Viêm Họng Mãn Tính Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Chữa

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm họng mãn tính là bệnh lý viêm cổ họng trong thời gian dài và tái phát nhiều lần. Bệnh có thể gây tổn thương niêm mạc họng, khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và đau đớn. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp nguy hiểm khi đối mặt với các biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang…

Viêm họng mãn tính là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm họng mãn tính là một bệnh lý hô hấp rất thường gặp ở nước ta. Bệnh có thể khởi phát ở mọi đối tượng, gây ra tình trạng viêm cổ họng khiến cổ họng bị đau rát. Bệnh được xác định ở thể mãn tính khi các triệu chứng xuất hiện trong thời gian dài, tái phát dai dẳng.Các triệu chứng bệnh trong giai đoạn mãn tính có nhiều mức độ khác nhau. Bệnh thường kéo dài, dễ tái phát, khó điều trị và khiến người bệnh gặp nhiều nguy cơ bị biến chứng.

viem hong man tinh
Viêm họng mãn tính là bệnh lý hô hấp rất thường gặp

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương (Phó Giám đốc chuyên môn Nhất Nam Y Viện), 4 thể điển hình của viêm họng mãn tính như sau:

  • Viêm họng mãn tính sung huyết thường: Giai đoạn này là giai đoạn khởi phát bệnh. Các đặc điểm của cổ họng lúc này là đỏ niêm mạc, đau rát họng và có thể quan sát được nhiều mạch máu trong họng.
  • Viêm họng mãn tính xuất tiết: Là thể bệnh khi người bệnh xuất hiện nhiều dịch nhầy trong cổ họng, niêm mạc họng sưng đỏ.
  • Viêm họng mãn tính quá phát (viêm họng hạt): Đây là một thể bệnh khá nặng, bạch huyết ở thành họng phát triển mảng lớn rải rác thành những đường dọc.
  • Viêm họng mãn teo: Thể bệnh này thường gặp ở người già hoặc người bị trí múi. Lúc này, niêm mạc họng bị teo lại, giảm tiết dịch và vòm họng bị nhợt nhạt hoặc xuất hiện đóng vảy vàng.

So với viêm họng cấp tính, viêm vòm họng mãn tính dai dẳng hơn và rất khó điều trị. Nếu không cẩn thận, người bệnh rất dễ dàng gặp phải các biến chứng sau:

  • Biến chứng viêm phế quản, viêm phổi hoặc viêm amidan.
  • Bị áp xe thành họng hoặc áp xe amidan.
  • Có nguy cơ bị viêm xoang hoặc viêm tai giữa.
  • Thậm chí, người bệnh có thể bị ung thư vòm họng rất nguy hiểm.
  • Có nguy cơ bị viêm cầu thận cấp hoặc nhiễm trùng máu.

Nguyên nhân, triệu chứng viêm họng mãn tính

Việc tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh rất quan trọng, góp phần điều trị dứt điểm chứng viêm họng mãn tính kéo dài. Các nguyên nhân có thể gây ra bệnh lý này là:

  • Do không điều trị dứt điểm các cơn viêm họng cấp tính: Khi các cơn viêm họng cấp tính không được điều trị đúng cách có thể sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính sau 10 ngày.
  • Những người có cơ địa bị dị ứng mãn tính với các dị nguyên như: Phấn hoa, lông động vật hoặc thực phẩm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Những người hút thuốc lá trực tiếp hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá thụ động sẽ khiến niêm mạc mũi, cổ họng và phổi bị đe dọa. Những đối tượng này có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về hô hấp, trong đó có viêm họng.
  • Theo một số khảo sát, có tới 55% ca mắc viêm họng có ảnh hưởng bởi môi trường sống và làm việc. Thường xuyên tiếp xúc với môi trường khói bụi và độc hại sẽ khiến sức đề kháng bị suy yếu, người bệnh có nguy cơ mắc viêm họng nhiều hơn.
  • Ngoài ra, một số bệnh lý khác như trào ngược dạ dày thực quản, viêm amidan mãn tính hoặc áp xe amidan cũng khiến người bệnh có nguy cơ cao bị viêm họng mãn tính.

Các triệu chứng của viêm mũi họng thể mãn tính khá giống với các đợt viêm họng cấp. Tuy nhiên, các triệu chứng thường nhẹ hơn và có xu hướng kéo dài. Người bệnh có thể gặp phải những biểu hiện viêm họng sau:

  • Đau họng, sưng tấy cổ họng và nóng rát cổ họng trong thời gian dài.
  • Luôn có cảm giác có dị vật trong cổ họng, nhất là khi ăn uống hoặc giao tiếp.
  • Các triệu chứng thường tăng nặng hơn khi người bệnh có hoạt động nhai nuốt.
  • Có triệu chứng ngứa họng, có xu hướng ho và ho nhiễm. Có thể xuất hiện đờm khi ho.
  • Người bệnh có cảm giác uể oải, người mệt mỏi và sốt cao.
  • Có cảm giác đắng miệng, miệng có mùi hôi và tai bị ù.
  • Nếu người bệnh bị viêm họng do bệnh lý về dạ dày sẽ có cảm giác nóng sau xương ức và bị ợ chua liên tục.
viem hong man tinh
Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng tại họng rất nguy hiểm

Cách điều trị viêm họng mãn tính ở trẻ nhỏ và người lớn

Việc chữa trị viêm họng mãn tính không chỉ giúp ngăn ngừa nguy cơ biến chứng bệnh. Mà còn giúp người bệnh cải thiện các triệu chứng khó chịu, tăng cường chất lượng cuộc sống.Người bệnh cần đến bệnh viện có uy tín, có chuyên khoa tai mũi họng để khám, điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Cách điều trị bệnh bằng Tây y

Dựa vào các chẩn đoán lâm sàng và kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ xác định được thể bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh. Từ đó, sẽ có liệu trình điều trị viêm họng phù hợp. Sử dụng thuốc Tây y là phương pháp điều trị đem lại hiệu quả tích cực.Các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc sau để điều trị:

  • Nhóm thuốc trị ho: Thông thường, người bệnh sẽ được sử dụng bổ phế hoặc siro để giảm ho. Ho nhiều và liên tục sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và tăng tổn thương họng. Vì thế, việc giảm ho cho người bệnh là rất cần thiết.
  • Nhóm thuốc tiêu đờm: Lượng đờm trong cổ họng người bệnh ở thể mãn tính thường rất nhiều. Do đó, người bệnh cần được tiêu đờm để thông thoáng đường thở và hạn chế viêm nhiễm. Các loại thuốc tiêu đờm thường dùng là: Acetylcystein, Mucosolvan, Bromhexin.
  • Nhóm thuốc giúp ổn định độ pH trong khoang miệng là: Locabiotal, Rhinathiol Haylysopain.
  • Nhóm kháng sinh rất quan trọng giúp ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus. Các kháng sinh thông thường là: Cephalexin, Amoxicillin hoặc Erythromycin.

Ngoài ra, để điều trị bệnh dứt điểm, người bệnh cần kết hợp sử dụng các loại thuốc sau:

  • Các loại thuốc xịt mũi và chống dị ứng.
  • Các loại thuốc kháng viêm chuyên sâu.
  • Trong trường hợp viêm họng mãn tính nặng do amidan có thể tiến hành cắt amidan.

Người bệnh cần thực hiện đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không được dùng thuốc bừa bãi và cần tái khám thường xuyên.

Một số bài thuốc dân gian áp dụng tại nhà

Không chỉ điều trị bằng các loại thuốc Tây y hoặc các bài thuốc Đông y, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian trị viêm họng tại nhà như sau:

Dùng mật ong chữa viêm họng mãn tính

Mật ong là nguyên liệu được sử dụng rất nhiều trong điều trị các bệnh hô hấp, trong đó có viêm họng mãn tính. Có thể sử dụng mật ong bằng các cách sau đây:

  • Sử dụng mật ong nguyên chất: Dùng 1 thìa mật ong pha với 300ml nước ấm và uống từ từ. Mỗi ngày các bạn uống 3 lần để giảm ho và giảm đau rát họng.
  • Kết hợp mật ong và gừng tươi: Cạo vỏ gừng tươi và rửa sạch, sau đó giã nát và chắt lấy nước cốt. Pha mật ong với nước cốt gừng theo tỉ lệ 1:1 và uống hàng ngày.
  • Sử dụng mật ong và tỏi: Chúng ta bóc tỏi và thái thành lát mỏng sau đó ngâm trong 1 thìa mật ong khoảng 5 phút. Ngậm tỏi đã ngâm trong miệng hàng ngày.

Lá tía tô chữa viêm họng

Lá tía tô cũng có khả năng kháng khuẩn nhờ tính cay và giúp thanh lọc cổ họng. Sử dụng lá tía tô chữa viêm họng rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị: 1 nắm lá tía tô, rửa sạch và thái nhỏ; 3 củ hành đỏ, bóc vỏ, rửa sạch và 1 nắm gạo, vo sạch.
  • Cho các nguyên liệu vào bát nhỏ, thêm đường phèn và hấp cách thủy trong khoảng 20 phút sau đó chắt nước uống.
viem hong man tinh
Người bệnh có thể sử dụng lá tía tô điều trị bệnh tại nhà

Chữa viêm họng bằng gừng

Giống như mật ong, gừng được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh hô hấp. Nguyên liệu này có tính ấm và vị cay, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm và bổ phế. Các phương pháp dân gian bằng gừng chữa viêm họng nên áp dụng cho người bệnh trên 13 tuổi.Có thể sử dụng gừng bằng cách:

  • Uống trà gừng: Gừng rửa sạch, thái lát mỏng và đập nát. Bạn cho gừng vào nước sôi hãm như hãm trà sau đó thêm chanh tươi và đường phèn khuấy đều. Uống trà gừng từ 2 đến 3 lần mỗi ngày.
  • Kết hợp gừng và hành củ: Chuẩn bị 50gr hành củ thái nhỏ và 10gr gừng đập dập. Chúng ta nấu với nước sôi và sử dụng để xông mũi, họng.

Sử dụng tỏiTỏi là nguyên liệu không thể bỏ qua khi thực hiện các bài thuốc dân gian trị viêm họng tại nhà. Có thể áp dụng tỏi điều trị bệnh rất đơn giản như sau:

  • Kết hợp tỏi và sữa: Chuẩn bị 3 đến 4 nhánh tỏi, giã nát và hòa với sữa nóng. Mỗi ngày uống 2 đến 3 cốc sữa tỏi để giảm đau rát họng.
  • Kết hợp tỏi và rượu: Chuẩn bị 40gr tỏi khô, bỏ vỏ và ngâm với 100ml rượu trắng trong khoảng 10 ngày. Sử dụng rượu tỏi 2 lần mỗi ngày để tiêu đờm.

Các biện pháp dân gian tại nhà chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng bệnh, không thay thế được thuốc chữa bệnh. Do đó, người bệnh khi áp dụng các phương pháp này cần kết hợp với các phương pháp khác để có hiệu quả tốt nhất.

Những lưu ý khi điều trị viêm họng mãn tính

Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát cũng rất quan trọng. Do đó, người bệnh cần chú ý:

viem hong man tinh
Người bệnh tuyệt đối không hút thuốc lá
  • Nên điều trị dứt điểm các bệnh hô hấp trong giai đoạn cấp tính, tránh để bệnh chuyển sang thể mãn tính.
  • Người bệnh nên khám, điều trị bệnh tại bệnh viện chuyên khoa tai mũi họng, có uy tín.
  • Phải vệ sinh răng miệng và vệ sinh họng sạch sẽ. Ngoài việc đánh răng thường xuyên và đúng cách, người bệnh cần súc miệng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày để làm sạch khoang miệng.
  • Giữ gìn vệ sinh cơ thể, giữ ấm cơ thể nhất là thời điểm mùa đông hoặc giao mùa.
  • Người bệnh không nên tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm. Việc đeo khẩu trang khi ra đường và đến các nơi công cộng là rất cần thiết.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, vận động thể thao vừa sức để tăng cường sức đề kháng.
  • Cần điều trị bệnh theo đúng phác đồ của bác sĩ. Sau khi điều trị bệnh, cần thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nguy cơ tái mắc bệnh.

Trên đây là những thông tin tổng quan về bệnh viêm họng mãn tính. Đây là bệnh lý không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để khám và điều trị tích cực.

Thông tin liên hệ

Hà Nội: Biệt thự 16, Ngõ 168 Nguyễn Khánh Toàn, Cầu Giấy, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 3, đường 34, Phường An Khánh, Tp. Thủ Đức

Hotline tư vấn và đặt lịch lịch khám: Tại Hà Nội (024) 8585 1102 hoặc Tại HCM: (028) 6279 1102

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *