Viêm Họng Buồn Nôn Có Nguy Hiểm Không, Điều Trị Như Thế Nào?

Theo dõi Nhất Nam Y Viện trên goole news

Viêm họng buồn nôn ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Tình trạng này nếu kéo dài thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, cần sớm có phương pháp điều trị để ngăn chặn các biến chứng đe dọa đến sức khỏe. 

Viêm họng đau đầu buồn nôn là dấu hiệu của bệnh gì?

Viêm họng buồn nôn là triệu chứng dễ gặp ở những người mắc bệnh về đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Tình trạng này khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, ăn không ngon, chán ăn, cơ thể mệt mỏi….Trường hợp viêm họng kéo dài, cơ thể người bệnh có thể bị suy nhược, kéo theo nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Theo TTƯT.BSCKII Lê Phương (Viện phó Viện Nghiên cứu & Phát triển Y dược dân tộc), khi bị viêm họng buồn nôn, có khả năng bạn đang mắc các bệnh sau:

Viêm họng gây buồn nôn

Nếu bạn đang thắc mắc viêm họng có gây buồn nôn không thì câu trả lời là có. Viêm họng gây ra bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus khiến niêm mạc họng bị viêm, tổn thương. Người bệnh phải đối mặt với các triệu chứng của bệnh như cổ họng đau, khó nuốt, ăn không ngon và có cảm giác buồn nôn…Nếu không sớm có phương pháp điều trị phù hợp, bệnh dễ chuyển biến thành mãn tính, khó điều trị. Đồng thời, người bệnh dễ gặp thêm các triệu chứng nghiêm trọng hơn như sốt cao, ù tai, ho dai dẳng…

viem hong buon non
Bệnh viêm họng có thể gây ra triệu chứng buồn nôn

Viêm amidan

Nếu cơ thể có dấu hiệu viêm họng buồn nôn có thể bạn đang bị viêm amidan. Bệnh xuất hiện khi amidan sưng to do vi khuẩn xâm nhập, đi kèm các triệu chứng như:

  • Đau rát họng, họng sưng, khi nuốt đau và khó
  • Sốt cao, cơ thể mệt mỏi, chán ăn
  • Hơi thở có mùi, amidan đỏ sưng, có mủ trắng
  • Ho có đờm, khàn tiếng…

Đây là bệnh thường gặp, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh hay thay đổi thất thường. Trẻ nhỏ và người có sức đề kháng kém là những đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Cảm cúm thông thường

Cảm cúm có nguyên nhân do các chủng virus cúm gây ra. Các triệu chứng thường bùng phát từ 7-14 ngày và biến mất nếu người bệnh được chăm sóc đúng cách. Những đối tượng dễ bị bệnh thường có hệ miễn dịch kém.Khi bị cúm, người bệnh sẽ có dấu hiệu như sau:

  • Viêm họng, ho khan kéo dài, viêm họng buồn nôn
  • Tắc mũi, nghẹt mũi…
  • Sốt, cơ thể mệt mỏi, đau nhức

Viêm xoang

Người mắc bệnh viêm xoang mãn tính sẽ có các biểu hiện như viêm họng buồn nôn. Bên cạnh đó, các triệu chứng đi kèm bao gồm:

  • Vùng mũi, mặt trán có tình trạng đau nhức, sưng nề
  • Từ đường sau thành họng hoặc từ mũi thường xuyên chảy dịch nhày
  • Nghẹt mũi, khó thở
  • Mất ngủ, khứu giác suy giảm

Bệnh viêm xoang thường đeo bám người bệnh và khó để điều trị dứt điểm. Vì thế bệnh gây ảnh hưởng sức khỏe và làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Hen suyễn

Nếu tình trạng viêm họng buồn nôn do bệnh hen suyễn gây nên thì các triệu chứng đi kèm để nhận biết bao gồm:

  • Viêm họng buồn nôn đặc biệt khi ho về đêm
  • Khó thở, thở khò khè, ngủ ngáy… đặc biệt khi trời lạnh
  • Đau tức ngực, đặc biệt là khi ho
  • Thở nhanh, thở gấp, tình trạng gia tăng khi vận động mạnh, leo dốc…

Hen suyễn được xếp vào bệnh lý mãn tính, không trị dứt điểm mà chỉ có thể cải thiện triệu chứng và ngăn chặn, đẩy lùi cơn hen. Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh là việc chủ quan khi điều trị các bệnh hô hấp thông thường, dẫn đến biến chứng.

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện do thói quen ăn uống của người bệnh. Một số thực phẩm sẽ gây kích thích hệ tiêu hóa gây nên các triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, đau họng buồn nôn… Bệnh có thể bùng phát khi bệnh nhân ăn đồ cay nóng, dầu mỡ, chất kích thích, hoặc khi thức khuya, căng thẳng, thay đổi môi trường sống…

Trào ngược dạ dày

Bệnh trào ngược dạ dày là hiện tượng trào ngược các dịch vị dạ dày cùng nhiều acid từ dạ dày lên thực quản và vùng họng. Các dịch nhầy và acid này khiến niêm mạc họng bị tổn thương dẫn đến viêm nặng.Người bệnh thường có cảm giác nóng rát ở cổ họng, đi kèm với các cơn ho. Về lâu dài, viêm họng gây buồn nôn và nhiều biểu hiện khác như:

  • Nóng rát vùng ngực
  • Khó thở, hôi miệng
  • Ợ chua, chướng bụng…
  • Ho nhiều về đêm…

Bệnh trở nặng có thể gây nên nhiều bệnh lý dạ dày nguy hiểm khác. Do đó, người bệnh không được chủ quan mà cần điều trị sớm.

viem hong buon non
Trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân gây buồn nôn, đau họng

Ung thư dạ dày

Người bệnh không nên chủ quan khi bị viêm họng buồn nôn bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày. Ở giai đoạn đầu, ung thư dạ dày có thể dễ bị nhầm lẫn với các bệnh tiêu hóa khác. Nếu gặp các triệu chứng sau kéo dài, người bệnh nên đi khám và kiểm  tra sớm:

  • Chướng bụng, đầy hơn
  • Ợ chua và nóng rát vùng thượng vị
  • Viêm họng buồn nôn, nôn mửa liên tục
  • Táo bón, tiêu chảy, đầy hơi…

Khi bệnh chuyển biến nặng, các triệu chứng có thể phức tạp hơn. Bệnh nhân có sự suy giảm sức khỏe nghiêm trọng.

Triệu chứng VIÊM ĐAU HỌNG bạn đang gặp phải?

Nhập thông tin của bạn để nhận kết quả

Những phương pháp điều trị viêm họng buồn nôn

Có nhiều cách để cải thiện và đẩy lùi triệu chứng viêm họng buồn nôn. Dựa trên tình trạng bệnh cụ thể mà việc điều trị sẽ có sự khác nhau.

Cải thiện viêm họng buồn nôn tại nhà

Các biện pháp có thể áp dụng tại nhà chỉ mang tác dụng cải thiện tình trạng bệnh, không thể thay thế thuốc chữa bệnh. Người bệnh có thể sử dụng những nguyên liệu đơn giản, dễ kiếm xung quanh để giảm viêm họng buồn nôn như:

  • Rễ cam thảo: Có tác dụng giảm đau họng bằng cách nấu nước để súc miệng. Cam thảo còn giúp tăng cường thể trạng, sức đề kháng cho người bệnh
  • Mật ong: Pha một chút mật ong với tinh bột nghệ để uống ấm mỗi buổi sáng giúp giảm viêm họng cũng như các bệnh về dạ dày. Nhờ đó tình trạng viêm họng buồn nôn được cải thiện nhanh chóng.
  • Súc miệng bằng nước muối: Đây là biện pháp phổ biến, đơn giản nhưng hiệu quả cao. Thường xuyên súc miệng nước muối mỗi ngày giúp loại bỏ các vi khuẩn ở cổ họng, giảm đờm, giảm ho.

Nếu tình trạng bệnh chuyển biến nặng và kéo dài, tốt hơn hết người bệnh nên đi khám và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ.

Điều trị bằng Tây y

Có nhiều bệnh lý khác nhau có thể gây ra tình trạng viêm họng buồn nôn. Việc sử dùng thuốc Tây sẽ dựa trên nguyên nhân chính xác của bệnh. Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định sau khi thăm khám kỹ lưỡng điển hình như:

  • Viêm họng gây buồn nôn, ho: Sử dụng các loại thuốc giảm ho, kháng sinh, hạ sốt, thuốc giãn phế quản như: Paracetamol, Carbocistein,  Guaifenesin,..
  • Hen suyễn: Bác sĩ sẽ kê thuốc cắt cơn hen với 2 loại chính là thuốc điều trị lâu dài hoặc thuốc cắt cơn hen gấp.
  • Rối loạn tiêu hóa: Điều trị bằng men tiêu hóa dạng pha hoặc dung dịch
  • Các bệnh dạ dày: Bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh mà kê các thuốc giảm đau, thuốc dạ dày phù hợp.

Với việc điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cần đến khám ở cơ sở y tế uy tín và mua thuốc theo đơn bác sĩ đã kê. Thuốc điều trị nếu dùng sai liều lượng, sai hướng dẫn sẽ gây ra tác dụng phụ, nhờn thuốc, ảnh hưởng sức khỏe….

 

viem hong buon non
Dùng thuốc Tây sẽ dựa trên nguyên nhân chính xác của bệnh

Lưu ý cho người bị viêm họng buồn nôn

Để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị hiệu quả, người bệnh nên đi khám ở các cơ sở y tế, bệnh viện y tín. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tự chăm sóc bản thân bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Chế độ ăn uống

Một số lưu ý trong dinh dưỡng cho người bệnh như:

  • Các bạn cần hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ gây kích thích cổ họng, rối loạn tiêu hóa…
  • Người bệnh không nên ăn đồ đông lạnh, uống nước đá, đồ ăn quá cứng khi có triệu chứng viêm họng buồn nôn
  • Bạn cũng cần hạn chế việc dùng quá nhiều nước có ga, chất kích thích, đồ uống có cồn
  • Bổ sung các dưỡng chất, vitamin, hoa quả, rau xanh để cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng được cải thiện
  • Nên ăn uống đúng bữa, tránh bỏ bữa gây đau dạ dày
  • Người bệnh nên uống nhiều nhằm làm loãng dịch mủ đang ứ đọng ở hốc xoang, niêm mạc họng cũng như giảm ngứa rát ở họng và tình trạng buồn nôn.
viem hong buon non
Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh

Chế độ sinh hoạt

Để cải thiện và hỗ trợ điều trị bệnh, bạn nên cải thiện thói quen sinh hoạt như sau;

  • Người bệnh không nên thức khuya, cần sinh hoạt điều độ, lành mạnh
  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng
  • Bạn cần giữ vệ sinh răng miệng, tai mũi họng hàng ngày, súc miệng bằng nước muối loãng hoặc nước muối sinh lý.
  • Bạn nên hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, thuốc lá, đeo khẩu trang khi ra đường
  • Người bị viêm họng buồn nôn cần giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ họng, ngực, bụng
  • Người bệnh nên thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc khi có thể có triệu chứng bất thường
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc và tuân thủ phác đồ điều trị được đưa ra bởi bác sĩ chuyên môn

Bài viết trên đây đã đưa đến bạn những thông tin chi tiết và cần thiết về tình trạng viêm họng buồn nôn. Hy vọng bạn đọc đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức để phòng ngừa cũng như điều trị bệnh hiệu quả.

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương

- Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ CKII

- Nguyên Phó Giám Đốc Bệnh viện YHCT Hà Đông

- Hơn 40 năm kinh nghiệm

Triệu chứng của bạn?

THAM KHẢO THÊM:

CÓ THỂ BẠN CẦN

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *