sức đề kháng của bệnh nhân. Tỷ lệ viêm họng mủ ở trẻ em thường cao hơn ở người lớn do trẻ em có sức đề kháng kém hơn.
  • Vệ sinh răng miệng và vệ sinh mũi không không đúng cách có thể làm tổn thương niêm mạc họng. Tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tấn công và tạo mủ trong họng.
  • Một số trường hợp có cơ địa dị ứng với các dị nguyên như lông động vật, nấm mốc hoặc phấn hoa cũng có nguy cơ cao bị viêm họng có mủ.
  • Nếu môi trường sống và làm việc của người bệnh có nhiều khói bụi, khói thuốc lá. Hoặc các chất độc hại khác cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp.
  • Thói quen ít uống nước sẽ khiến họng bị khô kéo dài, gây tổn thương họng và hình thành mủ.
viem hong mu
Khi bị viêm họng tái phát nhiều lần nhưng không điều trị có thể hình thành mủ trong họng

Viêm họng mủ có lây không? Có tự khỏi được không?

Viêm họng là bệnh lý hô hấp có tính chất lây nhiễm, nhất là khi người bệnh bị bệnh do vi khuẩn hoặc virus tấn công. Các vi khuẩn, virus gây bệnh có thể phát tán ra ngoài không khí và tồn tại trong thời gian dài.Do đó, bệnh lý này hoàn toàn có thể lây từ người sang người thông qua một số con đường sau:

  • Lây nhiễm qua dịch tiết của bệnh nhân như dịch mũi hoặc nước bọt.
  • Do sử dụng chung đồ dùng, nhất là đồ dùng cá nhân, nước uống và thức ăn với người bệnh.
  • Có thể lây nhiễm qua tiếp xúc ở cự ly gần thông qua đường hô hấp, không khí.
  • Người có cơ địa yếu, thường tụ tập ở nơi đông người có thể mắc bệnh về đường hô hấp.

Do đó, khi bị bệnh, người bệnh cần chú ý cách ly với những người thân trong gia đình và những người xung quanh để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm.Viêm họng mủ là tình trạng nhiễm trùng nặng, bệnh không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Đặc biệt, bệnh thường khởi phát ở trẻ em – đối tượng rất dễ nhạy cảm khiến sức khỏe bị tổn hại nhanh chóng.Việc điều trị không đúng cách hoặc để bệnh tiến triển nặng có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như: Viêm tấy amidan, bệnh viêm họng mãn tính hoặc áp xe quanh thành họng. Ngoài ra, tình trạng viêm nhiễm có thể lan sang các bộ phận khác như viêm xoang, viêm tai giữa… rất nguy hiểm.

Cách điều trị bệnh viêm họng mủ hiệu quả

Chữa viêm họng có mủ đòi hỏi người bệnh cần kiên trì, không được nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” điều trị. Khi có các triệu chứng bệnh, việc đầu tiên cần làm là nhanh chóng đến bệnh viện để khám bệnh, xác định chính xác bệnh lý để tìm ra phương án điều trị phù hợp nhất.

Thuốc Tây y điều trị viêm họng mủ

Viêm họng có mủ uống thuốc gì là thắc mắc của khá nhiều người bệnh. Khi tình trạng nhiễm trùng nặng hình thành mủ trong họng, việc sử dụng thuốc tân dược sẽ cho hiệu quả nhanh chóng. Người bệnh cần sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ để có thể cải thiện sức khỏe như mong muốn.

viem hong mu
Thuốc Tây y mang lại hiệu quả điều trị nhanh chóng

Nhóm thuốc điều trị viêm họng mủ được sử dụng phổ biến là:

  • Nhóm thuốc kháng sinh có thể sử dụng dạng tiêm hoặc uống giúp ức chế vi khuẩn.
  • Nhóm kháng viêm giúp giảm viêm, ngừa lây nhiễm là: Prednisolon 5mg, Alpha Chymotrypsin.
  • Sử dụng nhóm thuốc sát trùng và rửa họng để làm sạch khoang miệng.
  • Nhóm thuốc hạ sốt và giảm đau giúp cải thiện triệu chứng khó chịu của bệnh.
  • Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm ho để hạn chế tổn thương niêm mạc họng.
 

Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng

Cách chữa viêm họng hạt hốc mủ bằng các bài thuốc dân gian tại nhà là cách điều trị khá an toàn, đơn giản. Tuy nhiên, do dược tính của các thảo dược thường yếu nên việc điều trị nhiễm trùng nặng bằng các bài thuốc này gặp nhiều khó khăn.Do đó, người bệnh chỉ nên áp dụng các bài thuốc dân gian trong trường hợp bệnh nhẹ, không có nguy cơ biến chứng. Hoặc sử dụng để hỗ trợ các biện pháp điều trị bệnh khác. Một số bài thuốc dân gian trị viêm họng mủ là:

Sử dụng rễ cam thảo đất

Rễ cam thảo đất có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn gây bệnh nhờ hoạt chất Axit Glycyrrhizic. Sử dụng cam thảo đất bằng cách rửa sạch rễ cam thảo, phơi khô và thái lát mỏng.Mỗi ngày lấy các lát cam thảo để ngậm giúp làm giảm đau, rát họng, chữa viêm họng và làm long đờm.

Lá hẹ chữa viêm họng

Lá hẹ là thảo dược được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về hô hấp hoặc đường tiêu hóa. Người bệnh có thể áp dụng mẹo chữa viêm họng bằng lá hẹ như sau:

  • Chuẩn bị một nắm lá hẹ, 2 thìa mật ong và vài lát gừng.
  • Thái nhỏ lá hẹ, trộn đều với mật ong sau đó đặt gừng lên trên và mang đi hấp cơm.
  • Người bệnh ăn món ăn trên mỗi ngày, ăn cả lá và nước để hoạt huyết, tiêu đờm, giảm đau.

Sử dụng rau diếp cá

Rau diếp cá có nhiều thành phần có lợi giúp bảo vệ cổ họng, làm lành các tổn thương niêm mạc họng và kháng khuẩn rất tốt. Sử dụng rau diếp cá để trị viêm họng có mủ bằng cách:

  • Chuẩn bị một nắm lá diếp cá, 2 thìa mật ong và đường phèn.
  • Rửa sạch lá diếp cá, thái nhỏ và trộn đều với mật ong, đường phèn sau đó chưng cách thủy.
  • Chắt lấy nước lá diếp cá đã chưng và uống liên tục trong khoảng 10 ngày.
viem hong mu
Áp dụng mẹo dân gian sử dụng rau diếp cá

Viêm họng mủ nên ăn gì, kiêng gì?

Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị, chế độ ăn uống của người bệnh cũng rất quan trọng. Nếu có chế độ ăn uống khoa học kết hợp với thói quen sinh hoạt lành mạnh sẽ giúp việc điều trị nhanh chóng hơn, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa bệnh tái phát.Người bệnh viêm họng mủ nên tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm sau:

  • Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu vitamin C như các loại quả mọng, hoa quả có múi.
  • Nên ăn mật ong hàng ngày để làm lành vết thương nhanh chóng, giúp rút ngắn thời gian điều trị bệnh.
  • Nên sử dụng nhiều các loại nước ép hoa quả hoặc sinh tố để làm giảm hoạt động nhai, nuốt mà vẫn đảm bảo dưỡng chất cho cơ thể.
  • Ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo và súp. Lưu ý cần cân bằng đủ 4 nhóm dinh dưỡng cho người bệnh.

Khi bị viêm họng cần tránh các thực phẩm sau:

  • Tránh những thực phẩm có tính cay nóng hoặc nhiều gia vị khiến họng bị kích thích và tăng tổn thương.
  • Không nên ăn các thức ăn nhiều dầu mỡ, có chứa cồn hoặc đồ uống ướp lạnh.
  • Hạn chế ăn đồ ngọt để giảm bớt lượng đường dung nạp vào cơ thể.
  • Tuyệt đối không được sử dụng thuốc lá để tránh làm bệnh thêm nghiêm trọng.

Bệnh viêm họng mủ là tình trạng nhiễm trùng nặng, có nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan và cần chủ động đi khám sức khỏe thường xuyên để có thể điều trị bệnh một cách sớm nhất.

CHỦ ĐỀ ĐÁNG QUAN TÂM:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *